Truyện tình yêu của Tư Mã Tương Như và Trác Văn Quân nảy sinh ở thời Hán Vũ Đế. Lúc đó, tự do yêu đương là một việc kinh thiên động địa, cho nên câu chuyện của họ vô cùng hấp dẫn mọi người.
Trác Văn Quân là con gái út gia đình giàu có Trác Vương Tôn thời Hán Vũ Đế, nhà ở Lâm Cùng (Lâm Lai, Tứ Xuyên ngày nay). Nhà Trác Vương Tôn rất giàu có, nô bộc có tới hơn tám trăm người. Sinh trưởng trong một gia đình như thế, Trác Văn Quân từ nhỏ đã được học đủ mọi thứ, sau khi lớn lên, vừa thông minh, vừa xinh đẹp, mà cầm kỳ thi họa đều tinh thông, đặc biệt là đàn cổ, cô rất được Trác Vương Tôn yêu quý. Đáng tiếc là Trác Văn Quân mới lấy chồng chưa lâu, chồng đã chết. Mới 17 tuổi, nàng đã trở thành góa phụ. Trác Văn Quân từ nhà chồng trở về nhà cha mẹ. Trong thời đại đó, góa phụ không thể tái giá. Nhưng Văn Quân tuổi trẻ, xinh đẹp, trong lòng còn tràn đầy khát vọng với tình yêu, không muốn sống mãi cuộc sống cô đơn.
Trong lúc buồn chán, nàng gảy đàn, xem một số tác phẩm của các văn nhân. Lúc đó, có một người là Tư Mã Tương Như rất nổi tiếng, phú của ông viết, các Hoàng đế đều thích. Đọc một số tác phẩm của Tư Mã Tương Như, Trác Văn Quân trong lòng ngầm mến mộ ông nhưng không có cơ hội gặp gỡ.
Đúng lúc đó, Tư Mã Tương Như đến Lâm Cùng. Quan hệ giữa ông và huyện lệnh Vương Cát rất thân mật. Nhân Trác Vương Tôn và một gia đình giàu có khác là Trình Quách muốn làm đẹp mặt huyện lệnh, chuẩn bị một bữa tiệc khoản đãi Tư Mã Tương Như. Hai người bàn bạc và quyết định mở tiệc ở nhà Trác Vương Tôn.
Hôm đó, khách khứa đều có mặt đông đủ, Vương Cát cũng đến từ sớm, nhưng không thấy Tư Mã Tương Như đâu nên Vương Cát phải đi tìm.
Vốn Tư Mã Tương Như ban đầu từ chối, sau thì đến muộn. Sức hấp dẫn của Tư Mã Tương Như qua tiếng tăm của ông khiến ai nấy đều như nghiêng ngả. Mọi người đang vui trong tiệc rượu, Vương Cát đứng lên nói:
– Tư Mã Tương Như gảy đàn rất hay, muốn ông đàn vài khúc góp vui.
Sau một hồi từ chối, Tư Mã Tương Như mới tới ngồi trước cây đàn, dạo vài khúc. Tiếng đàn du dương của ông đã làm động lòng Trác Văn Quân đang đứng sau tấm bình phong. Vốn nàng đã nghe nói Tư Mã Tương Như sẽ đến đã đứng đợi từ trước. Nghe tiếng đàn của Tư Mã Tương Như, Trác Văn Quân dường như vô cùng cảm thông và cảm thấy “dường như chàng cũng thích ta”. Ký thực Trác Văn Quân cũng đã biết, sau khi tới Lâm Cùng, Tư Mã Tương Như đã sớm nghe nói về quả phụ Trác Văn Quân xinh đẹp và thông tuệ, trong lòng đã nảy sinh lòng yêu mến. Ông và Vương Cát tham gia bữa tiệc rượu này cũng chính là để thăm dò thái độ của Trác Văn Quân.
Đến lúc này, thông qua tiếng đàn, hai người dường như đã hiểu rõ lòng nhau. Dời khỏi bữa tiệc, Tư Mã Tương Như còn gửi lại tiền cho người hầu của Trác Văn Quân. Biết điều đó, Trác Văn Quân vô cùng sung sướng nhưng nàng cũng hiểu cha mẹ nàng không bao giờ chấp nhận tình cảm này.
Nhưng không dễ gặp được tri âm, nàng sao có thể bỏ lỡ cơ hội. Nàng đã có một hành động vượt lẽ thường tình vào thời đại ấy. Nửa đêm, nàng tới nơi ở của Tư Mã Tương Như, hai người cùng nhau đến Thành Đô.
Trác Vương Tôn vừa giận vừa buồn, nhất là sau khi biết gia đình Tư Mã Tương Như rất nghèo. Thoát khỏi cuộc sống giàu sang đi theo tiếng gọi của tình yêu, nhưng Trác Văn Quân không chịu mổi cuộc sống nghèo khó. Nàng nói với chồng:
– Chúng ta về Lam Cùng đi, cho dù cha không cho chúng ta tiền, cũng có thể nhờ vào anh em qua ngày, sống như thế này khổ quá!
Hai người lại trở về Lâm Cùng, họ bán hết xe ngựa, mở một quán rượu nhỏ. Mỗi khi Trác Văn Quân ra ngoài mua rượu, Tư Mã Tương Như đều phải khoác tạp dề rửa bát, quét nhà trước mặt mọi người. Việc ấy khiến Trác Vương Tôn xấu hổ với những người xung quanh, không dám ra khỏi nhà.
