TÂY HÁN
(206 trước CN – 25)
Lưu Bang đánh bại kình địch Hạng Vũ, kiến lập triều Hán, định đô ở Trường An, sử gọi là Tây Hán. Triều Hán là một triều đại quan tọng. Nó khiến đế quốc Trung Hoa trải qua một thời kỳ phồn vinh. Trong hơn hai trăm năm của Tây Hán, Trung Quốc tiếp tục xác lập chế độ chính trị chuyên chế cho tới gần hai nghìn năm sau. Cách gọi “Hán tộc” cũng cùng với chính quyền Tây Hán xác định hình thế chính trị với thiên hạ.
Thời Hán Cao tổ Lưu Bang tại vị, mâu thuẫn phong vương khác họ không ngừng gay gắt. Trước sau, Lưu Bang đã gạt bỏ Hàn Tín, Bành Việt, Anh Bố, … từng giết ngựa trắng ăn thề, khác họ không phong vương. Lưu Bang chết không lâu, Lữ Hậu đã cướp được chính quyền, trọng dụng thân tộc họ Lữ. Sau do sự nỗ lực của Chu Bột, Trần Bình, diệt trừ được họ Lữ, khôi phục giang sơn cho họ Lưu. Thời Cảnh Đế ở ngôi, bon vương cùng họ Lưu Tỵ không phục tùng trung ương tập quyền, phát động “thất quốc chi loạn”. Hán Cảnh Đế đã bình định được phản loạn, chính quyền trung ương của triều Hán mới được củng cố, quốc gia dần trở nên an định và phồn vinh, xuất hiện cái gọi là “Văn Cảnh chi trị”.
Hán Vũ Đế sau Cảnh Đế, là ông vua có nhiều cống hiến của triều Hán, nhưng do cả đời chiến đấu với Hung Nô dẫn tới trong triều đình xuất hiện các phe phái chính trị khác nhau, cuối cùng, chính quyền Tây Hán từ cực thịnh chuyển thành suy bại, về sau, tuy có sự nỗ lực của “Tuyên Đế trung hưng” nhưng cuối cùng, truyền thống đã mai một, không thể khôi phục được sự thịnh trị như trước thời Vũ Đế. Từ thời Thiệu Đế, Tuyên Đế, xuất hiện xu hướng ngoại thích chuyên quyền, cuối cùng phát triển đến Vương Mãng một mình nắm triều chính, lập nên “Tân triều”. Như vậy, sự thống trị của Tây Hán kết thúc.
Tây Hán là thời đại trọng nông nghiệp, so với mấy triều trước, do thời gian xã hội ổn định tương đối dài, nông nghiệp phát triển nhanh chóng, công thương nghiệp cũng phồn vinh chưa từng có, rất coi trọng thương nhân và thương nghiệp, đại thương nhân làm quan không còn là chuyện hiếm thấy.
Một đặc sắc của triều Tây Hán là rất nâng đỡ và coi trọng văn hóa. Ở thời kỳ Văn Cảnh, đồng thời với việc sử dụng quan lại, đời Hán rất coi trọng việc tiến cử kẻ sĩ có tài đức, mở rộng phạm vi cử sĩ. Văn học đời Hán cũng phát triển tới đỉnh cao, trước sau đã xuất hiện phú Hán và thơ Lạc phủ nổi tiếng. Điều đó khiến cho lịch sử văn hóa Trung Quốc vào đời Hán có vị trí quan trọng.
BẢNG THẾ HỆ CÁC ĐẾ VƯƠNG
Cao Tổ Lưu Bang 206 – 195 trước CN
Huệ Đế Lưu Doanh 194 – 188 trước CN
Cao hậu Lữ Trĩ 187 – 180 trước CN
Văn Đế Lưu Hằng 179 – 157 trước CN
Cảnh Đế Lưu Khải 156 – 141 trước CN
Vũ Đế Lưu Triệt 140 – 87 trước CN
Thiệu Đế Lưu Phất Lăng 86 – 74 trước CN
Tuyên Đế Lưu Tuân 73 – 49 trước CN
Nguyên Đế Lưu Thích 48 – 33 trước CN
Thành Đế Lưu Ngao 32 trước CN – 7
Vương Mãng 9 – 23
Canh Thủy Đế Lưu Huyền 23 – 25.
SỰ KIỆN LỚN
206 trước CN: Lưu Bang tiến quân vào Hàm Dương. Tần Tử Anh thoái vị, triều Tần mất. Lưu Bang được phong Hán vương, mở đầu kỷ nguyên Tây Hán.
202 trước CN: Kết thúc chiến tranh Sở – Hán, Hạng Vũ tự sát. Lưu Bang xưng đế.
200 trước CN Hán Cao Tổ bị vây ở núi Bạch Đế 7 ngày, dùng kế Trần Bình giải vây.
188 trước CN Huệ Đế chết, Lữ Hậu vào triều.
180 trước CN Lữ Hậu chết. Trần Bình, Văn Bột đón Hán Văn Đế lên ngôi.
167 trước CN Đề Vinh dâng thư, Hán Văn Đế phế trừ nhục hình.
154 trước CN Loạn 7 nước.
136 trước CN Hán Vũ Đế bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật.
133 trước CN Hán Vũ Đế dụ Hung Nô đến Mã Ấp. Chiến tranh Hán – Hung Nô bắt đầu.
126 trước CN Trương Khiên từ Tây Vực trở về, trước sau đi về hết 13 năm.
115 trước CN Khai thông con đường tơ lụa.
104 trước CN Tư Mã Thiên bắt đầu viết Sử ký.
87 trước CN Hán Chiêu Đế lên ngôi, Hoắc Quang phụ chính.
8 trước CN Vương Mãng tự lập làm đế, định quốc hiệu “Tân”.
17 Vương Khương, Vương Phượng lãnh đạo dân đói khởi nghĩa ở núi Lục Lâm, sử gọi “khởi nghĩa Lục Lâm”
18 Phàn Sùng Khởi nghĩa, sử gọi “khởi nghĩa Xích Mi”.
23 Cuộc chiến ở Khôn Dương, Lưu Tú đại phá quân Vương Mãng. Tân triều mất.