III. Anh chết em thay và cha mất con nối tiếp

 Anh chết em thay và cha chết con nối tiếp là hai hình thức chuyển giao quyền lực. Để nói rõ hơn nét đặc sắc trong việc kế thừa ngôi vua của triều Thương , chúng ta không thể không so sánh hình thức kế thừa ngôi vua của hai triều Hạ và Thương.

 

Đế hệ của đời Hạ:

 

Khải (1) —–  Thái Khang  (2)

 

                       Trọng Khang  (3) —–   Tương  (4) —  Thiếu Khang  (5) —– Trữ (6)  —- Hoè  (7)  —– Mang  (8)  —–   Tiết (9)  —-   Bất Giáng  (12) —- Khổng Giáp  (13) —

                                    /

                                   Khải (10)  —–  Cẩn (11)

 

— Hạo  (14)  —- Phát  (15) —– Lý Quý  (16)

 

 

 

Đế hệ đời Thương

 

Thang  (1)—-Thái Đinh—– Thái Giáp (4)—- Ôc Đinh  (5)

 

                     Ngoại Bính (2)                    Thái Khang(6)    Tiểu Giáp (7)

 

                     Trọng Nhâm (3)                                                   Ung Kỷ  (8)    

                                                                                                  

                                                                                                    Thái Mậu (9)

 

Trọng Đinh (10)

/

Ngoại Nhâm (11)

/

Hà Bẩm Giáp (12) —- Tổ Ât (13) —  Tổ Nhân (14) — Tổ Đinh (16)

 

                                                             Ôc Giáp (15) —- Nam Canh (17)

 

Dương Giáp (18) —-  Bàn Canh  (19)

 

                                    Tiểu Nhâm (20)

 

                                    Tiểu Ât (21) —  Vũ Đinh (22) —- Tổ Canh (23)

 

                                                                                            Tổ Giáp (24)         —-               Lẫm Tân (25)

 

Canh Đinh (26)  —- Vũ Kỷ (27) —- Thái Đinh  (28) —- Đế Kỷ  (29) — Đế Tân  (30)

 

 

Từ bảng đế hệ trên có thể thấy, việc kế thừa ngôi vua của đời Thương  là sự nối tiếp anh chết em thay, cha mất con nối tiếp, rất khó nói ai là chủ, ai là thứ. Đời Hạ tuy cũng có hiện tượng này nhưng chỉ có hai trường hợp: Thái Khang chết, Trọng Khang nối ngôi và Tiết chết Khải nối ngôi, còn lại đều là con nối ngôi cha. Đời Thương trong hơn 30 đời có tới 13 đời em nối ngôi anh còn lại 14 đời cha truyền cho con, ngoài ra, chú truyền cho cháu hoặc anh em đồng đường truyền ngôi cho nhau.

Vì sao đời Hạ cách truyền ngôi chủ yếu là cha truyền cho con còn đời Thương lại tồn tại cả hai hình thức anh truyền cho em và cha truyền cho con lại có cả chú chết truyền ngôi cho cháu và anh em đồng đường truyền ngôi cho nhau?

Theo quan niệm của Lã Chấn Vũ, việc anh truyền ngôi cho em có quan hệ mật thiết đến hành động quân sự. Bởi vì “trong buổi đầu lập quốc, không có nô lệ, sản xuất xã hội không thể thực hiện được , tù binh trong chiến tranh là nguồn nô lệ chủ yếu, không có tù binh trong chiến tranh , không có nguồn nô lệ để bán, vì thế, vương đồng thời là thủ lĩnh của tập đoàn quân sự. Thời Ân cũng không có ngoại lệ, vì thế, giáp cốt văn và hào từ của quẻ “dịch” đều ghi mỗi lần có chinh phạt, chiến tranh tất cả đều do vua chỉ huy. Vì thế, vua phải tạo lập cho mình vị thế của người thủ lĩnh quân sự, điều này đòi hỏi người làm vua phải có khả năng gánh vác trọng trách mà còn phải là người thiện chiến, tinh thông việc quân., từ đó, sau khi vua chết, con cháu ai có những khả năng ấy sẽ được truyền ngôi; ngược lại, con cháu nếu tuổi còn hnỏ hoặc không có khả năng tất phải truyền ngôi cho em. Đây là lý do vì sao đời Ân  có hienẹ tượng anh truyền ngôi cho em.[1] Lã Chấn Vũ ủng hộ cách giải thích này  đã mượn một số sự thực lịch sử khác, như Chu Vũ Vương chết, Thành Vương còn nhỏ, Chu Công “thực hiện vai trò thiên tử”, sau đó, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận chết em ông là Triệu Quang Nghĩa lên thay.

