Lịch sử là một tấm gương  từ  đó, chúng ta có thể rút ra được những bài học cho mình. Lịch sử còn  là một vòng quay tuần hoàn mà trên đó diễn ra những màn kịch lớn. Trong mấy nghìn năm của quá khứ, Trung Quốc có khi thất bại, cũng có lúc thành công, có khi phồn vinh hạnh phúc cũng có khi không tránh khỏi tổn thương suy bại, nhưng xu thế chung bao giờ cũng là theo quy luật của tiến hoá  văn minh chinh phục dã man,  nhân tính chiến thắng thú tính.

Nhìn vào quan hệ với các nước  Man Địch xung quanh, thậm chí hai lần mất nước, nhưng người Trung Quốc quyết không chịu đầu hàng những nghịch cảnh, trải qua mấy trăm năm lại quật khởi, khôi phục truyền thống quang vinh của tổ tiên. Hoa Hạ là nơi duy nhất lưu giữ được những văn minh cổ đại, từ đó có thể thấy lịch sử văn hoá Trung Quốc dồi dào,  tinh thần của dân tộc Trung Hoa  dẻo dai. Tinh tuý của dân tộc Trung Hoa là bất diệt, thờ trời đất mà hành vương đạo. Hán chinh phục Hung Nô là một biểu hiện của tinh thần dân tộc ấy. Tinh thần này cũng đã được chứng minh một lần nữa trong cuộc chiến thắng Nhật Bản gần đây.

    Khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, người Hồ ở phương bắc cũng đã liên kết lại, hình thành một thế lực đối kháng, không ngừng quấy rối vùng biên giới, đây chính là lực lượng Hung Nô ban đầu. Lúc đó, thậm chí đã có câu lưu truyền trong dân gian “Vong Tần giả Hồ”. Tần đã giao cho Mông Điềm xây dựng Trường Thành để ngăn cách văn minh Trung Quốc với người Hồ.  Nhưng sau khi các chư hầu chống lại Tần, Hung Nô lại thừa cơ vượt sông tiến xuống phía nam. Thời Mạo Đôn Thuyền  Vu, Hung Nô đánh bại Đông Hồ và Nguyệt Thị, chinh phục các dân tộc ở phương bắc, chiếm đất của  đời   Yên, hùng cứ phương bắc cùng cạnh tranh với Trung Nguyên.  Khi xung đột Sở Hán đến hồi kết thúc,  Đại Hán mới lập, Hung Nô đã chiếm Mã Âp, lại đánh Thái Nguyên ở phía nam. Năm 200 trước công nguyên, Hán Cao Tổ Lưu Bang mang 32 vạn bộ binh tiến lên phía bắc, toàn bộ bị 40 vạn  kỵ binh  của Mạo Đôn bao vây 7 ngày ở Bình Thành, sau do thực hiện kế của Trần Bình mới thoát được.

    Khi triều Hán mới kiến lập, các chư hầu chưa định, trung ương cũng chưa ổn , không thể có sức chiến đấu  cùng Hung Nô. Tần tuy thống nhất Trung Quốc, nhưng chỉ tồn tại có 15 năm, đến đầu đời Hán, ý thức về chư hầu từ đời Thương Chu vẫn rất trầm trọng. Các vương khác họ (như Hàn Tín) và chư hầu họ Lưu  đều có tính độc lập rất mạnh, sinh ra những cuộc chống lại chính quyền trung ương. Xét về sức mạnh chiến đấu, triều Hán không chống lại được Hung Nô. Trên chiến trường thời cổ đại, những chiến mã có thể so sánh với xe tăng trong chiến tranh hiện đại, mà người Hán lại rất ít ngựa, thậm chí trong chuồng ngựa của nhà vua cũng  khó chọn được 4 con ngựa cùng màu lông, các tướng cũng có khi chỉ dùng xe trâu. Nguyên nhân chủ yếu là do Trung Nguyên  không thích hợp với việc nuôi ngựa, số ngựa nuôi được  phần lớn không phải là ngựa chiến. Trong khi đó Hung Nô là dân tộc du mục, ngựa rất nhiều, trâu dê cũng không thiếu, người dân thì từ nhỏ đã học cưỡi ngựa, khi có chiến tranh toàn dân thành lính, phút chốc có thể huy động hàng chục vạn người. Quân Hán phần lớn chỉ có bộ binh khó có thể giao chiến, nỗi nhục ở Bình Thành còn đó.

