Thời kỳ Lưỡng Tống trong giới tư tưởng học thuật xuất hiện một học phái tự xưng là “Lý học”. Lý học là học phái Nho gia mới trong đó  những tư tưởng Nho giáo chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo. Từ sau Hán Võ Đế “độc tôn Nho thuật”, đến sau này Khổng Mạnh làm bá chủ, từ Hán đến Đường, kinh điển học Nho giáo  đều rất phát đạt. Nhưng đời Hán đạo Nho thiên về khảo cứu, dòng chảy bị chặn lại, đạo Nho đời Đường chỉ có một dòng chủ lưu. Sau đó, Nho, Phật, Đạo có sự giao thoa, Tống Nho không câu nệ  cựu kinh, lấy giải thích ý nghĩa làm chính, khiến cho Nho học mới phát triển, xưng là Lý học, cũng còn gọi là Đạo học hoặc Tống học.

 “Tồn thiên lý, diệt nhân dục”

 Chu Đôn Di  là nhà sáng lập ra Lý học đời Bắc Tống mà người phát huy, mở mang nó là hai anh em Trình Hạo và Trình Di cùng với Chu Hy đời Nam Tống. Trình Hạo tự là Bá Tuần, Trình Di tự là Chính Thúc, người Lạc Dương. Cả hai đều là học trò của Chu Đôn Di. Chu Đôn Di chỉ ra căn nguyên của vũ trụ là “vô cực”, hai anh em họ Trình tiến thêm một bước chỉ ra bản chất của mọi sự vật trong thiên hạ là “lý”. Nhưng Trình Hạo chú trọng đến việc tu dưỡng nội tâm, về sau đến dời Nam Tống Lục Cửu Uyên kế thừa. Trình Di thì chủ trương biết hết  các vật, nên đề ra “khứ nhân dục, tồn thiên lý”, đề cao “đói hay chết là việc nhỏ, thất tiết mới là việc lớn”. Sau chủ trương này được Chu Hy đời Nam Tống đề cao, cho nên gọi là “Trình Chu chi học” (cái học của Trình, Chu).

Chu Đôn Di được coi là tổ sư, người mở đường cho Lý học. Cái gọi là  “tâm tình nghĩa lý”  của Lý học Tống Minh chủ yếu là cống hiến của Chu Đôn Di.

Cái gọi là “tâm tính nghĩa lý” chủ yếu  chỉ ra vấn đề tính mệnh, đạo đức,  nó là chủ đề của Nho học đời Tống Minh, cũng là toàn bộ những vấn đề  đã không ngừng tranh luận trong lịch sử. Người đã chỉ ra vấn đề này sớm nhất là Mạnh Tử cùng với thầy của ông là Tử Tư, nhưng do những hạn chế của điều kiện lúc bấy giờ, họ chưa triển khai được một cách đầy đủ, cặn kẽ vấn đề này. Các Nho gia sau này như Tuân Tử, Đổng Trọng Thư, Dương Hùng, Hàn Dũ, …, tuy  đưa ra lý luận ở những mức độ khác nhau nhưng đều chủ yếu chỉ dừng lại ở mục đích giáo hóa, như vậy chỉ có thể chỉ ra được các mặt thiện ác của nhân tính mà chưa nói được ý nghĩa  của bản thể. Chỉ đến khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, một số người theo Phật giáo   giải quyết vấn đề tính Phật, mới bắt đầu dùng thuật ngữ tâm tính của Nho giáo, từ đó khiến cho vấn đề nghĩa lý tâm tính có ý nghĩa bản thể. Như vậy, đứng về ý nghĩa này mà nói, , cái học của Chu Đôn Di chú trọng đến ý nghĩa tâm tính đã được các nhà Tống Nho tán thưởng và ủng hộ, những tư tưởng vốn có đã được soi sáng bằng tư tưởng Phật giáo, những xung đột giữa Nho và Phật hàng trăm năm đã được hoá giải.

