Sau thất bại của cách mạng Tân Hợi, Tôn Trung Sơn đã kiên trì lập trường cách mạng dân chủ của giai cấp tư sản tiếp tục đấu tranh. Ông đã cải tổ đảng Cách mạng Trung Hoa thành đảng Quốc dân Trung Quốc. Nhưng đảng Cách mạng Trung Hoa và đảng Quốc dân Trung Quốc  đều xa rời quần chúng, hai lần Tôn Trung Sơn lãnh đạo cách mạng  vận động Hộ quốc và vận động Hộ pháp đều thất bại. Trong khi Tôn Trung Sơn cảm thấy bế tắc khi đi tìm con đường cách mạng, trong lúc còn suy tính, thắng lợi của cách mạng tháng Mười ở nước Nga  đã khiến cho ông có hy vọng.

Tôn Trung Sơn đã gửi điện cho Lênin và chính phủ Xô viết, biểu thị sự khâm phục với với cuộc đấu tranh gian khổ của đảng Bônsêvich Nga. Vận động Ngũ Tứ đã giành được thắng lợi to lớn khiến cho Tôn Trung Sơn bắt đầu nhận thức được sự vĩ đại của lực lượng quần chúng. Đảng cộng sản Trung Quốc mới thành lập năm 1921 đã phát biểu chủ trương trước mắt, ca ngợi Tôn Trung Sơn kiên trì tinh thần cách mạng dân chủ, đồng thời nói rõ với ông, cách mạng phải dựa vào lực lượngquần chúng. Đây chính là điều kiện cho sự hợp tác Quốc Cộng.

 Đại hội lần thứ ba đảng cộng sản Trung Quốc và Đại hội lần thứ nhất Quốc dân đảng

     Ngày 22 tháng 4 năm 1922, Tôn Trung Sơn từ Quảng Tây trở về Quảng Châu. Đại biểu Quốc tế cộng sản Mã Lâm tới Trung Hoa tham gia đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất đoàn thanh niên xã hội chủ nghĩa Trung Quốc diễn ra ở Quảng Châu. Mã Lâm lại bố trí cho đại biểu toàn quyền Nga Xô viết và Tôn Trung Sơn hội đàm vấn đề Quốc Cộng hợp tác. Tôn Trung Sơn thể hiện tình cảm tốt đẹp của mình với Nga Xô, lại bộc lộ dự định xây dựng mối liên hệ với Nga Xô, tin tưởng sâu sắc người bạn chân thành gần gũi duy nhất của cách mạng Trung Quốc  là Nga Xô. Tôn Trung Sơn nói rõ cho phép đảng viên cộng sản và đoàn viên thanh niên xã hội chủ nghĩa  gia nhập Quốc dân đảng, chấp nhận sự lãnh đạo của ông, kiên quyết cự tuyệt hình thức hợp tác với đảng khác.

    Ngày 12 tháng 6 năm 1923, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đảng cộng sản Trung Quốc cử hành tại Quảng Châu. Đây là đại hội đại biểu thứ nhất có ý nghĩa lịch sử tương đối quan trọng, đại hội lần này đã thảo luận và tiếp thụ nghị quyết của Quốc tế cộng sản về Quốc Cộng hợp tác và đảng viên cộng sản với danh nghĩa cá nhân có thể tham gia Quốc dân đảng, đây là cơ sở chính trị cho sự hợp tác Quốc Cộng lần thứ nhất.

