Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc là một lực lượng vĩ đại có vai trò quan trọng công cuộc chấn hưng dân tộc Trung Hoa. Từ chiến tranh trong nước lần thứ hai, chiến tranh chống Nhật, đến chiến tranh giải phóng, chiến tranh chống Mỹ viện Triều đến sự thành lập nước Trung Quốc mới hơn 50 năm, đội quân vĩ đại này đã đưa nhân dân Trung Quốc đứng dậy thoát khỏi địa vị nửa thực dân nửa phong kiến, luôn cùng đồng hành cùng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng nước Trung Quốc mới xã hội  chủ nghĩa hiện đại hoá, không hổ thẹn là bức trường thành gang thép của dân tộc Trung Hoa, của nhân dân Trung Quốc.

 Thất bại của đại cách mạng và sự chuẩn bị của đảng cộng sản Trung Quốc với khởi nghĩa Nam Xương

       Sau khi thành lập, đảng cộng sản Trung Quốc đã tập trung lãnh đạo cuộc  vận động công nhân lần thứ nhất, qua thực tiễn đã nhận thức được tính tất yếu của việc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất cách mạng, được sự thúc đẩy của đảng cộng sản Trung Quốc, năm 1924  hai đảng Quốc Cộng đã thực hiện hợp tác lần thứ nhất. Cuộc vận động  cách mạng Quốc dân đã phát triển sôi nổi, dưới ngọn cờ của mặt trận thống nhất cách mạng, tiến hành đại cách mạng Quốc dân.

     Năm 1926, chiến tranh Bắc phạt mở màn. Mục tiêu chiến đấu trực tiếp của nó là quân phiệt Bắc Dương được sự  ủng hộ trực tiếp của chủ nghĩa đế quốc. Cuộc chiến tranh Bắc phạt về cơ bản đã đánh đổ thế lực quân phiệt Bắc Dương, đánh thẳng vào chủ nghĩa đế quốc. Nhưng  trong khi tiến hành thắng lợi chiến tranh Bắc phạt, phái hữu Quốc dân đảng được sự ủng hộ của chủ nghĩa đế quốc và thế lực phản động  đã mở đầu cuộc  tiến công vào đảng cộng sản Trung Quốc, làm tan vỡ sự hợp tác hai đảng Quốc Cộng lần thứ nhất.

     Ngày 12 tháng 4 năm 1927, đồng bọn của Tưởng Giới Thạch  đã sai khiến một bọn lưu manh có vũ trang giả làm công nhân, đánh úp đội trật tự công nhân một số nơi. Sau đó, chúng lại mượn cớ nội bộ công nhân lục đục cử quân đội phản động tước vũ khí đội trật tự công nhân, đánh chết và làm bị thương hơn 300 công nhân. Chiều hôm đó, một số lưu manh đã chiếm Tổng công hội Thượng Hải. Ngày hôm sau, Tổng công hội triệu tập đại hội quần chúng công nhân yêu cầu trả lại vũ khí, quét sạch bọn lưu manh phản cách mạng, sau đó tiến hành tuần hành thị uy. Khi đội ngũ diễu hành đến đường phố Bảo Sơn, quân đội phản động của Tưởng Giới Thạch đã dùng súng bắn vào đám quần chúng công nhân tay không tấc sắt, đường Bảo Sơn máu chảy thành sông. Đồng thời, Tổng công hội bị niêm phong, đảng viên cộng sản, lãnh tụ công nhân và quần chúng cách mạng bị bắt, giết. Chỉ trong ba ngày, hơn 300 người bị giết, hơn 500 người bị bắt, hơn 5.000 người mất tích. Đây chính là cuộc chém giết phản cách mạng  “12 tháng 4” chỉ nghe thấy đã phải rùng mình. Tiếp đó, Tưởng Giới Thạch lại sai khiến đồng bọn ở nhiều địa phương tiến hành đại tàn sát. Tháng 4, quân phiệt Trương Tác Lâm ở Bắc Kinh đã giết hại Lý Đại Minh, người sáng lập đảng cộng sản Trung Quốc.