Nói Lý học từ Tống Minh, có một nhà đạo học rất nổi tiếng là Chu Hy, ông đã có một quan niệm  mang tính đại diện cho tư tưởg của  ông là “cách tận nhân dục, phục tận thiên lý”.

Chu Hy, tự là Phù (Nguyên, Trọng) Hối, còn có tên là Tử Dương, là người đời sau của Khổng Tử và Đổng Trọng Thư, là nhà tư tưởng cổ đại có ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc. Ông quê ở Huy Châu nhưng  ở Kiến Dương, Phúc Kiến thời gian dài, còn xưng là “Mân học”. Chu Hy cho rằng trong thế gian vạn sự, vạn vật có vạn lý, cái “lý” này chính là “thái cực”, “thiên lý”. Nó biểu hiện trong chính trị, luân lý, chính là “quân thần, phụ tử, phu thê,” cho đến “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, “tam cương ngũ thường”. Tư tưởng, quan niệm này  đã được tầng lớp thống trị đời sau đề cao. Chẳng qua, Lục Cửu Uyên đời Nam Tống sáng lập “tâm học”, chỉ ra  chủ trương “tâm tức thị lý”, “vũ trụ tức thị ngô tâm”, không giống với quan điểm của Chu Hy. Hệ thống tư tưởng của họ, về sau đến đời Minh được Vương Thủ Nhân phát huy, trở thành “Lục Vương học phái”.

 Giả đạo học

 Chu Hy là người đạo mạo nghiêm trang, có lần đã chỉ trích một chuyện cũ của ông, Thái thú Đường Trọng Hữu cùng với kỹ nữ Nghiêm Nhuỵ có quan hệ nam nữ bất chính. Để bêu xấu Đường Trọng Hữu, liền bắt Nghiêm Nhuỵ, buộc cô ta phải thừa nhận. Tuy thế, Nghiêm Nhuy dù chỉ là phận liễu yếu đào tơ nhưng nhất  không nhận, dù chết cũng không nhận, về sau chuyện này cũng qua đi.

Trong lịch sử, chuyện này một thời đã là một vụ án ồn ào, chỉ cần đọc qua mấy trang sử cũng có thể biết. Nhưng sau nảy sinh một việc không thật rõ ràng.

     Do đó, nghĩ đến cái đặc sắc của các nhà Đạo học đời Tống Minh “tồn thiên lý, diệt nhân dục”, phải thấy, một là  đoạn văn trên đã nói “luật cho người chứ luật không cho mình”. Và hai là,  đoạn văn sau đã chỉ ra “luật cho bề dưới chứ luật không dùng cho bề trên”.

    Đúng ra, trong xã hội phong kiến, nhiều vị vua có cuộc sống rất buông thả, không có mấy người không có tam cung lục viện bảy mươi hai phi. Trước đời Tống, hậu cung của  Tấn Võ đế có đến hơn một vạn gái đẹp, không biết làm cách nào để tận hưởng,  đành phải ngồi trên một cái xe nhỏ cho con dê nó kéo, nó dừng lại ở đâu thì vào đó mà hưởng thụ. Sau đời Tống, hoàng đế Chính Đức đời Minh  “đùa rồng trêu phượng”, vua Càn Long đời Thanh cũng bao lần đến Giang Nam mua vui. Đời Tống cũng không thiếu gì chuyện, Tống Huy Tông với  kỹ nữ Lý Sư Sư, Tống Lý Tông với kỹ nữ Đường An An, đến đời Thanh, nhà thơ Sử Mộng Lan đã viết: “Tống sử cao thị đạo học danh, Phong lưu thiên tử khước đa tình, An An Đường dũ Sư Sư Lý,  Tận đắc thừa ân nhập Cấm thành”. Thật là “nhân dục” lớn như thế, sao không thấy một bài của các  Đạo Học gia, chỉ một chữ thôi?

