Năm 710, Vi hoàng hậu đầu độc giết chết Trung Tông, sau đó làm Hoàng Thái hậu vào triều quyết định mọi công việc, lập mưu hại Tương vương Lý Đán, Lý Long Cơ liên kết với  cô là công chúa Thái Bình làm chính biến trong cung thất, phế trừ Vi hoàng hậu và đồng đảng, buộc Thiếu đế Lý Trọng Mậu ban bố chiếu thư nhường ngôi cho Tương vương Đán, xưng là Đường Duệ  Tông. Lý Long Cơ được lập làm Hoàng thái tử. Lúc đó, nội bộ cung đình đấu tranh vô cùng quyết liệt, sau khi công chúa Thái Bình được sự hỗ trợ của Lý Long Cơ diệt được Vi Hoàng hậu, ỷ vào công to, ngày càng kiêu ngạo, không thể làm gì được. Trong triều có 7 Tể tướng thì 5 người cùng với công chúa Thái Bình có liên kết chặt chẽ, quan hệ cô cháu đặc biệt mật thiết. Tháng 6 năm Diên Hoà nguyên niên (năm 712), Duệ Tông tự xưng là Thái thượng hoàng, đem ngôi truyền cho Lý Long Cơ. Tháng 7 năm Tiên Thiên thứ 2 (năm 713), công chúa Thái Bình  cùng bè đảng lập mưu làm  chính biến, lật đổ Huyền Tông, tự xưng Hoàng đế. Nhưng âm mưu này rất nhanh chóng bị Đường Huyền Tông phát hiện, ông trước hết cho người bắt, đem giết công chúa Thái Bình, diệt tận gốc mọi bè đảng, kết thúc mọi sự lộn xộn trong triều từ đời Võ Tắc Thiên. Buổi đầu Đường Huyền Tông ở ngôi đã kế thừa những chính sách cai trị của Đường Thái Tông, ông chú trọng người hiền, chỉnh đốn mọi việc, tuyển chọn nhân tài, thưởng phạt nghiêm minh, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nhà vua và các quan, triều Đường xuất hiện một thời kỳ mới mà các nhà viết sử thường gọi là “Khai Nguyên thịnh thế” (sự thịnh trị của đời Khai Nguyên)

 “Khai Nguyên chi trị”

    Trọng ngôn ngữ thường ngày, chúng ta có thói quen gọi những thời kỳ phát triển tốt đẹp trong lịch sử là thời đại “hoàng kim”, “hoàng kim” là để chỉ tất cả những gì được coi là đặc biệt quý hiếm. Những thời đại như thế  cũng đã từng được xuất hiện trong lịch sử Trung Quốc, như sự thịnh trị đời Hán Võ Đế,  Khai Nguyên thịnh thế đời Đường Huyền Tông.

    Khai Nguyên là một niên hiệu của Đường Huyền Tông. Đường Huyền Tông ở ngôi 40 năm, những năm đầu có niên hiệu là  Khai Nguyên (713 – 741) và những năm sau có niên hiệu là Thiên Bảo (742 – 756). Trong những năm Khai Nguyên công tích của Huyền Tông khá nhiều, sử vẫn gọi là “Khai Nguyên chi trị”. Đây là thời kỳ tình hình kinh tế xã hội triều Đường phát triển đến mức cực thịnh, nó kế thừa được thời Trinh Quan chi trị của vua Đường Thái Tông và những  tốt đẹp của đời Võ Tắc Thiên khiến  triều Đường phát triển đến đỉnh cao.

    Sau khi lên ngôi, Đường Huyền Tông chú ý sử dụng người hiền và lắng nghe những lời can gián, gạn đục khơi trong. Trước sau ông đã dùng những người hiền như  Diêu Sùng, Tống Cảnh, Trương Cửu Linh, quy định chế độ thuyên chuyển quan lại, chọn một số quan trong kinh sư đi làm đô đốc, thích sử, lại chọn một số quan lại có năng lực ở các địa phương về làm quan trong kinh; lại lệnh cho các địa phương phải chú ý việc tuần phòng, chỉnh đốn mọi việc, tăng cường quyền lực của trung ương. Về kinh tế, sau khi lên ngôi, Huyền Tông đã ra sức tiết kiệm, lệnh cho các nơi không được khai thác châu ngọc,  chế tạo gấm vóc, thay đổi lối sống xa xỉ trong hậu cung từ thời Võ  hậu. Do thay đổi lối cai trị, tài chính quốc gia ngày càng dồi dào, kho tàng luôn đầy đủ, vật giá được bình ổn. Để tuyển chọn nhân tài, Huyền Tông tự thân tổ chức thi đình  tuyển chọn huyện lệnh, ưu ái đặc biệt đối với các nho sĩ, lệnh cho các hạ thần tìm tòi và dâng sách, có đến gần 5 vạn quyển đã được chọn khiến cho khoa học kỹ thuật văn hoá được phát triển. Về mặt quân sự, Huyền Tông cải cách binh chế, chiêu mộ  lính thiện chiến để bảo vệ kinh đô và trấn giữ các vùng biên ải, lại rất chú ý đến các Tiết độ sứ ở các vùng biên cương.

