Chương 2: Mấy vấn đề lý luận về nguồn gốc của văn minh
I. Sự khác biệt giữa văn minh và văn hoá
Văn minh và văn hoá là hai khái niệm rất khó phân biệt. Các học giả thường cũng nhầm lẫn khi sử dụng hai khái niệm này. Ví dụ tên cuốn sách này là “Lịch sử văn minh Trung Quốc”, nhưng nếu lấy tên là “Lịch sử văn hoá Trung Quốc” thì cũng không phải là không được.
Nhưng suy cho cùng, hai khái niệm này có khác nhau. Chúng ta thường nói văn minh cổ đại, văn minh Địa Trung Hải, văn minh màu vàng, văn minh màu lam chứ không thể gọi đó là văn hoá, điều đó cũng hợp lý. Bản thân cuốn sách này được gọi là “Lịch sử văn minh Trung Quốc” chứ không gọi là “Lịch sử văn hoá Trung Quốc” cũng chính là có sự cân nhắc về học thuật. Sự khác biệt giữa chúng nói chung là: một, nói về lịch sử văn hoá của mỗi dân tộc phải bắt đầu từ thời đại nguyên thuỷ, không thể bỏ qua thời đại đồ đá, hơn nữa phải lấy những tài liệu khảo cổ làm tư liệu. Như khi nói về văn hoá Trung Quốc, phải nói từ người Nguyên Mỗ, người Bắc Kinh trở đi, càng không thể bỏ qua người Mã Bối, người Đinh Thôn, người Hà Sáo, người Sơn Đỉnh Động hoặc văn hoá Hải Mộu Độ, văn hoá Bùi Lý Cương, văn hoá Ngưỡng Thiều, v.v… Còn khi nói về văn minh Trung Quốc, không cần thiết phải bắt đầu từ ngọn nguồn văn hoá , càng không cần thiết phải tìm đến tận thời kỳ đồ đá. Khi nói về thời viễn cổ cũng chủ yếu là lấy thần thoiaị, truyền thuyết làm bối cảnh mà không cần chú trọng đến những phát hiện khảo cổ học của người đời sau. Thứ hai, nếu xem xét mặt cắt ngang của lịch sử, lịch sử văn hoá có thể sánh ngang với lịch sử chính trị, lịch sử quân sự, lịch sử kinh tế, còn lịch sử văn minh lại bao hàm trong đó cả chính trị, kinh tế, quân sự, nội hàm của nó phong phú hơn nhiều, hầu như nó đồng nghĩa với “lịch sử”. Đương nhiên, lịch sử văn minh không thể coi như lịch sử,, cái mà “lịch sử” chú trọng là chính trị của các vương triều, các nhân vật, sự kiện, còn lịch sử văn minh lại chú trọng đến tinh thần nội tại của lịch sử hoặc nói cách khác là làm sáng tỏ biểu tượng tinh thần cho các biểu tượng lịch sử.
Hai khái niệm văn minh và văn hoá hay nhầm lẫn là vì, thứ nhất, có khá nhiều nội dung trùng lặp, và thứ hai người ta đã hiểu từ văn hoá quá rộng.
Thế kỷ 20 là thế kỷ mà văn hoá được bàn tới nhiều nhất. Người phương Tây nói về văn hoá, người Trung Quốc cũng bàn, các học giả bàn, đại chúng bình dân cũng bàn. Hình như không bàn về văn hoá không phải là người có văn hoá.
Người phương Tây bàn luanạ về văn hoá khởi nguồn có lẽ từ sự phát triển mạnh mẽ của văn hoá nhân loại học. Họ gọi chung tất cả lối sống, phong tục tập quán của các bộ lạc nguyên thuỷ vừa mới phát hiện được là “văn hoá”, đồng thời xem “văn hoá” là một khái niệm cơ bản để đem so sánh sự khác biệt giữa các dân tộc trong lịch sử nhân loại. Người Trung Quốc bàn về văn hoá là bắt đầu gắn với một chủ đề của thời đại này giống như thế kỷ ánh sáng. “Văn hoá” mà họ quan tâm không giống như “văn hoá” của người phương Tây. Người phương Tây rất quan tâm tới văn hoá nguyên thuỷ, họ đắm chìm trong phong cách văn hoá kỳ bí, mộcmạc, hoang dã của người nguyên thuỷ. Còn cái mà người Trung Quốc hướng tới là văn hoá phương Tây, trong khi họ lo lắng cho văn hoá Trung Quốc, Nói chính xác là họ muốn thông qua so sánh hai nền văn hoá để tìm ra con đường phát triển mới cho văn hoá Trung Quốc. Tình trạng này kéo dài tới tận những năm 80 của thế kỷ, đến cuối thế kỷ vẫn như vậy. Cũng có thể nói “văn hoá” mà người phwong Tây bàn luanạ rất gần với nghĩa gốc của văn hoá , còn “văn hoá” của giới trí thức Trung Quốc rất gần với nghĩa của “văn minh”. Đây là nguyên nhân chủ yếu để cuốn sách này không mang tên “Lịch sử văn hoá Trung Quốc” mà mang tên “Lịch sử văn minh Trung Quốc”.
