Luật  pháp sớm nhất của nhân loại thoát thai từ  những quy phạm của thị tộc nguyên thuỷ. Qui phạm nguyên thuỷ là những thói quen, đơn giản, không chính thức thích ứng với tình trạng của  xã hội nguyên thuỷ trình độ sản xuất còn thấp kém. Việc thực hiện những quy phạm này chủ yếu dựa vào  niềm tin, thói quen trong bản thân mỗi con người và uy tín của thủ lĩnh thị tộc, quy phạm nguyên thuỷ chưa phân định rõ quyền lợi và nghĩa vụ, trật tự xã hội và phạm vi điều chỉnh nó nằm  trong phạm vi quan hệ huyết thống.

    Pháp luật thời cổ đại chia làm hai loại,  pháp luật trong chế độ nô lệ và pháp luật trong chế độ phong kiến “Hán mô la tỷ pháp điển” của thế kỷ 18 trước Công nguyên là tiêu biểu cho pháp luật xã hội chế độ nô lệ Cổ Ba Tỷ, cũng chính là pháp luật thành văn sớm nhất của thế giới được  lưu giữ hoàn chỉnh đến nay. Pháp luật của xã hội nô lệ Trung Quốc xuất hiện sớm nhất khoảng thế kỷ  21 đến thế kỷ 11 trước Công nguyên ở triều Hạ, Thương. Đại diện quan trọng nhất của chế độ nô lệ phương Tây là luật pháp Cổ Hy Lạp (tiêu biểu là thi hành luật chính thể dân chủ và thi hành  Spacta của chính thể quý tộc) và luật pháp Cổ La Mã (“Thập nhị đồng biểu pháp” năm 449 trước Công nguyên  là bộ luật thành văn đầu tiên lấy cơ sở hình thành  từ những tập quán; “Toàn bộ pháp luật dân sự Tra Sĩ Đinh Nhĩ” thế kỷ thứ 6 là văn kiện pháp luật của chế độ nô lệ hoàn chỉnh còn ảnh hưởng đến ngày nay phản ánh quan hệ kinh tế hàng hoá đơn giản.

Trung Quốc là nước bước vào chế độ phong kiến sớm nhất. “Pháp kinh” của Lý Khôi đầu thời Chiến Quốc là bộ luật phong kiến tương đối đầy đủ đầu tiên. Sau đó, triều Tần, Hán đều có  một hệ thống pháp luật đầy đủ, hệ thống luật thời Đường càng chặt chẽ, nội dung  chi tiết, phong cách nhuần nhuyễn trở thành bộ luật mẫu mực của luật pháp chế độ phong kiến. Xã hội phong kiến châu Âu  đã tồn tại nhiều loại pháp luật như luật tập quán ở các địa phương, luật La Mã, luật giáo hội, luật buôn bán ở thành thị cho đến những sắc lệnh của các quốc vương. Quá trình phát triển của nó là dù ở những thời kỳ khác nhau, các quốc gia khác nhau nhưng chúng đều  từ những tập quán phân tán của các địa phương dần tập hợp lại thành pháp luật thành văn thống nhất toàn quốc.

 Luật Vĩnh Huy

     Luật Vĩnh Huy của đời Đường (cũng gọi là luật Đường) là bộ luật phong kiến hoàn chỉnh nhất  tiêu biểu nhất  của nước ta. Luật Vĩnh Huy  lấy cơ sở từ sự tổng kết những kinh nghiệm tư pháp của tầng lớp thống trị  phong kiến các triều đại  Tần Hán, rồi căn cứ vào nhu cầu của tầng lớp thống trị triều Đường mà tạo thành. Nó là sản phẩm của  xã hội phong kiến nước ta khi kinh tế, văn hoá đã  phát triển tới đỉnh cao. Luật Vĩnh Huy có kết cấu chặt chẽ, chữ nghĩa chọn lọc, thể hiện mẫu mực, nội dung đầy đủ, là một bộ luật tiêu biểu nhất cho xã hội phong kiến Trung Quốc.