Ngoài cách nói “nô lệ tù binh chiến tranh” sai lầm ra,  quan điểm của Lã Chẫn Vũ không phải là không có lý. Trong xã hội cổ đại, “quốc chi đại sự, tại tự tại ngã” (việc lớn của nước , do tế lễ, do ta), quân sự có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của mọi người, khi xuất trận, quốc vương phải chỉ huy. Hơn nữa, vua còn phải là người dũng cảm, thiện chiến. Khi vua già chết, vua trẻ lên ngôi, nếu vua trẻ còn tuổi ấu thơ hoặc thân thể yếu đuối, không đủ sức chỉ huy quân đội, ngôi vua sẽ do anh hoặc em của vua  thay thế. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹlại thấy ở đây có nhiều thiếu sót, khó thuyết phục. Thứ nhất, hai đời Hạ Thương tuy cách nhau mấy tảưm năm, nhưng hình thái xã hội tương đối giống nhau. Nếu nói đời Thương chiến tranh liên miên thì hoàn cảnh đời Hạ cũng chẳng khác gì. Rốt cuộc, cùng xảy ra chiến tranh liên miên, vì sao đời Hạ chủ yếu cha truyền ngôi cho con mà rất ít anh truyền cho em? Thứ hai, anh chết em thay ở đời Thương, xem bảng  thế hệ cũng không thấy các con của vua cha còn thơ ấu hoặc bệnh tật. Tuy hiện nay chúng ta khó xác định được số năm ở ngôi của các đời vua, nhưng xem quan hệ kế thừa, cũng khó nói được là do nhu cầu của chiến tranh. Thí dụ sau khi Thang chết, vốn con trưởng là Thái Đinh kế vị, nhưng Thái Đinh chết trước Thang, ngôi vua do  thứ nam là Ngoại Bính  kế thừa; Ngoại Bính chết, lại do em của NgoạiBính là Trọng Nhâm kế thừa.  Ngoại Bính và Trọng Nhâm đều có thời gian làm vua rất ngắn. Vì sao như vậy? Rõ ràng ở đây có tính văn chương. Hơn nữa, từ thế hệ biểu, chúng ta còn có thể phát hiện phàm là anh chết em nối ngôi phần lớn đều ở ngôi trong thời gian không dài. Như Thiếu Giáp chết, Ung Kỷ và Thái Mậu thay nhau kế vị; Trung Đinh chết, Ngoại Nhâm và Hà Đảm thay nhau trị vì; Bàn Canh chết, Tiểu Nhân và Tiểu Kỷ nối nhau lên ngôi. Tuổi tác của 3 cặp anh em này không chênh lệch lớn thế mà họ liên tục thay nhau làm vua,  điều đó nói rõ số năm trị vì không thật dài. Cũng từ thông tin này thấy vương quyền thời nhà Thương  không ổn định bằng  thời nhà Hạ. Anh truyền ngôi cho em, cháu kế vị chú rất có thể đều là kết quả của sự tranh giành ngôi vua. Tư Mã Thiên trong “Ân bản kỷ” cũng đã nhiều lần đề cập tới điều này, “việc phế trưởng lập các  em, cũng có thể giữa các em có sự tranh chấp ngôi vua.”

Như vậy  là nói, về mặt chế độ, đời Thương đã thi hành chế độ con trưởng  kế thừa, cha chết truyề ngôi cho con, lại có thể anh chết truyền cho em. Sở dĩ thấy nhiều hiện tượng anh chết truyền cho em  là do sự tranh giành ngôi vua liên miên và tàn khốc. 