Vài chục năm trở lại đây, văn hoá trở thành chủ đề nóng bỏng, vì thế, cái từ “văn hoá ” đã đã lạm phát trở thành tai nạn. Đặc biệt là ở Trung Quốc sau những năm 80, “văn hoá” thậm chí trở thành một loại linh đơn thần dược. Hầu như chỉ cần thêm vào hai chữ “văn hoá” thì bất cứ hiện tượng nào cũng trở nên tao nhã. Vì thế mới có tên gọi và tri thức về “văn hoá rượu”, “văn hoá trà”, “văn hoá cúc”, “văn hoá tùng”, “văn hoá trúc”, “văn hoá vườn”, “văn hoá xí nghiệp”, thậm chí còn có những cách nói hàm hồ, dở khóc dở cười như “văn hoá chó”, “văn hoá” ngựa”, “văn hoá chuồng xí”, …
“Văn hoá” tiếng Đức được viết là kultur, trong tiếng Anh là culture, đều có gốc từ cultura trong tiếng Latin. Cultura trong tiếng Latin có nhiều hàm nghĩa, ví dụ như trồng trọt, cư trú, luyện tập, để ý, … nhưng nghĩa chủ yếu của nó là trồng trọt. Từ nông nghiệp trong tiếng Anh là argricuture, nghề dệt lụa là silkculture. Có thể thấy, cái gọi là văn hoá của người phương Tây, vốn chỉ là một cách kiếm sống, chủ yếu nó nói về phương diện vật chất. Chỉ tới những thế kỷ gần đây, đặc biệt là thế kỷ này từ văn hoá học, triết học văn hoá trở thành những môn học cụ thể, hàm nghĩa văn hoá mới trở nên phong phú hơn. Nghe nói, có đến hơn 160 định nghĩa về văn hoá, còn có thể có những định nghĩa mới xuất hiện nữa. Có nhiều định nghĩa như vậy đủ cho thấy rất khó nói cho rõ ràng “văn hoá” rốt cuộc là cái gì, ít nhất cũng là vấn đề khó đối với các học giả phương Tây.
Các học giả Trung Quốc trong phong trào cứu vong và khải mông thế kỷ 20 cũng vô cùng rầm rộ bàn luận về vấn đề văn hoá.. Họ cho rằng phương Tây phát triển còn Trung Quốc lạc hậu chính là do sự khác biệt về văn hoá. Dưới con mắt của họ tiền đồ của Trung Quốc được quyết định bởi định hướng văn hoá . Bất kể là phái truyền thống theo chủ nghĩa bảo thủ hay phái Tây hoá theo chủ nghĩa tự do đều ra sức trình bày quan điểm của mình xoay quanh hai chữ “văn hoá”, đồng thời họ còn đưa ra những cách hiểu khác nhau. Lương Khải Siêu cho rằng: “Văn hoá là sự nghiệp chung có giá trị của toàn nhân loại” Lương Thấu Minh định nghĩa văn hoá: là “phương thức sống” hoặc “Tất cả những gì cuộc sống con người phải nhờ cậy vào”; Hồ Thích cũng cho rằng: “Văn hoá là một kiểu phương thưc sống do văn minh hình thành nên”. Có thể thấy những người đi tiên phong này đều hiểu văn hoá theo nghĩa rộng. Nói theo cách ccr Lương Thấu Minh: “nghĩa của văn hoá bao gồm toàn bộ các mặt chính trị, kinh tế và mọi lĩnh vực khác”.
Vào thời viễn cổ ở Trung Quốc,, “văn” và “hoá” chưa kết hợp với nhau. “Văn” được giải thích trong cuốn Thuyết văn (tức cuốn Thuyết văn giải tự) là “nét vẽ” tức ý tứ của văn tự. Những nét khắc của người nguyên thuỷ chính là “văn”. “Văn” ( ) và “văn” ( ) vốn là một chữ. “Văn” ( ) vốn có nghĩa là “văn sức”, dệt vải. “Hoá” cũng như “hoa” ( ), “hoa” ( ) giống nghĩa của “văn sức”, dệt vải. Có thể thấy “văn hoá” trong người cổ đại ở Trung Quốc là một thứ mang tính phù hiệu. Casier nói: “Con người là động vật phù hiệu”, sáng tạo văn hoá của loài người cũng chính là sáng tạo một thế giới phù hiệu. Hiểu theo hàm nghĩa nàycách hiểu về văn hoá của người Trung Quốc xưa là gần với nghĩa gốc của văn hoá nhất. Khoảng vào sau đời Chu, do việc chú ý đến giáo hoá xã hội nên văn hoá dần được hiểu theo nghĩa luân lý đạo đức, hàm nghĩa của “văn” là nói trong sự đối lập với “dã” trong “dã man”. “Dịch truyện” nói: Quan hồ nhân văn dĩ hoá thành thiên hạ” (Văn bên ngoài con người mà hoá thành thiên hạ), Khổng Tử nói: “Văn chất bân bân” (23) đều là nói văn hoá theo nghĩa giáo hoá. Sau đời Hán, các học giả bắt đầu gọi ghép “văn hoá”. Lưu Hướng trong “Thuyết uyển” nói: “Phàm vũ chi hưng, vị bất phục dã, văn hoá bất cải, nhiên hậu như tru” (Tất cả mọi sự hưng thịnh của võ học đều do lòng người còn chưa phục, văn hoá mà chưa thay đổi, sau này sẽ phải phạt thêm); Thúc Thôi nhà Tấn trong “Bổ vong thi” viết: “Văn hoá nội tập, vũ công ngoại du” (Văn hoá tập trung bên trong, võ công biểu hiện bên ngoài). Vương Xúc thời Nam Tề trong “Khúc thuỷ thi tự” cũng có nói: “Thiết thần lý dĩ cảnh tục, phu văn hoá dĩ nhu viễn” ( 23 ). Tất cả những từ “văn hoá” ở đây đều mang nghĩa văn trị giáo hoá.