 Xem ra  các Đạo học gia nói “tồn thiên lý, diệt nhân dục” không phải cho mình, cũng không phải cho người trên, vậy thì chỉ có thể dành cho tiểu nhân dân đen.

Nhà triết học nổi tiếng đời Thanh Đới Chấn đã phân tích một cách cặn kẽ lý học Tống Minh. Tham khảo những kiến giải ông đã phân tích:  Lý học đem dục vọng của  con người trong những chuyện  ăn uống, trai gái, ăn ở, đi lại, vui buồn sướng khổ đều đưa về những ham muốn phải tiêu diệt, coi phẩm hạnh cao là số một  là đã thoát ly hiện thực, theo chủ nghĩa cấm dục mà mạt sát tính người, yêu cầu khắt khe với nhân dân, như vậy, theo quy luật, hậu quả sẽ xảy ra:

Một là, do thực tế không thể đạt tới tiêu chuẩn  “diệt nhân  dục” như đã quy định (Lý học Tống Minh đã trở thành ý thức chủ đạo của tư tưởng xã hội) nên lý luận và thực tiễn đã hoàn toàn trái ngược, nhiều người chỉ nói cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội, trong xã hội tràn lan sự giả dối (đây mới là cái nguy hiểm lớn nhất của đạo đức).

Hai là,  do rất nhiều người chủ quan cho rằng có thể “diệt nhân dục”, cho nên thói quen trong tiêu chuẩn là yêu cầu chặt chẽ với người khác, đánh giá người khác. Sự thực là người khác không “diệt nhân dục”, vì thế càng có khuynh hướng không vừa lòng với người khác, nó tạo thành sự tàn khốc với con người.

Ba là,  do hai điểm nêu trên là tối quan trọng: do xã hội phong kiến là xã hội áp bức đẳng cấp, quyền thế của tầng lớp thống trị  thể hiện ở hai điểm (mình thì giả dối, nghiêm khắc với người), quyền thì muốn thật lớn nhưng luôn che đậy ý muốn ấy, nên luôn muốn có điều kiện để che giấu cái “nhân dục” của bản thân, luôn chỉ trích và bác bỏ “nhân dục” của người khác, muốn sai khiến người khác (chủ yếu là người dưới và thứ dân), việc “diệt nhân dục” làm không nổi, lý luận “tồn thiên lý diệt nhân dục” trở thành kẻ mạnh đàn áp kẻ yếu, thành vũ khí của tầng lớp trên đàn áp tầng lớp dưới, từ đó làm gia tăng sự bất công trong xã hội.

Thí dụ, năm Khang Hy thứ  53 có chỉ dụ:

“Trẫm cai trị thiên hạ lấy nhân tâm, phong tục làm gốc, muốn chính nhân tâm, hậu phong tục, tất phải tôn trọng đạo học mà  nghiêm trị sách vở bất chính, điều ấy khôngdễ mà làm được. Gần đây trong dân gian thấy nhiều sách dâm  loạn, hoang đường, thô bỉ vô cùng phi đạo lý, không những dụ hoặc ngu dân, còn ảnh hưởng đến kẻ làm quan, không tránh khỏi  xâm hại đến phong tục. Vậy phải thông báo nghiêm cấm”.

Tầng lớp thống trị chóp bu đã tỏ ra lo lắng, bên dưới, quân phiệt Bắc Dương Tôn Truyền Phương đã kết tội dâm ô và ra lệnh cấm với cuộc triển lãm về cơ thể người của Lưu Hải Túc ở Thượng Hải. Hoàng đế cũng vậy, đại sư cũng vậy, có trong tay mấy mươi hoặc đến  mấy nghìn mỹ nữ, trong xã hội phát hiện ra các mỹ nữ, thậm chí các mỹ nữ bên ngay bên cạnh mình cũng không khó

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here