 Một thời đại toả ánh sáng chói lọi

 Từ sự cai trị sáng suốt của Đường Huyền Tông, trong những năm Khai Nguyên, kinh tế phồn vinh, kho tàng đầy đủ, đời sống nhân dân ổn định,  tên tuổi vang xa. Sự thịnh trị của thời Đường đến lúc này như toả hào quang chói lọi.

Thời kỳ Huyền Tông, nông nghiệp tương đối phát triển, chủ yếu là:

  1. Nông dân triều Đường từ trong thực tiễn sản xuất đã cải tiến chiếc cày cũ, chế tạo được xe, đồng thời chế tạo được một loại công cụ mới là  bánh xe nước.
  2. Phần lớn diện tích ruộng đất được sửa sang về thuỷ lợi. Lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang đều được tưới nước, những công trình tưới tiêu cũ và các đập nước được tu bổ.
  3. Diện tích khai hoang mở rộng. Nhân dân lao động đã tạo nên nhiều của cải, nhà nước hàng năm thu được một số lương thực và vải lụa rất lớn. Nhân khẩu không ngừng tăng cao, số hộ dân đời Huyền Tông đã tăng gấp ba lần đời Đường Thái Tông.

Thủ công nghiệp đời Đường Thái Tông cũng phát triển mạnh, chủ yếu là:

1. Nghề dệt tơ: Định Châu, Ích Châu, Dương Châu  đều có những sản phẩm dệt với những hoa văn nổi tiếng. Các chủng loại rất đa dạng. Hoa văn đặc sắc, ở giữa là những đoá hoa nhiều màu sặc sỡ, xung quanh là những đàn chim bay lượn; hoa hay người đều rất sinh động, phản ánh kỹ thuật dệt của người đời Đường đã đạt trình độ cao.

2. Nghề gốm sứ:  Sứ trắng ở  Hình Châu  như bạc như tuyết, gốm xanh ở Việt Châu như ngọc, còn chế tạo được “Đường tam sắc” nổi tiếng, trên nền sứ trắng, các màu vàng, lục, xanh tạo nên những hoa văn trang trí đẹp đẽ.

3. Nghề làm giấy: giấy của  Tuyên Châu, Ích Châu đều rất nổi tiếng.

 

Trường An trong triều Đường là trung tâm chính trị của cả nước, đồng thời cũng là trung tâm giao lưu văn hoá và kinh tế các nước ở châu Á. Ở đây có hầu hết người các dân tộc thiểu số và người các nước châu Á, trở thành một thành phố có tính quốc tế.

    Triều Đường cũng là thời kỳ phát triển quan trọng của  quốc gia thống nhất đa dân tộc. Như vậy các dân tộc đã tiến bộ trong sự hoà hợp,  giao lưu kinh tế và văn hoá giữa các dân tộc mật thiết, dưới triều Đường, biên giới được mở rộng chưa từng có. Dưới triều  Đường  các dân tộc  Đột Quyết, Hồi Hột ở phía bắc, dân tộc Mạt Hạt ở phía đông bắc đã lần lượt được  thiết lập các  đô hộ phủ và đô đốc phủ. Phía tây nam có Nam Chiếu và Thổ Phiên; Nam Chiếu là  tổ tiên của dân tộc Bạch và dân tộc Di đã từng tiếp nhận hiệu Vân Nam vương của triều Đường; Thổ Phiên là tổ tiên của dân tộc Tạng, đã từng mấy lần kết thông gia với triều Đường, có quan hệ hoà hợp như một nhà. Như vậy, các dân tộc vùng biên giới đã có những cống hiến to lớn cho sự phát triển của dân tộc Trung Hoa.

    Sau triều Đường, kinh tế và văn hoá Trung Quốc đã ở mức tiên tiến của thế giới, giao lưu với nước ngoài cũng tương đối phát triển, giữa triều Đường và các nước châu Á, Âu đều có sự qua lại tấp nập. Giữa triều Đường và bán đảo Triều Tiên cũng có quan hệ hữu nghị, với Nhật Bản lại càng mật thiết, văn hoá triều Đường có ảnh hương rất lớn đến Nhật Bản, từ chế độ chính trị đến tập quán sinh hoạt, Nhật Bản đều  tiếp thu ảnh hưởng của Trung Quốc. Giữa triều Đường và bán đảo Ấn Độ cũng có sứ qua lại, Huyền Trang sang phương Tây lấy kinh trở thành  một giai thoại về quan hệ đối ngoại. Triều Đường và các nước Tây Á như Ba Tư, Đại Thực cũng có quan hệ tốt đẹp. Đồ sứ Trung Quốc không ngừng được chuyên chở đi các nơi, các sản phẩm của  Tây Á cũng được đưa về Trung Quốc.