    Triều Hán gả công chúa cho  Thuyền  Vu, mỗi năm lại gửi cho nhiều tơ lụa, lương thực, rượu, kết làm anh em, mong  ràng buộc, kết thân với  Hung Nô, nhưng Hung Nô ngày càng kiêu ngạo. Dường như các dân tộc chưa khai hoá phần lớn đều chuộng sức mạnh, chỉ mong có lợi vật chất, chỉ biết có sức mạnh chứ không cần lẽ phải, chiếm được thì là mạnh gặp việc không may thì cho là yếu kém. Tập quán của Hung Nô tôn trọng người trẻ tuổi mà coi thường người già yếu, người trai tráng thì được ăn uống béo tốt, người già yếu chỉ được ăn những đồ thừa, tuy chưa  đến mức như Nhật Bản tàn nhẫn đem người già cho chết đói ở trong núi, nhưng dưới con mắt của người Hán thì thật là dã man. Người Hung Nô không có văn tự, chỉ nói miệng với nhau để hẹn ước. Thời chiến thì bắt tù binh làm nô tì, vơ vét lấy của cải, cho nên khi đánh nhau, binh lính rất dũng mãnh. Hung Nô là vùng đất kinh tế lạc hậu, cho rằng kết thân với người Hán là yếu kém nên thường quấy rối ở biên giới.

    Người Hán nhìn xa trông rộng, chiến lược   sâu sắc, đã không ngần ngại chịu nhục với Hung Nô hơn 70 năm, đó chính là để lại mối hận cho đời sau trả cũng chưa muộn. Đúng như vậy, đời Nam Tống sau này,  khi đã  củng cố được  sức mạnh,  mang quân tiến lên phương bắc, dù có tạm thời thất bại cũng không dao động. Sau khi triều Hán kiến lập 70 năm, chính quyền trung ương đã vững mạnh, cuối cùng Trung Quốc đã trở thành một quốc gia trung ương tập quyền thống nhất, trong 70 năm phát triển, về kinh tế đã  tích luỹ được một số lớn lương thực, về thực lực quân sự đã hùng mạnh, thời cơ đánh một trận với Hung Nô đã chín muồi. Khi đó, Lưu Triệt mới lên ngôi, quyết giáng một đòn sấm sét mở đầu cuộc chiến với Hung Nô.

Dị vực viễn chinh

     Năm Nguyên Sóc thứ hai (127 trước công nguyên), Hung Nô xâm phạm Thượng Cốc, Ngư Dương (Mật Vân), “cướp giết hơn một nghìn dân”. Xa kỵ tướng quân Vệ Thanh mang hàng vạn quân Hán từ Vân Trung xuất kích, giết và bắt sống hàng nghìn quân Hung Nô, bắt được hàng trăm vạn trâu dê, thu lại được vùng Hà Sáo, giành được khu vực Mông Điềm đời Tần đã tu tạo. Hán thiết lập các quận ở Sóc Phương, Ngũ Nguyên thanh toán được sự uy hiếp của Hung Nô với Trường An. Sau đó, Hung Nô Thuyền Vu mang hàng vạn quân  tiến vào Đại Quận (tỉnh Hà Bắc), giết Thái thú, bắt hàng nghìn người, Thạch Hiền vương cũng đánh vào quận Sóc Phương, cướp bóc dân lành.

    Năm Nguyên Sóc thứ 5 (124 trước công nguyên), Đại tướng quân Vệ Thanh mang hơn 10 vạn quân Hán tiến 700 dặm bắt 15.000 người của Thạch Hiền vương. Đến mùa thu, quân Hung Nô  lại giết Đô uý Đại quận, bắt hơn nghìn người. Mùa xuân năm Nguyên Sóc thứ 6, hơn 10 vạn quân Hán lại đánh quân chủ lực của Hung Nô, bắt được hơn 19.000 người, quân Hung Nô bị tổn thất nặng nề, phải rút về phía bắc sa mạc. Nhưng ở mặt trận phía đông, quân Hung Nô còn mạnh, năm Nguyên Thú nguyên niên (122 trước công nguyên), lại tiến vào Thượng Cốc bắt hàng trăm dân.

