Mở đầu cho công cuộc  cải cách mở cửa ở Trung Quốc , không thể không nhắc tới  Hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương lần thứ 3 khoá 11, sau Hội nghị này,  những  chính sách, phương châm, đường lối  “tả khuynh” đã thay đổi để   thay bằng những  chính sách, phương châm, đường lối phù hợp, hữu hiệu, vì một nước Trung Quốc mới, bước vào thời kỳ tăng tốc phát triển 10 năm, bây giờ nhìn lại, những sự thay đổi vẫn tiếp tục một cách tự nhiên. Có thể nói,  Hội nghị toàn thể ban chấp hành trung ương lần thứ 3 khoá 11 đã chuẩn bị cơ sở tư tưởng  quan trọng, đã đưa ra những chính sách có tính chất chỉ đạo.

 

Về cuộc thảo luận lớn tiêu chuẩn của chân lý

     Tháng 10 năm 1976, sau khi đập tan “bè lũ 4 tên”, phần lớn  cán bộ và quần chúng có yêu cầu bức thiết phải triệt để thanh tra và  đánh đổ hệ thống phe phái phản cách mạng “bè lũ bốn tên”, triệt phá tận gốc, sửa sai những án oan, thể hiện sự  mong muốn Đặng Tiểu Bình và Trần Vân tham gia công tác lãnh đạo của trung ương đảng. Nhưng chủ tịch đảng cộng sản Trung Quốc đương thời là Hoa Quốc Phong lại mượn cớ “Giương cao ngọn cờ  Mao Trạch Đông”, ra sức bác bỏ  và cản trở, đưa ra lý luận “phàm là  quyết sách của Mao Chủ tịch đưa ra, chúng ta đều kiên quyết ủng hộ, phàm là những tiêu chuẩn  của Mao Chủ tịch, chúng ta trước sau đều tuân theo vô điều kiện”.

    Sau khi “Cuộc cách mạng văn hoá” kết thúc, nhân dân cả nước  cấp thiết yêu cầu loại trừ những ảnh hưởng độc hại của Cách mạng văn hoá và đường lối khuynh tả, thực hiện  nhiệm vụ lịch sử “diệt trừ phản loạn”. Nhưng sai lầm của “hai cái phàm là” đã khiến cho toàn đảng vầ cả nước trong trạng thái thiếu dứt khoát. Lúc này, các dân tộc cả nước có nhu  cầu bức thiết là giải phóng tư tưởng, thay đổi tư duy, hăng hái tinh thần,  thúc đẩy lịch sử hướng tới phát triển..

    Ngày 10 tháng 4 năm 1977, Đặng Tiểu Bình gửi một bức thư cho Ban chấp hành trung ương đảng chỉ ra cần phải hoàn chỉnh và chuẩn xác tư tưởng Mao Trạch Đông để  chỉ đạo toàn đảng và toàn dân tiến lên. Tháng 7 năm ấy, tại Hội  nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 3, ông lại một lần nữa vạch rõ nguyên tắc này. Ngày 11 tháng 5 năm 1978, Quang Minh nhật báo  đã đăng bài “Thực tiễn là tiêu chuẩn thứ nhất kiểm nghiệm chân lý”, mở đầu cho cuộc thảo luận lớn. Ngày hôm đó, Tân Hoa xã cùng phát đi bài viết này. Ngày 12, Nhân dân nhật báo và Giải phóng quân báo đồng thời đăng tải, sau đó, tuyệt đại bộ phận báo chí của các tỉnh, thành phố, khu tự trị đều  đăng lại. Bài báo  đã bàn luận về quan điểm  thực tiễn là hàng đầu của chủ nghĩa Mac Lênin, chỉ ra một cách chính xác bất cứ lý luận nào  cũng phải dựa vào sự khảo nghiệm của thực tiễn. Coi mọi thứ như kinh thánh là khuynh hướng sai lầm,  là áp đặt sự trói buộc  tinh thần cho mọi người, cần phải kiên quyết đánh đổ. Bài báo đã  dẫn tới  cuộc thảo luận lớn trong phạm vi cả nước vấn đề tiêu chuẩn của chân lý. Tuyệt đại đa số người trong và ngoài đảng đã bảo vệ và ủng hộ quan điểm này. Cuộc thảo luận này cũng  cũng được trung ương đảng, chủ yếu là các đồng chí Đặng Tiểu Bình,  Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm, Trần Vân và nhiều đồng chí khác tích cực ủng hộ, khiến cho cuộc thảo luận từng bước phát triển  đến quy mô toàn quốc.

