Câu chuyện xảy ra trong chiến tranh, mỗi lần nhớ lại, mọi người đều xúc động.
Chiến tranh càng kéo dài, càng nhiều người lâm vào cảnh nghèo khổ. Gia đình của cô cũng như vậy.
Một ngày mùa đông, nhiệt độ xuống thấp cùng với độ ẩm rất cao đã làm cho người mẹ hết sức tuyệt vọng, bà thở dài, nói với con:
– Con ơi, bây giờ chúng ta chẳng còn gì để sống nữa.
Mỗi ngày qua đi, chiến tranh đều mang lại biết bao bất hạnh và đau khổ. Bao gia đình đã không còn cách nào chống đỡ với cuộc sống khó khăn.
Hai chị em trong hoàn cảnh mất cha, cảm thấy mình đã lớn. Họ thấy mình phải có trách nhiệm giúp đỡ mẹ giờ đã là một góa phụ.
Cần phải làm một cái gì đó. Người mẹ nghĩ ra một cách:
– Mẹ có cái váy cưới, đó là kỷ niệm ngày cưới của mẹ, một kỷ niệm vô cùng hạnh phúc. Bây giờ, nó còn dùng được vào việc gì nữa?… Các con…
Bà bảo hai chị em mang cái váy cưới vào trong làng tới một gia đình nào đó đổi lấy lương thực.
Nghe mẹ nói, hai chị em vô cùng đau khổ, không biết làm thế nào
Ban đầu cậu con trai đã ôm chặt lấy cái vật quý giá đó của mẹ, nhưng người mẹ vội kêu lên, buộc hai chị em thực hiện yêu cầu của mình. Bà nhắc con trai không được khóc nữa.
Cậu con trai dần trấn tĩnh, cố gắng thể hiện như một người đã lớn.
Bà mẹ tin rằng, mang cái vật nhỏ bé này đi đổi, họ sẽ có được những điều may mắn.
– Chúc các con gặp thuận lợi. Rồi bà nói với cô chị:
– Con chú ý tới em trai nhé, cố làm sao cái váy cưới này đổi được một ít lương thực.
“Phải đổi được một ít lương thực.” Nếu không đổi được lương thực, họ sẽ không thể về nhà. Hai chị em bảo nhau.
Sau khi rời nhà ga xe lửa, họ tới một ngôi làng gần nhất, tìm đến nhà một người đàn bà. Họ mở cái bọc ra, nói:
– Chúng tôi có cái này, nếu bà thích, chúng tôi muốn đổi lấy một ít lương thực.
– Trời ơi, đẹp quá! Người đàn bà vừa kêu lên, vừa xem xét thật kỹ cái váy cưới.
Cháu ơi, cái váy cưới này là của ai?
Bà ta không ngừng giơ chiếc váy lên trước mắt, ngắm nghía không muốn rời ra, tự nhủ:
– Thú thật, mình muốn mặc thử xem có vừa không.
Khi người phụ nữ mặc chiếc váy, cả gian nhà như sáng bừng lên, như cô dâu mặc chiếc váy cưới vừa bước vào trong hôn lễ.
Cậu con trai cố gắng hết sức tưởng tượng hình ảnh mẹ mình khi là cô dâu, chiếc váy cưới này khi mẹ mặc tỏa sáng khuôn mặt mẹ. Mẹ mặc có vừa như thế này không?
Người phụ nữ bỗng làm cho những suy nghĩ miên man trong đầu cậu ngừng lại:
– Các cháu ơi, cô có thể cho các cháu gạo, bột mì.
Cả hai chị em đều bằng lòng. Người phụ nữ lấy từ trong nhà ra một cái thùng, rồi chia số lương thực của mình trong đó làm hai phần bằng nhau, một nửa cho vào túi. Hai chị em thấy thế, nở nụ cười.
Sắp tới giờ xe lửa chạy, họ không thể nấn ná thêm được nữa, bèn chân thành cám ơn người phụ nữ rồi chia tay.
Đi chưa xa, họ nghe tiếng gọi của người phu nữ thất thanh:
– Các cháu ơi, đợi một chút.
Bà chạy đến bên hai chị em, hổn hển, nói:
– Các cháu ơi, các cháu cứ mang số lương thực này và chiếc váy về, nói với mẹ các cháu, ai cũng có mẹ, đây là vật kỷ niệm của mẹ. Đến khi cuộc sống thanh bình, nếu chồng và con của cô từ chiến trường trở về bình an, cô cũng sẽ đỡ nghèo hơn.
Hai chị em nghe mà muốn khóc, họ vô cùng cảm động. Họ nắm chặt tay người phụ nữ:
– Chúc cô may mắn, hy vọng mong ước của cô sẽ trở thành sự thật.
Người phụ nữ ôm lấy hai chị em như những người thân thiết.
Sau khi chia tay, trên đường về nhà, hai chị em không ngớt nói về cử chỉ đẹp đẽ của người phụ nữ thôn quê.