     Cùng với Tưởng Giới Thạch, Uông Tinh Vệ vốn là người theo phải tả, bất chấp việc phái tả Quốc dân đảng mà người đại biểu là Tống Khánh Linh phản đối , đêm ngày 14 tháng 7 tiến hành hội nghị “Phân cộng” ở Vũ Hán. Tại hội nghị, Uông Tinh Vệ đã đọc báo cáo nêu mục đích “Phân cộng”, khích động căm thù cộng sản, chống cộng sản, lại còn chỉ ra  đối với các đảng viên cộng sản tham gia Quốc dân đảng “phải có phương pháp đối xử, trong một đảng không thể có chủ nghĩa xung đột với chủ nghĩa, chính sách xung đột với chính sách, càng không thể có hai cơ quan tối cao”, nói như thế chính là nói Quốc Cộng phải chia rẽ. Hội nghị cuối cùng đã thông qua quyết nghị và mệnh lệnh liên quan đến “Phân cộng”, trong đó nêu rõ: “Đảng bộ trung ương phải ngăn chặn tất cả những lời nói và hành động chống lại chính sách và đường lối của đảng”, “Phàm là các đảng viên cộng sản ở trong đảng ta, trong các cấp đảng bộ của đảng ta, những người giữ các chức vụ trong các cấp chính phủ cho đến các cấp bậc trong quân cách mạng Quốc dân, ngay lập tức phải lên tiếng thoát ly đảng cộng sản, nếu không, tất cả đều phải đình chỉ ngay các chức vụ”, “trong thời kỳ cách mạng Quốc dân, các đảng viên cộng sản không được có những hoạt động cản trở cách mạng Quốc dân, không được lấy danh nghĩa của đảng Quốc dân làm công tác của đảng cộng sản”. Sau hội nghị này, từ hạ tuần tháng 7 trở đi, Uông Tinh Vệ đã từ “hoà bình phân cộng” phát triển đến “vũ lực thanh đảng”, điên cuồng đối phó với đảng cộng sản “phải dùng thủ đoạn đối phó với kẻ địch để đối phó,  bắt được một giết một, … đem từng tên một ra xử bắn”, bắt đầu cuộc đại tàn sát với những người của đảng cộng sản và quần chúng cách mạng.

     Sự thất bại của đại cách mạng có nguyên nhân bên ngoài, nhưng còn do Trần Độc Tú, người lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc lúc ấy đã mắc sai lầm hữu khuynh, có chính sách nhượng bộ trước sự tiến công của phái hữu Quốc dân đảng, đặc biệt là nhận thức không đầy đủ về  tầm quan trọng của quyền lãnh đạo quân đội, đây là nguyên nhân chủ yếu của thất bại trong đại  cách mạng Quốc dân.

     Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc trong cuộc chiến tranh cách mạng trong nước lần thứ nhất đã chưa hiểu rõ tính chất quyết định của quân đội, khiến cho tuyệt đại bộ phận quân đội đều bị Quốc dân đảng khống chế. Lực lượng vũ trang mà đảng cộng sản Trung Quốc có thể nắm được hoặc có  ảnh hưởng tập trung chủ yếu là tập đoàn quân số 4 phương diện quân số 2 của quân cách mạng Quốc dân do Trương Phát Khuê, người của Quốc dân đảng chỉ huy, trong đó bao gồm bộ đội của Hạ Long, Hiệp Đỉnh. Trước tình hình nghiêm trọng sau thất bại của đại cách mạng, tháng 7 năm 1927, tại Hán Khẩu, Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc  đã triệu tập Hội nghị uỷ viên thường vụ cục chính trị lâm thời quyết định bạo động quân sự ở phương diện quân số 2 quân cách mạng Quốc dân của Trương Phát Khuê, thành lập Uỷ ban tiền phương do Chu Ân Lai làm thư ký. Sau do phát hiện Trương Phát Khuê đã đứng về phe Uông Tinh Vệ, Trung ương đảng lập tức bỏ ảo tưởng dựa vào Trương Phát Khuê, quyết định độc lập hành động quân sự chống lại  chính phủ Quốc dân đảng Nam Kinh và Vũ Hán, đó chính là bạo động Nam Xương.