    Cuộc thảo luận vấn đề thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm thứ nhất của chân lý là vấn đề có quan hệ đến tiền đồ và vận mệnh của toàn đảng và cả nước. Nó có tác dụng thúc đẩy rất lớn trong cuộc phê phán Lâm Bưu, “bè lũ bốn tên”, “diệt trừ phản loạn”, nó đã giải phóng toàn diện tư tưởng cho mọi người, nó giúp mọi người nắm vững một cách đầy đủ và chuẩn xác hệ thống   chủ nghĩa Mac Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, nó mở đầu cho Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 3 khoá 11, nó xác lập đường lối tư tưởng chủ nghĩa Mac Lênin, và công tác chuyển giao quan trọng của đảng, xây đựng cơ sở tư tưởng đảng.

 Hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương lần thứ 3 khoá 11

     Từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 12 năm 1978, Hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương đảng lần thứ 3 khoá 11 đã khai mạc ở Bắc Kinh, 168 uỷ viên trung ương, 112 uỷ viên dự  khuyết dự hội nghị, đại biểu các địa phương, phụ trách các bộ hữu quan cũng đến dự thính. Trước hội nghị này, từ ngày 10 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12, Ban chấp hành trung ương đã khai mạc hội nghị  trù bị để chuẩn bị cho hội nghị này. Bế mạc hội nghị trù bị, Đặng Tiểu Bình đã tổng kết cuộc thảo luận và đề xuất “Giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị, đoàn kết nhất trí hướng về phía trước”, giải phóng tư tưởng là vấn đề  chính trị trọng đại trước mắt. Dân chủ là điều kiện quan trọng của giải phóng tư tưởng. Giải  quyết những vấn đề còn lại là hướng về phía trước. Phải nghiên cứu hoàn cảnh mới, giải quyết vấn đề mới. Nếu hiện tại không thực hiện cải cách, sự nghiệp hiện đại hoá và sự nghiệp xây đựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta sẽ bị chôn vùi. Phải cho phép một  số địa phương, một số xí nghiệp, một bộ phận công nhân và nông dân từ gian khổ, do có cố gắng  đạt thành tích có thu  nhập cao hơn, cuộc sống tốt hơn. Đây là một chính sách lớn. Bài nói này của Đặng Tiểu Bình là báo cáo chủ đề tại Hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương đảng lần thứ 3 khoá 11.

    Hội nghị toàn thể ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 3 khoá 11 đã xác định đường lối tư tưởng, đường lối chính trị  chủ nghĩa Mac Lênin của đảng, phê phán phương châm sai lầm “hai cái phàm là”, xác định phương châm chỉ đạo giải phóng tư tưởng, thay đổi tư duy, thực sự cầu thị, đoàn kết nhất trí hướng về phía trước, quyết định một cách dứt khoát chấm dứt việc sử dụng khẩu hiệu “đấu tranh giai cấp”. Toàn hội nghị còn thống nhất   phải sửa chữa một cách toàn diện những sai lầm trong cách mạng văn hoá và tả khuynh, chấm dứt  thái độ thiếu dứt khoát trong việc phê phán “bè lũ bốn tên” từ năm 1976 đến nay.

