Ảnh hưởng  của sự hình thành và phát triển của tư tưởng Nho gia  đối với xã hội Trung Quốc thật khó đánh giá.

 

Hoàn cảnh hưng thịnh của Nho học

     Thời Tần Hán, Nho gia đã sang trang mới khi Tần Thuỷ Hoàng thực hiện chính sách đốt sách chôn nho, sau khi Trần Thắng, Ngô Quảng khởi nghĩa, có một số nho sinh đã tham gia cuộc đấu tranh chống Tần như Khổng Ât, hậu duệ của Khổng Tử, một thời đã làm bác sĩ cho Trần Thắng. Những năm đầu đời Tây Hán, nhà nho nổi tiếng Thúc Tôn Thông đã được bổ chức Thái thường, giúp Hán Cao Tổ chế định lễ nghi. Năm thứ 4 đời Huệ Đế, (191 trước công nguyên), phế bỏ “Hiệp thư luật”, tiến một bước khiến cho các nhà học thuật của lục gia tranh luận tương đối sôi nổi, trong đó Nho, Đạo là hai nhà có ảnh hưởng tương đối lớn. Đầu đời Hán,   kinh tế xã hội bị phá hoại nghiêm trọng,  tầng lớp thống trị chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ khôi phục sản xuất, ổn định trật tự chế độ phong kiến. Vì thế, về chính trị, họ chủ trương coi trọng việc tiếp thu học thuyết  Hoàng Lão  thanh tĩnh vô vi và hình danh chi học. Lúc đó, ngũ kinh bác sĩ  chưa được làm quan  trong sinh hoạt chính trị chưa được trọng dụng. Nhưng cuộc đấu tranh giữa hai nhà Nho và Đạo khá gay gắt. Khi Võ Đế lên ngôi, kinh tế xã hội đã được khôi phục và phát triển rất nhanh chóng. Võ Đế dựa vào sự giàu có do hai triều Văn Cảnh đã tích luỹ được  chấn hưng mọi việc. Cùng lúc ấy, giai cấp địa chủ trong sự lớn mạnh của quốc gia tăng cường bóc lột và áp bức nông dân, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ dần trở nên gay gắt. Vì thế, từ sự lớn mạnh về chính trị và kinh tế tầng lớp thống trị  phong kiến có nhu cầu bức thiết  làm cho chính quyền chuyên chế trung ương tập quyền trở nên vững mạnh. Trong hoàn cảnh đó, chủ trương thanh tĩnh vô vi của tư tưởng Hoàng Lão đã không còn đáp ứng đầy đủ đòi hỏi của xã hội càng tỏ ra mâu thuẫn với  công trạng của Hán Võ Đế;   tư tưởng Xuân Thu  đại nhất thống, tư tưởng nhân nghĩa và quan niệm luân lý quân thần tất nhiên đáp ứng được những tình hình và nhiệm vụ của Hán Võ Đế lúc ấy. Vì thế, trong lĩnh vực tư tưởng, Nho gia cuối cùng đã giành được địa vị thống trị thay thế Đạo gia.

Độc tôn Nho thuật

     Đổng Trọng Thư, một bậc thầy  của học phái Công dương của Nho học, người Quảng Xuyên (nay là huyện Táo Cường, tỉnh Hà Bắc), từ nhỏ đã học Xuân Thu, làm bác sĩ đời Hán Cảnh Đế. Khi Hán Vũ Đế lên ngôi, tìm chọn kẻ sĩ hiền tài, Đổng Trọng Thư dự tuyển, đề xuất Thiên nhân tam sách rồi được chọn đầu tiên. Sau đó ông đã dâng thư, giảng thuật, trước tác lập ngôn đưa ra lý luận ủng hộ tầng lớp thống trị phong kiến. Đổng Trọng Thư lấy tư tưởng Nho gia làm cơ sở, kết hợp với tư tưởng của Đạo gia xây dựng một hệ thống tư tưởng Nho học mới. Đổng Trọng Thư dựa vào kinh điển của Nho gia là kinh Xuân Thu trình bày tư tưởng của mình. Ông cho rằng quan hệ giữa vua và thần dân là quan hệ giữa gốc và cành, giữa rễ và ngọn. Ông nhấn mạnh gốc to cành nhỏ,  rễ lớn ngọn bé. Ông cho rằng “Nguồn gốc của đạo là Trời, Trời không thay đổi, nên Đạo cũng không thay đổi”. Ông lại chủ trương “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”, đề xướng     “diệt dị luận” (diệt các luận thuyết khác), khuyên nhà vua hành động theo ý trời, coi nhật nguyệt thực, động đất núi lở, … là lời cảnh cáo những hành vi ngược với ý Trời của vua, từ đó, hạn chế những biểu hiện hủ bại của tầng lớp thống trị phong kiến. Đổng Trọng Thư còn chủ trương “Đức hình tính cử” (dùng song song cả đức lẫn hình), lấy giáo hoá làm gốc. Ông cho rằng cần lập Thái học, mở các trường ở làng quê, tăng cường  sự thống trị của tư tưởng phong kiến. Ông lại đề ra “Hạn dân danh điền”, chủ trương hạn chế quý tộc quan liêu địa chủ cường hào về kinh tế. Học thuyết của Đổng Trọng Thư được Hán Võ Đế chấp nhận, trở thành cơ sở lý luận để nô dịch nhân dân của tầng lớp phong kiến thống trị triều Hán về sau. Đổng Trọng Thư từng nhậm chức ở Giang Đông, Giao Tây.. Khi về già, ông từ quan, về ở nhà. Các trước tác của ông hiện còn “Xuân Thu phồn lộ” và  “Đổng tử văn tập”.