    Trong hội nghị lần này, những người đảng viên cộng sản trẻ tuổi đã dấy lên khí thế mới của cách mạng Trung Quốc, tiến hành thảo luận sôi nổi về tình hình chính trị trong nước và vấn đề xây dựng đảng. Các đại biểu đã phê phán ý kiến sai lầm của Trương Quốc Đào không đồng ý hợp tác Quốc Cộng, đồng thời cũng tiến hành phê phán quan điểm hữu khuynh “tất cả công tác đều hướng về Quốc dân đảng” của Trần Độc Tú. Qua thảo luận, đại hội đã thông qua văn kiện “Nghị quyết về vận động quốc dân và vấn đề Quốc dân đảng”, quyết định cùng hợp tác với Quốc dân đảng Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn, xây dựng mặt trận thống nhất cách mạng. Đảng viên cộng sản với tư cách cá nhân có thể gia nhập Quốc dân đảng, cải tổ Quốc dân đảng thành liên minh cách mạng của giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản và giai cấp tư sản dân tộc. Để đảm bảo tính độc lập về chính trị của đảng, văn kiện yêu cầu đảng viên cộng sản gia nhập Quốc dân đảng nhưng  phải bảo vệ và nỗ lực mở rộng tổ chức của đảng cộng sản, nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật của đảng. Đại hội lần thứ ba của đảng còn có một sự kiện quan trọng là Mao Trạch Đông  được bầu là một trong năm người trong Trung ương cục, đảm nhận chức Bí thư, cùng với Trần Độc Tú phụ trách công tác hàng ngày của đảng. Đây là lần đầu tiên từ khi đảng cộng sản Trung Quốc thành lập, Mao Trạch Đông đã gia nhập bộ máy lãnh đạo của đảng. Đây cũng là chức vụ cao nhất mà ông đảm nhiệm trước hội nghị Tuân Nghĩa năm 1935.

    Do kiến nghị của đảng cộng sản Trung Quốc và Liên Xô về việc thành lập chính đảng liên hợp quần chúng công nông và vũ trang cách mạng, Tôn Trung Sơn đã quyết định cải tổ Quốc dân đảng. Mùa thu năm 1922, tại Thượng Hải, Quốc dân đảng triệu tập hội nghị có đảng viên cộng sản tham gia, nghiên cứu kế hoạch cải tổ Quốc dân đảng, khởi thảo Tuyên ngôn của tổ chức Quốc dân đảng, chính cương và điều lệ đảng. Hai đảng Quốc Cộng thực hiện hợp tác lần thứ nhất.

    Từ ngày 20 đến ngày 30 tháng 1 năm 1924, đại hội đại biểu toàn quốc  cử hành tại Quảng Châu do Tôn Trung Sơn chủ trì. Đại hội lần này được triệu tập với sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản  và đảng cộng sản Trung Quốc. Đến dự đại hội có 165 đại biểu, đảng cộng sản Trung Quốc có Lý Đại Chiêu, Mao Trạch Đông , Đàm Bình Sơn, Cù Thu Bạch, Lâm Bá Cứ… Đại hội thông qua “Tuyên ngôn đại hội đại biểu Quốc dân đảng Trung Quốc lần thứ nhất”, thông qua chính cương và điều lệ của Quốc dân đảng và biện pháp cụ thể cải tổ, giải thích chủ nghĩa Tam dân, phát triển chủ nghĩa Tam dân cũ thành chủ nghĩa Tam dân mới, trên thực tế xác định ba chính sách lớn liên Nga, liên Cộng, hỗ trợ công nông. Tuyên ngôn đại hội thông qua tiếp thụ chủ trương chống đế quốc, chống phong kiến của đảng cộng sản Trung Quốc. Nội dung của chủ nghĩa Tam dân mới và cương lĩnh của giai đoạn cách mạng dân chủ của đảng cộng sản Trung Quốc về cơ bản giống nhau, là cơ sở chính trị để hai đảng cùng hợp tác. Đại hội đã thông qua “Chương trình Quốc dân đảng Trung Quốc”, đã cải tổ Quốc dân đảng, xác nhận đảng viên cộng sản và đoàn viên thanh niên xã hội chủ nghĩa có thể với tư cách cá nhân tham gia Quốc dân đảng, thay đổi chế độ tập quyền cá nhân trong quá khứ thành chế độ tập trung dân chủ chủ nghĩa. Đại hội đã bầu Lý Đại Chiêu, Đàm Bình Sơn, Mao Trạch Đông, Lâm Bá Cứ, Cù Thu Bạch, Trương Quốc Đào… tất cả 10 người đảng viên cộng sản tham gia Uỷ ban chấp hành trung ương Quốc dân đảng. Đại hội lần này đã hoàn thành công việc cải tổ Quốc dân đảng, Quốc dân đảng sau cải tổ là liên minh cách mạng dân chủ giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản và giai cấp tư sản dân tộc, nó là hình thức tổ chức mặt trận thống nhất cách mạng làm cơ sở cho sự hợp tác giữa đảng cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng. Việc triệu tập đại hội này xác nhanạ sự hình thành chính thức Quốc Cộng hợp tác  lần thứ nhất và mở đầu cuộc chiến tranh cách mạng trong nước lần thứ nhất.