    Hội nghị đã thống nhất  đưa công tác trọng tâm của toàn đảng đến chính sách  chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện đại hoá. Hội nghị cũng đề ra nhiệm vụ giải quyết tốt yêu cầu tỷ lệ sản lượng mất cân đối trong nền kinh tế quốc dân, quyết định gia tăng mức phát triển nông nghiệp, đồng ý thông qua “Quyết định một số vấn đề về  gia tăng mức phát triển nông nghiệp của trung ương đảng cộng sản Trung Quốc” (sửa đổi) và “Điều lệ công tác công xã nhân dân nông thôn” (sửa đổi chính thức). Hội nghị đã thảo luận và đồng ý nguyên tắc kế hoạch sắp xếp nền kinh tế quốc dân năm 1979 – 1980.                              Hội nghị cũng chỉ ra  những khuyết điểm nghiêm trọng của quyền lực tập trung tồn tại trong thể chế quản lý kinh tế và khẳng định cần phải cải cách tình trạng này. Phải kiên quyết dựa vào những quy luật kinh tế, tôn trọng tác dụng của quy luật giá trị, Hội nghị còn đề ra nhiệm vụ  kiện toàn nền dân chủ xã hội chủ nghĩa  và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

    Hội nghị đã xác lập đường lối tổ chứảyc chủ nghĩa Mac Lênin, nghiêm chỉnh thảo luận một số sự kiện trọng đại phát sinh trong “đại cách mạng văn hoá” và một số vấn đề mà lịch sử để lại, quyết định huỷ bỏ                        và văn kiện sai lầm của “sự kiện Thiên An Môn”, sửa đổi những kết luận sai lầm  đối với Bành Đức Hoài, Đào Chú, Bạc Nhất Ba, Dương Thượng Côn, sửa sai cho “tập đoàn phản bội 61 người”.

     Hội nghị đã bầu cử bổ sung Trần Vân làm phó chủ tịch trung ương đảng cộng sản Trung Quốc, bổ sung Đặng Dĩnh Siêu, Hồ Diệu Bang, Vương Chấn làm uỷ viên Bộ chính trị.  Do thực tế của sinh hoạt đảng và nhu cầu bức thiết của công tác trước mắt, Hội nghị quyết định áp dụng biện pháp lâm thời, bổ sung Hoàng Khắc Thành, Tống Nhiệm Vụ, Hồ Kiều Mộc,  Tập Trọng Huân, Vương Nhiệm Trọng, Hoàng Hoả Thanh, Trần Tái Đạo, Hàn Quang, Chu Huệ làm uỷ viên trung ương Ban chấp hành trung ương đảng khoá 11.                       Hội nghị bầu Trần Vân làm Bí thư thứ nhất của Uỷ ban kiểm tra và kỷ luật của đảng.

    Hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương lần thứ 3 khoá 11 đã chấm dứt những sai lầm nghiêm trọng của sai lầm tả khuynh, uốn nắn những tư tưởng chỉ đạo của đảng, đã xác lập đường lối tư tưởng chủ nghĩa Mac Lênin, đường lối chính trị và đường lối tổ chức, đã thực hiện việc chuyển hướng lớn có ý nghĩa lịch sử sâu sắc trong sự nghiệp xây đựng đất nước của đảng cộng sản Trung Quốc, bảo đảm sự phát triển căn bản lành mạnh trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là sự chuyển biến  có ý nghĩa trọng đại, mở đầu hình thành vai trò hạt nhân của Đặng Tiểu Bình trong tập thể lãnh đạo thế hệ thứ hai, đưa nước ta bước vào thời kỳ mới xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện đại hoá.