Có người khuyên Trác Vương Tôn:
-Tư Mã Tương Như tuy không có tiền, nhưng anh ta có tài học, có nhân phẩm, nhất định sẽ có ngày làm nên.
Trác Vương Tôn vừa thương con gái, cũng không biết làm thế nào bèn chia cho họ hơn trăm người nô bộc, một trăm vạn quan tiền gọi là hồi môn cho con gái đi lấy chồng. Có tiền bạc, Trác Văn Quân cùng Tư Mã Tương Như trở lại Thành Đô với cuộc sống giàu sang.
Rồi cuối cùng, Tư Mã Tương Như cũng làm quan, rất được sự yêu mến và tín nhiệm của nhà vua, không phụ niềm tin và tình yêu của Trác Văn Quân. Đến khi đó, Trác Vương Tôn nói với mọi người:
– Trác Văn Quân lấy Tư Mã Tương Như thế là quá muộn. Lẽ ra hai người phải đến với nhau sớm hơn.
Người ta nói, khi Tư Mã Tương Như cực kỳ giàu sang, muốn cưới nàng Mậu Lăng (3) làm thiếp. Trác Văn Quân biết, viết bài thơ “Bạch đầu ngâm” gửi cho chồng, ngoài việc biểu lộ tình yêu của mình, cũng kiên quyết thể hiện thái độ: nếu Tư Mã Tương Như muốn cưới thiếp, hai người sẽ chia tay.
Xem bài thơ, Tư Mã Tương Như rất cảm động, bỏ ý định ấy, hai người sống với nhau cho tới cuối đời.
Trác Văn Quân đi theo tiếng gọi của tình yêu và quyết tâm bảo vệ tình yêu ấy khiến người đời vô cùng cảm động.
Chú thích:
- Cầm, kỳ, thi, họa là bốn kỹ năng cơ bản của văn nhân thời cổ, thông qua các kỹ năng này mà thể hiện là con người có giáo dục.
- Phú: hình thức tản văn lưu hành từ đời Hán. Tư Mã Tương Như giỏi viết phú,lưu truyền đến nay còn có “Tử hư phú”, “Thượng lâm phú”.
- Mậu Lăng; Lăng là tên huyện, một trong Ngũ Lăng thời Tây Hán.
Có lẽ phải thêm bài thơ Bạch Đầu Ngâm nữa thì bài viết mới hay hơn!
Bạch đầu ngâm
Khúc ngâm đầu bạc (Người dịch: Điệp luyến hoa)
Ngai như sơn thượng tuyết,
Kiểu nhược vân gian nguyệt.
Văn quân hữu lưỡng ý,
Cố lai tương quyết tuyệt.
Kim nhật đấu tửu hội,
Minh đán câu thuỷ đầu.
Tiệp điệp ngự câu thượng,
Câu thuỷ đông tây lưu.
Thê thê phục thê thê,
Giá thú bất tu đề.
Nguyện đắc nhất tâm nhân,
Bạch đầu bất tương ly.
Trúc can hà niệu niệu,
Ngư vĩ hà si si.
Nam nhi trọng ý khí,
Hà dụng tiền đao vi.
Trắng như tuyết trên núi,
Sáng tựa trăng giữa mây.
Nghe lòng chàng hai ý,
Thiếp đành đoạn tình này.
Hôm nay chén sum họp,
Đầu sông tiễn sớm mai.
Lững thững theo dòng nước,
Nước mãi chảy đông tây.
Buồn đau lại buồn đau,
Vợ chồng chẳng nên than.
Mong người lòng chỉ một,
Bạc đầu chẳng xa nhau.
Chiếc cần sao lay động,
Đuôi cá sao cong cong.
Nam nhi trọng ý khí,
Sao tiền bạc thay lòng.
[…] với mối tình tự do, bất chấp sự ngăn cản của gia đình. Xem chi tiết tại đây. […]
Kính gửi: ONGGIAOLANG.com
Rất ngưỡng mộ và cám ơn về những tư liệu lịch sử . Mong được học hỏi thêm .
hay
Xin cảm ơn Ông Giáo Làng. Bài viết rất sống động.
Nhạc sĩ Phạm Duy Nhượng (1919 – 1967), anh thứ 2 của nhạc sĩ Phạm Duy đã viết một nhạc phẩm về mối tình này. Tựa đề Tà Áo Văn Quân. Lời và nhạc vô cùng thanh thoát và cao thượng, thấm sâu vào lòng người nghe. Trong các ca sĩ trình bày từ trước tới nay chỉ có ca sĩ Mai Hương (sinh 1941) trình bày điêu luyện nhất. Xin vào trang dưới đây:
http://lyric.tkaraoke.com/17408/ta_ao_van_quan.html
phải để chồng lấy thêm thiếp chứ , vợ vậy ít kỉ quá rồi
Tư Mã Tương Như rất xấu rồi, dụ dỗ con gái nhà người ta, lại tính kế cho cha vợ bẽ mặt để lấy tiền hồi môn của vợ (đây gọi là bám váy vợ, ăn cơm mềm đó), giàu có rồi thì lại thay lòng.