 Hợp tác Quốc Cộng và chiến tranh cách mạng trong nước lần thứ nhất

     Tháng 5 năm 1924, được sự giúp đỡ của Liên Xô và đảng cộng sản Trung Quốc, tại Hoàng Phố, Quảng Châu Tôn Trung Sơn đã thành lập trường sĩ quan lục quân để bồi dưỡng cán bộ quân sự, Liêu Trọng Khải được phái tả Quốc dân đảng cử làm đại biểu đảng của trường, Tưởng Giới Thạch làm hiệu trưởng. Liêu Trọng Khải cùng hiệu trưởng Tưởng Giới Thạch và cố vấn Liên Xô thương lượng quyết định mời đảng cộng sản Trung Quốc cử người thích hợp làm chủ nhiệm chính trị của trường. Tháng 11 năm 1924, đảng cộng sản Trung Quốc đã cử Chu Ân Lai làm chủ nhiệm chính trị, sau đó lại cử Uẩn Đại Anh, Tiêu Sở Nữ, Nhiếp Vinh Trăn, … là đảng viên cộng sản đến công tác tại trường. Sau khi Chu Ân Lai đến trường, việc đầu tiên là ông xây dựng và kiện toàn tổ chức đảng cộng sản, thành lập “chi bộ đặc biệt trường quân sự Hoàng Phố Trung Quốc”, tích cực phát triển đảng viên, định ra kế hoạch giáo dục chính trị, soạn thảo giáo trình lịch sử phát triển xã hội, lịch sử xâm lược Trung Hoa của chủ nghĩa đế quốc, lịch sử cách mạng các nước. Chu Ân Lai đã chỉ ra: “côngtác chính trị trong quân đội  chủ yếu là tiến hành giáo dục chính trị”. Ông không những đích thân giảng dạy, làm báo cáo mà còn mời Mao Trạch Đông,Trương Thái Lôi, Tô Triệu Chinh… đến trường giảng dạy. Trong trường có cây đa lớn, dưới bóng đa ấy, Chu Ân Lai thường cùng  học viên các địa phương đàm luận. Nhiều học sinh ưu tú của trường quân sự  Hoàng Phố đều là đảng viên cộng sản như Tưởng Tiêu Vân, Từ Hướng Tiền, Trần Canh, Tả Quyền, Chu Dật Quần, Hoàng Công Lược, Đào Chúc, Lưu Chí Đan… Trường quân sự Hoàng Phố đã cung cấp rất nhiều nhân tài cho chiến tranh cách mạng trong nước lần thứ nhất, có cống hiến quan trọng cho sự phát triển của cách mạng về sau.

Dưới sự lãnh đạo, ảnh hưởng và tác động của đảng cộng sản Trung Quốc, trong những điều kiện của Quốc Cộng hợp tác, Trung Quốc đã mở ra cuộc đại cách mạng chống đế quốc, phong kiến. Cuộc vận động 30 tháng 5  năm 1925 biểu hiện của cao trào cách mạng trên phạm vi cả nước đã đến, là cơ sở quần chúng đặt nền móng cho chiến tranh cách mạng  tiến hành tấn công quân phiệt Bắc Dương.