    Năm Kiến Nguyên nguyên niên (140  trước công nguyên), sau khi Võ Đế lên ngôi, Thừa tướng Vệ Quán dâng tấu: “ Để cử người hiền, hoặc dùng lời của Trị Thân, Thương, Hàn Phi, Tô Tần, Trương Nghi”,  lời tấu được Võ  Đế đồng ý. Thái uý Đậu Anh, Thừa tướng Điền Phẫn còn  chọn cử Nho sinh Vương Tang làm Lang trung thị, Triệu Quán làm Ngự sử đại phu, tuyên dương Nho thuật, chỉ trích Đạo gia, khuyến khích Võ Đế tiến hành những cải cách chính trị, thậm chí còn đề nghị không cho Đậu Thái hậu bàn chính sự. Đậu Thái hậu không vừa lòng việc này nên năm  Kiến Nguyên thứ 2, bãi chức Vương Tang, Triệu Quán; Thái Uý, Thừa tướng cũng từ đó mà bị miễn chức. Năm Kiến Nguyên thứ 6, Đậu Thái hậu chết, thế lực của Nho gia mới trở lại. Năm Nguyên Quang nguyên niên (134 trước công nguyên) Hán Võ Đế triệu tập kẻ sĩ cả nước đến Trường An bàn về học thuật, nhà vua thân hành đến dự. Trong đối sách, Đổng Trọng Thư đã đề ra,  Xuân Thu đại nhất thống là “Trời đất đã có từ lâu, từ cổ xưa đến nay vẫn như thế”,  hiện nay thầy có nhiều đường, con người nhiều luận thuyết, lời của bách gia khác nhau, khiến cho tư tưởng   thống trị không nhất trí, pháp chế thay đổi, bách gia không phù hợp với dân chúng”. Ông kiến nghị: ” Những gì không thuộc các khoa của lục nghệ, các thuật của Khổng Tử đều phải cấm.” Đồng thời vào năm Nguyên Sóc thứ  5 (124 trước công nguyên), một nho sinh xuất thân áo vải là  Công Tôn Hoằng  được sử dụng. Cùng năm đó, Võ Đế lại phê chuẩn lấy 50 người là con em các bác sĩ, căn cứ vào thành tích  mà bổ làm Lang trung văn học, lại lựa chọn người có hiểu biết để đưa vào những chức vụ quan trọng. Sau đó, các công khanh, đại phu, sĩ sử đều là kẻ sĩ về văn học, thông hiểu kinh điển Nho học trở thành điều kiện để hưởng bổng lộc. Khi tống ngục các quan Trương Lãng, Đỗ Chu cũng phù hợp với yêu cầu của Hán Võ Đế, lấy Xuân Thu quyết định việc tống ngục, dùng Nho thuật để biện minh cho luật pháp. Nho thuật hoàn toàn trở thành tư tưởng thống trị của vương triều phong kiến, trong khi đó, Đạo gia đã gặp phải sự thờ ơ của chính trị.

    Rất nhiều người cho rằng Đổng Trọng Thư là có tội, là tội nhân, đổ bào nhiêu tội    mê tín hoá, tôn giáo hoá, phong kiến hoá, chuyên chế hoá  Nho học  lên đầu ông ta.       . Đương nhiên cũng có một số ít học giả có ý đồ giải thoát cho ông, từ xu hướng phát triển học thuật ,(những người theo hướng hoà hợp các học thuật), hoàn thành hệ thống Nho học ) dựa vào Nho học để xây dựng Hình thượng học), thậm chí là trong hoàn cảnh chính trị hiện tại (vì chính quyền Hán nắm giữ tính hợp pháp của học lý) để xem xét học thuyết của Đổng Trọng Thư. Tuy thế, không thể  không thấy những  người  nghiên cứu về  những học thuyết âm dương ngũ hành, Thiên nhân cảm ứng của Đổng Trọng Thư nhiều người đã phải giương cờ trắng. Phái tiêu  cực thì dùng sách lược tránh né, tính chuyện lấy Trâu Diễn làm bức màn che; phái tích cực thì lấy “vũ trụ luận” để xếp đặt, cho rằng Đổng Trọng Thư dã hoàn thành toàn bộ những điều cốt yếu của Nho học.

    Đổng Trọng Trọng Thư vì sao đề xuất Âm dương ngũ hành, Thiên nhân cảm ứng? Vấn đề này  là nghi ngờ của mỗi  nhà nghiên cứu tư tưởng đời Hán. Một số cho rằng  đề ra Âm dương ngũ hành là có quan hệ với  thuyết Ngũ đức chung thuỷ của Trâu Diễn, Thập nhị nguyệt ký của “Lã Thị Xuân Thu”, “Thời lệnh huấn” của Hoài Nam Tử, Nguyệt lệnh của “Ký lễ”,  là sản phẩm nằm trong một hệ thống tư duy được lưu hành và phát triển lúc ấy.

    Tạm không bàn đến nguồn gốc học thuyết của họ  Đổng là như thế nào, nhưng không cần phải bàn cãi, nó  đã tạo nên một sự chuyển biến có tính thời đại với Nho học.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here