    “Đường luật sớ nghị” 30 quyển do Trưởng Tôn Vô Kỵ cùng một số người phụng mệnh hoàng đế biên soạn. Nó là bộ luật hoàn chỉnh và sớm nhất còn lại của nước ta. “Đường luật sớ nghị”gồm hai phần, phần  luật Đường thành văn  và phần giải thích luật văn của Trưởng Tôn Vô Kỵ và một số người khác. Vì trong văn giải thích có hai chữ “sớ nghị” mở đầu nên được người ta gọi là “Đường luật sớ nghị”, hoặc là “Đường luật sớ nghĩa”.

Pháp điển đời Đường bao gồm 4 phần luật, lệnh, cách, thức, trong đó luật chiếm vị trí hàng đầu, luật tức là hình pháp điển, là dùng để định tội. 

“Lệnh”  là chế độ và chính lệnh của quốc gia.

   “Cách” là quy định phạm vi chức trách của văn võ bá quan, có tác dụng dựa vào đó để  trách phạt các quan.

“Thức” là chương trình làm việc của thượng thư các bộ, các tự, giám, mười sáu vệ.

Thời Đường Cao Tổ đã lệnh cho Bùi Tịch dựa vào “Khai Hoàng luật” của triều Tuỳ làm cơ sở để soạn thành “Võ Đức luật”. Trong những năm Đường Thái Tông Trinh Quán lại lệnh cho Trưởng Tôn Vô Kỵ và Phòng Huyền Linh sửa chữa và san định thêm “Võ Đức luật”, trong mười mấy năm soạn  thành “Trinh Quán luật”. Luật Đường sau khi sửa chữa từ những năm Trinh Quán không có những biến đổi lớn. Sau khi Đường Cao Tông lên ngôi,  việc điều chỉnh một số chi tiết trong luật văn  chủ yếu tập trung vào giải quyết vấn đề những tồn tại trong việc  giải thích khi  chấp hành luật văn. Năm Vĩnh Huy thứ 3 (652), Đường Cao Tông giao cho Trưởng Tôn Vô Kỵ cùng 19 người  soạn “Luật sớ”, năm sau thì hoàn thành, lúc ấy gọi là “Vĩnh Huy luật sớ”, từ đó ban hành toàn quốc. Mục đích của việc biên soạn “Đường luật sớ nghị”  là để giải thích quyền uy trong những điều khoản của luật Đường, vì trong quá trình thi hành, chưa có sự giải thích thống nhất như vậy việc hiểu các điều luật để vận dụng thích hợp cũng chưa có tiêu chuẩn thống nhất, điều đó đã ảnh hưởng đến tính hiệu quả của luật Đường. “Đường luật sớ nghị” đã giải quyết rất tốt vấn đề này.

    “Đường luật sớ nghị” theo trật tự 12 chương của Đường luật, lần lượt theo 502 điều  để chú giải  bằng hình thức vấn đáp có chú ý đến những sai khác, những người biên soạn còn dựa vào  lý luận pháp luật của các đời từ Chiến Quốc, Tần, Hán, Nguỵ, Tấn, Nam Bắc triều đến đời Tuỳ để chỉ ra nguồn gốc của  các điều luật, bổ sung thêm những hàm nghĩa, bổ sung thêm các nơi cho đầy đủ, làm cho nội dung của Đường luật thêm phong phú. Vì  “Đường luật sớ nghị” là  do các quan có uy tín biên soạn lại được Hoàng đế ban bố toàn quốc,  nên nó có tính pháp lệnh rất cao, từ đó, nó được coi là tiêu chuẩn để xử lý các án kiện cho các quan đời Đường. Phần chú giải thực tế là có hiệu lực pháp luật như   phần điều luật. Vì thế, kết quả  thực tế của “Đường luật sớ nghị” vượt xa mục đích biên soạn ban đầu,  không chỉ là một bộ sách chú giải,  nó đã trở thành  một pháp điển mang tính quốc gia cùng với luật.

    Sau khi “Đường luật sớ nghị” được biên soạn, qua các triều Cao Tông, Võ Tông, Trung Tông, Huyền Tông, lại  được sửa chữa nhưng việc sửa chữa về nội dung và từ ngữ cũng chỉ là cá biệt. Nhìn lại quá trình từ “Đường luật” phát triển thành “Đường luật sớ nghị”, có thể nói “Đường luật sớ nghị” là bộ luật có giá trị nhất của đời Đường.