    Năm Nguyên Thú thứ hai (121 trước công nguyên), Phiêu kỵ tướng quân Hoắc Khứ Bệnh mang hàng vạn quân tiến vào Lung Tây, qua núi Yên Chi hơn nghìn dặm, cùng quân Hung Nô giao chiến, giết và bắt được 18.000 người.  Mùa hạ năm đó, Hoắc Khứ Bệnh lại mang hàng vạn quân Hán vượt qua Diên Trạch đánh núi Kỳ Liên, bắt hơn 3 vạn người. Sau đó, Huy quận vương của Hung Nô mang 4 vạn người đầu hàng. Triều Hán chiếm được Hà Tây, không những tạo được sự ngăn cách giữa Hung Nô với người  Khương  mà Hung Nô còn mất mục trường Kỳ Liên. Hung Nô có câu hát: “Ta mất núi Kỳ Liên, súc vật không có chỗ trú, Ta mất núi Yên Chi, đàn bà không còn sắc đẹp”. Triều Hán đã thiết lập 4 quận Vũ Uy, Tửu Tuyền, Trương Dịch, Đôn Hoàng, khiến cho “Kim Thành, Hà Tây  ở Nam Sơn (núi Kỳ Liên) đến Diêm Trạch (bến La Bố), không còn Hung Nô”, mở được con đường giao lưu với Tây Vực.

    Năm Nguyên Thú thứ 3 (120 trước công nguyên) Hung Nô lại tiến xuống Thạch Bắc Bình và Định Tương ở phía nam bắt hơn nghìn người. Năm sau, Hán quyết định mang 10 vạn kỵ binh, chia làm hai đường đánh đến tận sa mạc. Vệ Thanh mang quân một đường vượt qua sa mạc phía bắc tiến hơn nghìn dặm cùng  Hung Nô Thuyền  Vu  giao chiến, đánh đến tối, bỗng nhiên gió mạnh nổi lên, cát bay đầy mặt, quân Hán thừa cơ bao vây Hung Nô.  Sau những trận kịch liệt, quân Hung Nô bỏ chạy, bị tiêu diệt đến 19.000 người. Đường phía đông do Hoắc Khứ Bệnh chỉ huy tiến vào sâu trong nội địa Hung Nô hơn 2.000 dặm, cùng chiến đấu với Tả Hiền vương tiêu diệt được hơn 7 vạn người Hung Nô, Sau đó đánh thẳng đến Đại Hưng An Lĩnh  thế là phong Lang cư Tư Sơn, Thiền Cô Diễn (đỉnh DDaijHwng An Lĩnh), gần sa mạc Hàn Hải, hào khí ngất trời, toàn thắng rồi trở về. Quân Hung Nô chạy về phía bắc. Những năm sau Công Tôn Hạ cùng Triệu Phá Nô đem hàng vạn quân  đi xa nghìn dặm nhưng không thấy bóng một người Hung Nô. Năm Nguyên Phong nguyên niên, Lưu Triệt tự mang 18 vạn kỵ binh tuần duyệt phương bắc, ra  khỏi Trường Thành, lên đài Thuyền  Vu, cờ  xí hàng nghìn dặm. Sau đó sai sứ gọi Thuyền  Vu thách giao chiến, nếu không dám giao chiến thì phải  thần phục, nếu không phải nhận tội rồi ở lại phía bắc. Đan Vu nổi giận nhưng cũng chỉ dám giữ sứ Hán, rồi dời về Bắc Hải, không dám đến gần biên giới của Hán.

    Sau mấy lần đánh nhau to, người và gia súc của Hung Nô bị tổn thất trầm trọng, trong một thời gian dài không dám xâm phạm đất Hán, có thể nói, một quốc gia khi bị bên ngoài đánh cho suy yếu thì nội loạn cũng nối gót mà theo vào, vì thế, trước cục diện bất lợi, có rất nhiều những ý kiến khác nhau. Thế lực Hung Nô suy yếu, nhiều dân tộc vốn trước đó bị Hung Nô khống chế nay cũng muốn độc lập, Hung Nô lập tức đem quân đàn áp. Các nước Đinh Linh, Ô Tôn, Ô Hoàn liên hợp với Hán từ các nơi bao vây Hung Nô, Hung Nô bị tổn thương rất nặng nề. Thời Hán Chiêu Đế, xảy ra việc  5 Đan Vu tranh quyền, qua nhiều lần tranh đấu, Hung Nô bị chia cắt thành hai phần Nam Bắc. Năm Hoàn Đế Ngũ Phụng thứ 4, Thuyền Vu Bắc tiến công Thuyền Vu Diên, quân Hung Nô Nam không đánh lại được dời dến vùng gần triều Hán, xin cùng hợp tác. Năm Cam Lộ nguyên niên, Hung Nô Nam của Hàn TàThuyền Vu xưng thần với triều Hán, đến Trường An triều Kiến thiên tử.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here