 Diễn biến khởi nghĩa Nam Xương

      Lúc đó, lực lượng địch ở Nam Xương tương đối bạc nhược, chỉ có Chu Bồi Đức chỉ huy phương diện quân số 5 gồm trung đoàn cảnh vệ, một bộ phận các quân đoàn số 3 và số 6, tổng cộng hơn 3.000 người. Ở khu vực Nam Xương, lực lượng vũ trang đảng ta nắm được hoặc có ảnh hưởng chủ yếu có quân đoàn 20 do Hiệp Đỉnh lãnh đạo, sĩ quan trong đoàn giáo dục, quân đoàn 3 do Chu Đức lãnh đạo và hai đội bảo an của cục công an Nam Xương, trung đoàn độc lập của Hiệp Đỉnh do cốt cán của sư đoàn 25 biên chế thành, một bộ phận sư đoàn 10 của Thái Diên Khải. Lực lượng còn có  trung đoàn cảnh vệ chính phủ Quốc dân do Lô Đức Minh lãnh đạo và một bộ phận phân hiệu trường quân chính trung ương Vũ Hán của Trần Nghị lãnh đạo mới từ Vũ Hán tập trung về Nam Xương.

     Ngày 27 tháng 7, Tại Nam Xương, Chu Ân Lai triệu tập hội  nghị quan trọng gồm Chu Đức, Lưu Bá Thừa, Uẩn Đại Anh, Bành Bái, Hiệp Đỉnh, Nhiếp Vinh Trăn và những người phụ trách tổ chức đảng Giang Tây tham gia, Hội nghị đã  thành lập và chỉ định Lưu Bá Thừa làm trưởng đoàn tham mưu gồm các uỷ viên Chu Ân Lai, Hiệp Đỉnh, Hạ Long., thành lập bộ chỉ huy quân khởi nghĩa  do Hạ Long làm tổng chỉ huy; Hiệp Đỉnh làm tổng chỉ huy tiền phương. Hội nghị quyết định  ngày 30 tháng 7 tiến hành khởi nghĩa. Trong lúc đó, Trương Quốc Đào từ Vũ Hán về đến Nam Xương ngăn cản cuộc khởi nghĩa, Chu Ân Lai đứng đầu Uỷ ban tiền phương qua một cuộc đấu tranh quyết liệt đã vượt qua sự cản trở của Trương Quốc Đào, dứt khoát quyết định khởi nghĩa.

     Ngày 1 tháng 8, Chu Ân Lai, Hạ Long, Hiệp Đỉnh, Chu Đức, Lưu Bá Thừa lãnh đạo hơn hai vạn bộ đội đảng cộng sản nắm được hoặc có ảnh hưởng tại Nam Xương, Giang Tây tuyên bố khởi nghĩa. Sau 4 giờ chiến đấu quyết liệt đã tiêu diệt được hơn 3.000 người, tịch thu hơn 5.000 khẩu súng, hơn 100 vạn viên đạn, nhiều đại pháo, chiếm được thành Nam Xương.