 Phong thái Đại Đường

     Tầm mắt của người đời Đường so với người Trung Quốc ở các triều đại trước   được mở rộng hơn bao giờ hết, văn minh Trung Quốc được truyền bá ra nước ngoài cũng  ngày càng xa.

    Nó có ý nghĩa,  dưới triều Đường, Trung Quốc trở thành một nơi có sức hấp dẫn  tập hợp dân cư  từ nhiều nơi  không đơn giản chỉ do sự rộng rãi trong giao tiếp  mà quan trọng là ở chỗ nó biểu hiện tính ưu việt của thế giới văn minh. Chúng ta không nói theo cách tô hồng quá khứ một cách đơn giản, nhưng cũng  phải hướng đánh giá một cách đúng đắn khách quan để  khích lệ sự phấn đấu tinh thần  của người Trung Quốc  và niềm tin khi bước vào thế kỷ mới.

    Lịch sử là sự ghi chép lại những  phát triển và  những tiến hoá văn minh. Trong lúc nhân loại bước vào thế kỷ mới, việc nhắc lại  lịch sử sẽ cho ta những tấm gương và nhiều bài học phong phú. Trong lịch sử của dân tộc Trung Hoa, người ta đã tự hào với “khí phách người Đường”, đặc biệt “Đường nhân” trở thành tên gọi tự hào của dân tộc đến nay vẫn được người Hoa trên toàn thế giới sử dụng, nó vẫn thể hiện niềm tự hào sâu sắc không gì sánh nổi. Nghìn năm về trước, trong lục địa Á – Âu đã hình thành đế quốc Bidăngtin, Arập và Đường, lúc đó, đây là ba nước có nền văn minh cao nhất của nhân loại. Nhưng Bidăngtin từ cường thịnh đã rất nhanh chóng  bị người Arập xâm lược và đánh bại, Arập  sau đó cũng  phải đến thế kỷ 8 mới hình thành chế độ phong kiến, Ấn Độ sau đời vua  Đại Giới Nhật cũng nhiều lần lâm vào tình trạng  chia rẽ, chỉ có triều Đường của Trung Quốc  do phải cạnh tranh với  các nước láng giềng đã xuất hiện  sự phát triển hiếm có. Biên giới được mở rộng  khiến triều Đường phải chú ý  tới vấn đề quan hệ với các dân tộc và sự thay đổi cục diện quốc tế., không chỉ xây đựng một hệ thống ngăn chặn và chống lại ở biên giới mà còn đề cao sức mạnh và cạnh tranh với bên ngoài, thậm chí là giành lấy quyền bá chủ ở châu Á. Lúc bấy giờ, mối quan hệ  với các nước xung quanh đã  rất được  chú ý. Ngoài  việc nhận cống nạp của các nước Khang, nước Thạch, nước An, nước Tào, nước Mễ và một số nước khác ở  Trung Á, sứ Tân La cũng đến triều Đường 89 lần, sứ Arập Đại Thực đến Trường An 41 lần, Lâm Ấp 24 lần, sứ Nhật bản đến Đường 14 lần, Chân Lạp 11 lần, Sư Tử Quốc 3 lần. Theo sử sách ghi chép lại các nước Triều Tiên (Cao Lệ, Bách Tề), Bà La Môn Ngũ Thiên Trúc (Ấn Độ), Ni Bà La, Thổ Hoả La, Ba Tư, Phiếu, Phất (đông La Mã) cho đến các nước Bắc Phi, Trung Đông cũng đều thường xuyên đến quan hệ với triều Đường, tầm mắt của người Đường so với nhiều triều đại cả trước lẫn sau  đã được rộng mở, ngọn đuốc văn minh của Trung Quốc cũng ngày càng chuyển đi xa.

    Được coi là một quốc gia trung tâm của châu Á và Âu, triều Đường cũng đã cử rất nhiều sứ thần đi các nước và chi phí rất nhiều cho những hoạt động này. Năm 643, 4 lần cử sứ Vương Huyền Sách  đi Ấn Độ, năm 663, cử sứ đi A La Cảm đi  đông La Mã , năm 664, cử sứ Quách Vụ Kiền  đi Nhật Bản, v.v.. Họ đều là những nhà ngoại giao xuất sắc của triều Đường. Ở Trường An còn xây dựng chùa Hồng Lự và  quán Tứ Phương, viện lễ tân chuyên môn đón tiếp các tân khách nước ngoài, không chỉ làm các việc về lễ nghi tiếp đón mà còn  lo tất cả việc ăn ở chí phí. Việc quan hệ với nước ngoài đã được đa dạng hoá, tạo nhiều cơ hội để học tập,  sự giao lưu  với nhiều nước Âu á có nền văn minh lâu đời đã khiến cho triều Đường trở thành  cầu nối văn minh lớn nhất ở Đông Á.

1 BÌNH LUẬN

  1. Kính nhờ bác xem lại:
    1. Tên bài viết nên sửa lại là Khai Nguyên thịnh thế
    2. Hình minh họa không nên để y phục hoàng đế triều Thanh.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here