    Giữa năm 1926 và 1927, nhân dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo và tổ chức của đảng cộng sản Trung Quốc  và Quốc dân đảng Trung Quốc  đã tiến hành phản đối chủ nghĩa đế quốc và tiến hành chiến tranh cách mạng với quân phiệt Bắc Dương. Để lật đổ tận gốc ách thống trị phản động của quân phiệt Bắc Dương, tháng 7 năm 1926, quân cách mạng quốc dân khoảng 10 vạn người từ Quảng Đông chia làm ba đường chính thức ra quân Bắc phạt, Tưởng Giới Thạch làm Tổng tư lệnh. Trung đoàn độc lập của  Hiệp Đỉnh thuộc quân đoàn 4 mà cốt cán là đảng viên cộng sản và đoàn viên thanh niên cộng sản đảm nhận làm bộ đội tiền trạm, họ anh  dũng, thiện chiến, giành được danh hiệu vinh dự “quân thép”. Dưới sự lãnh đạo  của đảng cộng sản Trung Quốc, quảng đại quần chúng công nông đã ủng hộ mạnh mẽ cho chiến tranh Bắc phạt, tạo điều kiện cho quân cách mạng  Quốc dân tiến lên phía trước. Quân hướng tây đã giải phóng Hồ Nam, đánh chiếm Vũ Hán, Hồ Bắc; quân cánh giữa đã giải phóng Giang Tây; quân hướng đông đã giải phóng Phúc Kiến. Đầu năm 1927, quân Bắc phạt trước sau đã đánh bại đội quân chủ lực của quân phiệt Bắc Dương Ngô Bội Phù, Tôn Truyền Phương, chiếm được một nửa đất Trung Quốc, giành được thắng lợi vĩ đại.

    Nhưng việc tiến quân thắng lợi của cuộc Bắc phạt, cuộc vận động công nông của đảng lãnh đạo  phát triển mau chóng đã làm rung động cơ sở thống trị của chủ nghĩa đế quốc và thế lực phong kiến ở Trung Quốc. Trong khi cuộc Bắc phạt đang phát triển  đến những bước ngoặt quan trọng, Tưởng Giới Thạch, Uông Tinh Vệ và thế lực  phái hữu   Quốc dân đảng  được sự ủng hộ của chủ nghĩa đế quốc trước sau đã phát động chính biến phản cách mạng “12 tháng 4” và “15 tháng 7” ở Thượng Hải và Vũ Hán. Đồng thời do sai lầm của chủ nghĩa đàu hàng hữu khuynh của Trần Độc Tú, đảng chưa thể có biện pháp ứng phó chính xác trước những sự biến bất ngờ. Kết quả tập đoàn phản động của  Tưởng Giới Thạch  đã cướp lấy thành quả của cách mạng, thiết lập sự thống trị của quân phiệt mới, cuộc chiến tranh Bắc phạt vô cùng oanh liệt cuối cùng đã thất bại.

    Nguyên nhân thất bại của đại cách mạng có nhiều mặt, đầu tiên về phía khách quan, khi tiến hành đại cách mạng lần thứ nhất lực lượng giai cấp của địch mạnh, ta còn yếu. Các nước đế quốc chủ nghĩa và quân phiệt phong kiến Trung Quốc, giai cấp thân hào mại bản đã câu kết lại, họ không chỉ có kinh nghiệm chính trị mà còn có thực lực kinh tế, phải thừa nhận lực lượng cách mạng còn xa mới bằng được họ.

    Hơn nữa, về phía chủ quan, quần chúng công nông, quân chủ lực của cách mạng Trung Quốc tuy được phát động tương đối rộng rãi, nhưng trình độ động viên và tổ chức chưa đầy đủ, lực lượng phát triển cũng rất không đồng đều. Nghiêm trọng hơn, đảng cộng sản Trung Quốc là trung kiên cách mạng lúc này tuổi đời còn quá trẻ, hiểu biết quy luật cách mạng chưa nhiều, chưa giỏi kết hợp chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin với thực tế cách mạng Trung Quốc để  tìm được con đường đặc sắc và thích hợp với tình hình Trung Quốc. Đặc biệt là sau thời kỳ chiến tranh Bắc phạt, chủ nghĩa đầu hàng hữu khuynh của Trần Độc Tú dần chiếm địa vị thống trị trong cơ quan lãnh đạo trung ương, vứt bỏ quyền lãnh đạo với cách mạng Trung Quốc, sau khi lực lượng phản cách mạng đột nhiên phát động cuộc tiến công thế lực cách mạng không có biện pháp chống lại kết quả đã dẫn tới việc cách mạng chịu nhiều tổn thất vô cùng to lớn.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here