 Đặng Tiểu Bình nắm quyền lãnh đạo

     Trở thành người lãnh đạo đất nước, Đặng Tiểu Bình có hai thành tựu lớn, một là đã khiến cho Trung Quốc tăng tốc trên con đường phát triển kinh tế, hai là đưa Trung Quốc hoà nhập vào dòng chảy của đời sống quốc tế. Về phương diện phát triển kinh tế, cống hiến chủ yếu của ông là coi  lãnh đạo kinh tế trở thành công tác trọng điểm của toàn đảng, đã mở cánh cửa lớn của Trung Quốc. Ông còn lần đầu tiên đề xuất chính sách “mở cửa đối với nước ngoài”, việc phát triển kinh tế đặc khu cũng được đặc biệt  chú ý,  khiến cho kinh tế đặc khu trở thành minh chứng lớn cho chính sách mở cửa.

    Công cuộc cải cách do Đặng Tiểu Bình đề xướng và thúc đẩy đã đạt được những thành tựu khiến người ta kinh ngạc. Trong 13 năm từ 1980 đến 1992, tổng sản phẩm kinh tế quốc dân của Trung Quốc mỗi năm tăng 8%, đây là tốc độ phát triển ngang với sự phát triển của “4 con rồng châu Á”, tốc độ phát triển vượt qua nước Úc. Từ 1980 đến 1990 mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc từ  38 tỷ đôla tăng lên 115 tỷ đôla, Trung Quốc từ một quốc gia kinh tế đối ngoại rất yếu kém trở thành một nước nền  kinh tế đối ngoại trở thành động lực cho sự phát triển. Đồng thời, Trung Quốc cũng hấp dẫn được vốn đầu tư nước ngoài của  những nước phát triển. Đến năm 1990, tư bản nước ngoài đã đầu tư mới và mở rộng hơn 3 vạn xí nghiệp, với số vốn hơn 2 tỷ đôla, điều kiện sống của nhân dân đã có cải thiện.

    Từ năm 1950 đến 1972 trước khi Nichxơn thăm Trung Quốc, Trung Quốc với thế giới vẫn có khoảng cách, quan hệ giữa thế giới với Trung Quốc ngày càng ít, sự hiểu biết của thế giới với Trung Quốc  ngày càng hạn hẹp. Đặng Tiểu Bình đã thay đổi tình trạng này. Dưới sự lãnh đạo của ông, Trung Quốc đã hoà nhập cùng  tiền vốn, kỹ thuật và hoạt động công thương nghiệp, đã  đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực hiện hiện đại hoá. Đồng thời, ông còn  giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế và khu vực, phát huy ảnh hưởng của Trung Quốc với các nước. Ông còn thay đổi cách nhìn đối với một số vấn đề của Trung Quốc, không  nhấn mạnh đến chiến tranh và cách mạng. Ông còn góp phần giải quyết một số vấn đề khẩn cấp của thế giới, khiến cho một số “điểm nóng” trở thành hoà dịu. Trung Quốc còn gia nhập rất nhiều tổ chức quốc tế trong đó có   Quỹ tiền tệ thế giới,

    Ngày 18 tháng 3 năm 1978 ở Bắc Kinh đã khai mạc đại hội khoa học toàn quốc, Đặng Tiểu Bình đã đọc một bài diễn văn quan trọng, đưa ra quan điểm “Khoa học đang trở thành  động lực sản xuất ngày càng quan trọng”, nhấn mạnh vai trò của trí thức, vai trò của nhân tài. Ông nói: “Trong thế kỷ 20, thực hiện hiện đại hoá nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng và khoa học, xây dựng nước ta trở thành cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại hoá, đó là sứ mệnh lịch sử vĩ đại của nhân dân ta”, “4 hiện đại hoá, quan trọng hàng đầu là hiện đại hoá khoa học kỹ thuật, không có khoa học kỹ thuật hiện đại sẽ không thể xây dựng được nông nghiệp hiện đại, công nghiệp hiện đại, quốc phòng hiện đại.  Đại hội khoa học toàn quốc khai mạc là tiếng kèn thúc giục tiến quân vào  4 hiện đại hoá, là biểu thị sự nghiệp khoa học kỹ thuật và sự nghiệp hiện đại hoá bước vào thời kỳ mới.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here