Vấn đề lại được đặt ra là, vì sao ở đời Hạ, ngôi vua truyền cho con thuận lợi còn đến đời Thương, lại rất khó thực hiện? Câu trả lời có thể là, tinh thần văn hoá ở hai đời Hạ và Thương có sự khác biệt.. Cụ thể là, đời Hạ, người ta  đã thực hành văn minh đã được chế độ hoá, lý tính được coi trọng hơn cảm tính, còn đời Thương, tuy cũng có hình thái quốc gia được chế độ hoá nhưng tinh thần văn hoá là cảm tính được coi trọng hơn lý tính.. Các học giả đời Hán cho rằng, “Hạ thượng trung, Thương thượng quỷ, Chu thượng văn” (đời Hạ trọng sự trung thành, đời Thương trọng quỷ thần, đời Chu trọng văn), cách lý giải của học giả Tiền Mục gần đây càng xác đáng.

Người Hán cho rằng “Hạ thượng trung, Thương thượng quỷ, Chu thượng văn” đó chính là đặc trưng văn hoá của ba đời. Mặc dù ở đây chỉ là cách lý giải có tính tưởng tượng  dựa vào những câu chuyện của người xưa. Đại để thượng trung, thuộc văn đều là nói đến những phương diện hiện thực chính trị xã hội, cái gọi là “trung tín vi chất nhi văn chi dĩ lễ nhạc” (trung tín là chất mà  lễ nhạc là văn), văn của người Chuở đây chỉ là trung của người Hạ, thêm một chút lễ nhạc cùng với sự phát triển của lịch sử văn hoá… Người Thương thượng  quỷ , điều này gần với những huyễn tưởng tôn giáoks xa với sự tôn sùng thực tế của hai thời  Hạ và Chu. Vì vậy “Ngu Thư” viết rằng  Vũ là quan Tư không trị thuỷ bỏ Hậu Tắc mà phong Khế làm Tư đồ giáo hoá. Vũ, Tắc đều là  những nhân vật tượng trưng cho  sự lao động cần cù, nhưng tổ tiên của người Thương lại chú ý đến những nhà giáo dục, vẫn xemm họnhư những anh hùng lý tưởng trong sự nghiệp của một dân tộc có nền văn hoá rực rỡ ở bình nguyên phía đông, từ Quyết Hậu đến Xuân Thu Chiến Quốc  (106)[2]

 Văn hoá Hạ trực tiếp khởi nguồn từ Trung nguyên nơi có truyền thống văn minh  hơn nghìn năm thời đại Ngũ Đế, tuy sự sáng lập nhà nước chuyên chế của Khải có sự khác nhau với chế độ nhường ngôi của thời Ngũ Đế  nhưng truyền thống văn minh sớm có ở Trung nguyên đã làm bớt đi tính hoang dã nguyên thuỷ của người thời Hạ khiến cho cuộc sống của họ có quy củ hơn. Tức là một  khi chế độ truyền ngôi cho con được xác lập người ta sẽ dựa vào quy tắc đó để nhìn nhận vấn đề kế thừa ngôi vua, còn phải “thượng trung”  đối với vương quyền. Tầng lớp thống trị đời Thương khởi nguồn từ phương đông, không phải là khu vực trung tâm khởi nguồn của văn minh Trung Hoa. Bản thân họ so với người Hạ càng có tác phong của bộ tộcnguyên thuỷ hơn, lực thắng đức, dã thắng văn. Vương quyền tuy chỉ có thể truyền trong gia tộc, nhưng quy tắc lễ nghĩa hình thành cứng nhắc bảo đảm chế độ con trưởng. Trên danh nghĩa, việc kế thừa ngôi vua là cha chết con nối ngôi, nhưng việc chia vương quyền lạikhó tiến hành giữa các anh em, vì thế khiến cho vương quyền luôn trong trạng thái không ổn định lâu dài. Có lẽ sự khác biệt giữa hai đời Hạ và Thương  cho nên tầng lớp thống trị thời Chu để đảm bảo vương quyền ổn định  mới chủ trương theo nhà Hạ chứ không theo nhà Ân.

[1]Lã Chấn Vũ, “Xã hội Trung Quốc thời Ân, Chu”, Tam Liên thư điếm xuất bản 1962, trang 92.

 [2]Tiền Mục, Đại cương lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Thương vúân quán, trang 29

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here