    “Đường luật sớ nghị” được coi là pháp điển, mang dấu ấn đậm nét của chế độ phong kiến, thể hiện được  ý chí giai cấp của tầng lớp thống trị phong kiến. Nội dung của nó phản ánh chế độ lễ nghi, chế độ quân chủ chuyên chế, chế độ đẳng cấp và chế độ tông pháp. Tư tưởng pháp luật của “Đưòng luật sớ nghị” có hai điểm đặc sắc: một là  “đức lễ vi chính giáo chi bản, hình phạt vi chính giáo chi dụng” (lấy chính giáo là gốc của đức lễ, lấy chính giáo để dùng hình phạt), kết hợp giữa luân lý đạo đức và pháp luật. Hai là, đơn giản hoá các điều của pháp luật, giảm nhẹ hình phạt. Như hình phạt trong Trinh Quán luật giống như luật đời Tuỳ, có 92 điều về tội chết, nay giảm còn 71 điều, các điều khác đổi từ nặng thành nhẹ cũng rất nhiều.

    Bộ luật này có khoan dung hơn luật của thời đại chuyên chế phong kiến Tần Hán.

    Cũng giống như  các bộ luật hiện đại “Đường luật sớ nghị” mở đầu là một phần chung “Danh lệ luật”, thể hiện tinh thần và nguyên tắc cơ bản của Đường luật. Trong 17 chương khác tương đương với pháp luật hiện đại đã quy định cụ thể những hành vị cấu thành tội phạm để đối chiếu với   hình phạt trong các điều khoản. “Đường luật sớ nghị” đã quy định 5 loại hình phạt suy, trượng, đồ, lưu, tử, gọi là ngũ hình.

     Thập ác được coi là tội hình nghiêm trọng, cho nên được nói tới đầu tiên. Thập ác là chỉ những hành vi xâm hại đến cơ sở thống trị  chuyên chế của Hoàng đế và trật tự thống trị phong kiến. Thập ác cụ thể có: mưu phản, mưu đại nghịch, mưu bạn,  ác nghịch, bất đạo, đại bất kính, bất lý, bất mục, bất nghĩa, nội loạn. Người phạm phải thập ác  đều bị trọng hình, không được chuộc bằng tiền, không được hưởng quyền ưu đãi. Cái vẫn gọi là “thập ác bất kính” chính là  những điều này.

    Bát nghị:  chế độ bát nghị có nguồn gốc từ rất sớm, Đường luật đã quy định những điều này một cách cặn kẽ.

Đối tượng của bát nghị chủ yếu bao gồm mấy loại người thân, cố, hiền, năng, công, cần, binh. Tóm lại là bao gồm những người thân thích lâu nay của Hoàng đế hoặc là những quý tộc quan liêu của các vương triều phong kiến. Những người này chỉ cần không phạm phải thập ác, còn khi mắc các tội hình khác đều có thể được giảm nhẹ hoặc miễn chịu hình phạt. Chế độ đặc quyền này phản ánh sự phân biệt đẳng cấp và  giai cấp. “Danh lệ luật” của Đường luật còn quy định một số nguyên tắc có ý nghĩa chỉ đạo trong việc nhận  định tính chất tội phạm và xác định hình phạt. Lại còn chia ra công tội và tư tội, về quy định giảm miễn hình phạt, về nguyên tắc xử lý những người  cùng phạm tội, về nguyên tắc luận tội, về quy định tình tiết tăng nặng, về việc phân biệt cố ý và nhầm lẫn, về nguyên tắc loại suy, v.v.. Về quy định giảm nhẹ hình phạt với người già, trẻ con và người bị bệnh tật, quy định về hành vi che giấu người ở cùng, về nguyên tắc xử lý các vụ án liên quan đến ngoại giao. Những nguyên tắc cơ bản của những quy định này chứng tỏ chế độ pháp luật đời Đường là tương đối hoàn chỉnh và chi tiết.