Từ “văn minh” trong cả tiếng Anh và tiếng Pháp đều là “civilization” vốn từ chữ “civil” trong tiếng Latin. Nghĩa gốc của “civil” là công dân, quốc gia, chính trị, sau được dùng ẩn dụ với nghĩa cao đẹp, văn nhã, “văn” có nghĩa đối lập với “dã” trong tiếng Trung Quốc.. Người phương Tây thời cổ tự cho họ là dân tộc văn minh vì họ được sống cuộc sống công dân, tham gia vào cuộc sống chính trị của thành bang. Aritxtot nói: “Con người là động vật chính trị”, chính là định nghĩa về con người trong hoàn cảnh văn hoá như vậy. Người Hy Lạp và người La Mã đương thời tự cho là người văn minh còn các dân tộc khác đều là dân tộc dã man, chủ yếu cũng là do họ cho rằng các dân tộc khác không có chính trị thành bang, không có đời sống công dân. Cách nhìn cơ bản này đã được các nhà triết học phwong Tây cận địa bám riết lấy, hơn nữa còn được khuyếch đại tới lĩnh vực tu dưỡng nhân văn. Ví dụ, Kant trong cuốn “Quan niệm lịch sử phổ biến dưới góc nhìn của các công dân thế giới” đã viết: “Chúng ta đã đạt tới trình độ rất cao nhờ nghệ thuật và khoa học. Chúng ta thật văn minh, văn minh tới mức các lễ nghi phức tạp đã trở nên lôi thôi, dài dòng”. Điều rõ hơn nữa là ý thức thực dân mạnh mẽ của người phương Tây đã được mở rộng trên cơ sở của niềm tin này , họ tự cho rằng chỉ có người phương Tây mới là dân tộc văn minh, họ áp bức các dân tộc khác trên thế giới là dùng văn minh tiên tiến để cứu vớt các dân tộc dã man.
Cách hiểu về “văn minh” của người Trung Quốc xưa trên đại thể giống với người phương Tây. Trong quẻ Càn của Kinh dịch có một câu “Thiên hạ văn minh”. Khổng Dĩnh Đạt đời Đường đã giải thích: “kẻ văn minh trong thiên hạ đồng ruộng có dưỡng khí, bắt đầu sinh ra vạn vật, nhờ có văn chương trong thiên hạ mà được quang minh”. Trong quẻ Bôn có câu “Văn minh dĩ chỉ, nhân văn dã”, Khổng Dĩnh Đạt lại giải thích: “Văn minh nếu xa rời nó thì con người sẽ không thể tiến bộ, dùng văn minh để trang bị cho con người chính là phương pháp giáo dục có tính nhân văn, giàu đạo đức”. Có thể khá dễ dàng thấy với Trung Quốc cổ đại từ sau đời nhà Chu hàm nghĩa của “văn minh” và “văn hoá” gần như giống nhau, chúng đều có nghĩa là “văn trị giáo hoá”, lấy “văn” để cai trị, dạy dỗ con người. Người Trung Quốc tự xưng là “dân tộc có lễ nghĩa”, cũng là nói theo nghĩa này.
Qua những điều sơ lược trên, chúng ta đại thể có thể khái quát về sự cơ bản khác nhau giữa “văn minh” và “văn hoá”: “văn hoá” là một thứ có sẵn nhằm tách biệt con người khỏi giới động vật, là những quy định về bản chất của con người; còn “văn minh” là nói tới trong trạng thái đối lập với “dã man” của con người, chú trọng tới các phương diện như văn trị giáo hoá, quy phạm lễ nghĩa, tu dưỡng đạo đức. Chính vì thế, chúng ta mới nói: con người là động vật văn hoá mà không nói con người là động vật văn minh.