     Chiều ngày 1 tháng 8, Uỷ ban tiền phương triậu tập “Hội nghị liên tịch uỷ viên trung ương Quốc dân đảng các tỉnh, khu, thành phố đặc biệt và đại biểu các đảng bộ hải ngoại” thảo luận thông qua “Tuyên ngôn của hội nghị liên tịch” chỉ ra khẩu hiệu cách mạng và chính cương “đánh đổ chủ nghĩa đế quốc”, “đánh đổ quân phiệt cũ, mới” “thực hiện người cày có ruộng”, thành lập Uỷ ban cách mạng Quốc dân đảng Trung Quốc hạt nhân lãnh đạo là đảng viên cộng sản có các nhân sĩ phái tả Quốc dân đảng  tham gia. Uỷ ban cách mạng gồm  25 người : Tống Khánh Linh, Đặng Diễn Đạt, Đàm Bình Sơn, Chu Ân Lai, Hạ Long, Hiệp Đỉnh, Tô Triệu Chinh, Uẩn Đại Anh, Lý Lập Tam, Trương Quốc Đào, Quách Mạt Nhược, Ngô Ngọc Chương, Từ Đắc Lập, Lâm Tổ Hàm, Bành Bái, Hà Hương Ngưng, Bành Trạch Dân, Trương Thự Thời. Đây là Uỷban mang tính chất chính quyền, lấy danh nghĩa Uỷ ban cách mạng Quốc dân đảng  mục đích là kế thừa ba chính sách lớn “liên Nga, liên Cộng, hỗ trợ công nông” của Tôn Trung Sơn, phản đối chính phủ Tưởng Giới Thạch ở Nam Kinh và chính phủ Uông Tinh Vệ ở Vũ Hán, thực chất là chính quyền cách mạng dân chủ dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản có đại biểu công nhân, nông dân và giai cấp tiểu tư sản thành thị, liên hợp với các nhân sĩ phái tả Quốc dân đảng. Cùng ngày, 15 đảng viên cộng sản là uỷ viên trung ương Quốc dân đảng và 7 nhân sĩ phái tả Quốc dân đảng cùng ký tên phát biểu “Tuyên ngôn uỷ ban trung ương Quốc dân đảng” vạch rõ hành vi phản biến của Tưởng Giới Thạch và Uông Tinh Vệ, nhấn mạnh thái độ phản đỗi chủ nghĩa đế quốc, quét sạch quân phiệt cũ, mới, nêu rõ cần đấu tranh để giải quyết vấn đề ruộng đất.

     Ngày 2 tháng 8, sư đoàn chủ lực 25 quân đoàn 4 đóng quân ở Hồi Lĩnh do Nhiếp Vinh Trăn lãnh đạo được Uỷ ban tiền phương cử đến Nam Xương hợp với quân chủ lực. Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, bộ đội vẫn dùng phiên hiệu phương diện quân số 2 quân cách mạng Quốc dân nhưng Hạ Long thay làm  tổng chỉ huy, Hiệp Đỉnh thay làm tổng chỉ huy tiền phương, Lưu Bá Thừa thay làm tham mưu trưởng đoàn tham mưu, Quách Mạt Nhược làm chủ nhiệm bộ tổng chính trị. Bộ đội biên chế thành ba quân đoàn: quân đoàn 20 do Hạ Long kiêm làm quân đoàn trưởng, Liên Càn Ngô làm đại  biểu đảng quản lý sư đoàn 1, 2, 3 cùng với trung đoàn huấn luyện và tiểu đoàn đặc vụ; quân đoàn 9 do Vị Chử làm quân đoàn trưởng (mới nhận chức), phó quân đoàn trưởng Chu Đức, đại biểu  đảng là Chu Khắc Tĩnh, nguyên là cốt cán của  trung đoàn giáo dục, ngoài ra còn có một số công nhân nhà in và đường sắt tham gia, ước quân số khoảng một trung đoàn.

 Tình hình sau khởi nghĩa Nam Xương

      Khởi nghĩa Nam Xương đã làm chấn động phái phản động Quốc dân đảng.Uông Tinh Vệ điều hai quân đoàn chủ lực số 3 và số 9 của Chu Bồi Đức cấp tốc tiến về Nam Xương hòng bao vây Nam Xương tiêu diệt quân khởi nghĩa. Trước tình hình ấy, Uỷ ban tiền phương quyết định quân khởi nghĩa giữ nguyên kế hoạch tiến xuống Quảng Đông, giữ vững Hải Khẩu, chờ quân tiếp viện, chú trọng xây dựng căn cứ địa ở Quảng Đông, một lần nữa tiến hành Bắc phạt.

     Từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 8, bộ đội khởi nghĩa lần lượt rút khỏi Nam Xương, qua đường Lâm Xuyên, Quảng Xương về phía nam. Sư đoàn 10 của Thái Diên Khải khi đến bến đò Hiền Lý Gia thì làm binh biến đưa toàn bộ quân về Triết Giang. Cán bộ và học viên của phân hiệu Vũ Hán đi thuyền đến Cửu Giang bị Trương Phát Khuê bắt giữ, đại biểu phân hiệu đảng Trần Nghị hoá trang đi về phía nam, đến Lâm Xuyên, đuổi kịp quân khởi nghĩa, được cử đến trung đoàn 73 sư đoàn 25 làm đại biểu đảng. Lúc này, Tưởng Giới Thạch vội lệnh cho tổng chỉ huy quân đoàn 8 Lý Tế Thâm điều động lực lượng sư đoàn 8 giữ Nhị Quảng, chia làm hai hướng Giang Tây và phía nam Hồ Nam, chuẩn bị chặn đánh quân khởi nghĩa đang tiến về phía nam. Bộ đội khởi nghĩa ở khu vực Đoan Kim, Vân Xương sau khi chặn đánh tan quân của Hoàng Thiệu Hồng, Tiền Đại Quân, thay đổi dự định ban đầu qua Tầm  Ổ (nay là Tầm Điểu) đi huyện Mai đổi thành từ Trường Thịnh, Thượng Hàng tiến về khu vực đập Tam Hà, Triều Châu, Sán Đầu tỉnh Quảng Đông. Chu Đức chỉ huy sư đoàn 25 giữ đập Tam Hà, Chu Dật Quần chỉ huy sư đoàn 3 giữ Triều Châu, Sán Đầu. Qua hai lần chia quân, quân chủ lực còn gần 6.000 người chuyển về phía tây, dự định hợp với quân nông dân ở Hải Phong, Lục Phong chờ thời cơ giữ Huệ Châu. Ở khu vực Thang Khanh, quân cách mạng giao chiến ác liệt với địch ở Tiết Nhạc, hai bên giằng co đến tận Kiết Dương. Ngày 3 tháng 10, tại trấn Lưu Sa, bộ đội từ Sán Đầu rút về gặp cơ quan đầu não của Uỷ ban tiền phương. Trước khi rút khỏi Sán Đầu, trung ương đảng đã cử Trương Thái Lôi đi trước, truyền đạt tinh thần “Hội nghị 7 tháng 8” cho Chu Ân Lai, chỉ thị người lãnh đạo khởi nghĩa li khai bộ đội. Uỷ ban khởi nghĩa ở trấn Lưu Sa đã triệu tập hội nghị, Chu Ân Lai đã tổng kết bài học kinh nghiệm của thất bại, yêu cầu lực lượng vũ trang rút khỏi Hải Phong. Lục Phong để chiến đấu lâu dài. Chiều hôm đó, khi tiến vào núi Điểu Trạch, bộ đội chủ lực đã giao chiến kịch liệt với Trần Tế Đường, Từ Cảnh Đường và thua trận. Hơn 1.300 người còn lại  của sư đoàn 24 tại Cổ Long dưới sự lãnh đạo của Di Xương Nhan rút về khu vực Hải Phong,  Lục Phong cùng hợp với quân nông dân, đổi tên thành sư đoàn 2 quân cách mạng công nông, tiếp tục cuộc chiến đấu.  Một bộ phận khác do Chu Đức, Trần Nghị chỉ huy qua Cống Nam, Việt Bắc chuyển về Tương Nam, tổ chức phát triển chiến tranh du kích. Tháng 1 năm 1928 ở Tương Nam, tổ chức đảng địa phương và nông dân vũ trang phối hợp, tiến hành “khởi nghĩa Niên Quan” tại  Nghi Chương. Do gặp ưu thế “hiệp tiễu”  của quân địch, bộ đội khởi nghĩa và nông dân vũ trang phải rút về Tương Nam. Tháng 4 năm đó tất cả đến núi Tỉnh Cương hợp quân thắng lợi với quân của Mao Trạch Đông lãnh đạo, trở thành quân đoàn 4  quân cách mạng công nông Trung Quốc, sau  đổi tên thành quân đoàn 4 Hồng quân công nông. Đấy chính là cuộc hợp quân núi Tỉnh Cương nổi tiếng.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here