    Vệ cấm luật là  pháp luật về bảo vệ cung thất và những nơi hiểm yếu. Chức chế luật là  luật pháp về chức vụ quan lại và việc thuyên chuyển. Hộ hôn luật là  luật về hộ tịch, đất đai, tô thuế, hôn nhân gia đình. Cứu khố luật là  luật về súc vật của nhà nước và quản lý kho tàng. Thiên hưng luật là  luật về phát binh và hưng đạo. Tặc đạo luật là  luật về bảo vệ tính mạng và tài sản của chính quyền phong kiến và giai cấp địa chủ. Đẩu tụng luật là  về  đánh nhau và tố cáo. Trá nguỵ luật là  luật về những hành vi dối trá, nguỵ tạo. Tạp luật là  luật về mua bán, vay mượn, quy cách giá trị hàng hoá, làm hàng giả, cờ bạc, phá hoại cầu đường, gây hoả hoạn, sự cố khi chữa bệnh, làm trở ngại giao thông, …Bổ vong luật là luật  về việc truy bắt tội phạm và  trốn lính hay sưu dịch.

 Nền tảng của pháp luật Trung Hoa

    Đường luật ra đời vào thế kỷ thứ 7, pháp luật của chế độ phong kiến Trung Quốc đã hoàn thiện và định hình, trong lịch sử phát triển của chế độ phong kiến nước ta, nó có tác dụng thừa kế đời trước và đặt nền móng cho đời sau. Sau đó, pháp luật  các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh về cơ bản đã kế thừa Đường luật . Hình thức cơ bản của “Đại Thanh luật lệ” của đời Thanh là lệnh, cách, lệ, có bổ sung thêm sắc. Từ  “Pháp kinh” đến bộ luật cuối cùng của chế độ phong kiến là “Đại Thanh luật lệ” về nội dung cũng không có  khác biệt lớn, giữa các điều luật đều có mối liên hệ qua lại. Đường luật là cơ sở để từ đó hình thành và phát triển  hệ thống pháp luật của Trung Hoa, nó còn có những ảnh hưởng to lớn đối với nước ngoài. Như, pháp luật của Nhật Bản khi “Minh Trị duy tân”, của  Triều Tiên, Việt Nam, cũng coi Đường luật là bản gốc để hình thành hệ thống pháp luật. Đường luật được coi là tiêu biểu cho hệ thống pháp luật Trung Hoa trong 5 hệ thống pháp luật thế giới. Hệ thống pháp luật là chỉ truyền thống lịch sử của căn cứ pháp luật, nó có tác dụng phân loại pháp luật. Những nước  pháp luật có truyền thống   lịch sử giống nhau sẽ tạo thành hệ thống pháp luật giống nhau. Hệ thống pháp luật Trung Hoa là chỉ  hệ thống pháp luật Trung Quốc từ thời cổ đại, nó là một trong 5 hệ thống pháp luật lớn của thế giới, nó có vị trí quan trọng trong lịch sử pháp luật thế giới.

    “Tống hình thống” của triều  Tống, xét về văn bản chỉ là phiên bản của Đường luật.  20 chương của “Chí Nguyên tân cách” của triều Nguyên giống 9 chương của Đường luật, ngoài bát nghị, thập ác, chế độ quan lại đều dùng Đường luật.  “Đại Minh luật” của triều Minh, “Đại Thanh luật lệ” của đời Thanh đều chịu ảnh hưởng của “Đường luật”. Ở Nhật Bản, Văn võ Thiên hoàng Đại Bảo nguyên niên (761) đã biên soạn “Đại Bảo luậtt lệnh”, có 6 quyển, cộng 12 chương, tên và trật tự các chương đều giống Đường luật, ngay nội dung của  điều luật cũng rất giống. “Cao Lệ luật” của Triều Tiên không chỉ có hệ thống các chương mục giống với Đường luật, mà ngay ở nội dung, các điều khoản về  tên loại  tội phạm và những đặc quyền giai cấp cũng đều giống với Đường luật. ở Việt Nam. Lịch đại hình luật cũng phỏng theo Đường luật rất nhiều.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here