Tháng 1 năm 1911, Văn học xã do những nguời cách mạng ở Hồ Bắc tổ chức, Tưởng Dực Võ (1), Lưu Phúc Cơ là những nguời lãnh đạo, họ lấy phương châm “lật đổ triều đình nhà Thanh chuyên chế, phản đối chính sách cải lương, bảo hoàng của Khang, Lương, ủng hộ chủ trương cách mạng của Tôn Văn” làm tôn chỉ hành động. Tổ chức này được sự ủng hộ của đông đảo binh lính Tân quân, rất nhiều binh lính của Tân quân gia nhập Văn học xã.

Khi ấy, ở Hồ Bắc còn có Cộng tiến hội, một tổ chức cách mạng khác. Không lâu sau đó, hai tổ chức này đã tiến hành một hội nghị liên tịch, quyết định cùng nhau liên hợp thành lập một bộ chỉ huy chung do Xã trưởng của Văn học xã là Tưởng Dực Võ làm Tổng chỉ huy, Tôn Vũ (2), nguời phụ trách Cộng tiến hội làm Tham mưu trưởng. Họ có liên hệ với những nguời nhóm Hoàng Hưng, chuẩn bị vào Tết Trung thu (ngày 6 tháng 10) sẽ tiến hành khởi nghĩa võ trang.

Trong khi công việc chuẩn bị khởi nghĩa tến hành một cách sôi nổi phát sinh một sự việc ngoài mong đợi. Uông Tích Cửu, Mai Thanh Phúc lính pháo binh ở Nam Hồ trong khi uống rượu đã nói tới chuyện khởi nghĩa, lớn tiếng lên án triều đình bị trung đội trưởng Lưu Bộ Vân nghe thấy, bị anh ta ra tay trừng phạt. Sự việc này khiến các binh lính tiến bộ phẫn nộ, họ đánh cho Lưu Bộ Vân một trận đòn đau, kéo pháo ra khỏi nơi cất giữ rồi hướng pháo về phía doanh trại. Tiếc rằng pháo không có kim hỏa. Sự việc này khiến Tổng đốc Hồ Quảng là Thụy Trừng cảnh giác, hạ lệnh giới nghiêm toàn thành phố, tăng cường lực lượng phòng bị. Không thể tiến hành khởi nghĩa như dự định, thời gian được chuyển sang ngày 11 tháng 10.

Nhưng đến ngày 9 tháng 10 lại phát sinh một sự việc khác. Trưa hôm đó, nhóm Tô Vũ đang trong tô giới Nga ở Hán Dương chế tạo lựu đạn. Lưu Đồng là em của Lưu Công đứng trò chuyện với Tôn Vũ lại đang hút thuốc lá. Thuốc nổ bén lửa nổ một tiếng lớn khói đen mù mịt, tay và mặt của Tôn Vũ bị bỏng. Mọi người đưa Tôn Vũ tới Đồng Nhân y viện cấp cứu, những nguời khác lập tức bỏ đi báo tin khẩn cấp cho Tổng chỉ huy cuộc khởi nghĩa. Tất cả đã chạy thoát  trước khi tuần bổ Nga kịp đến. Những cáo thị, cờ quạt, ấn tín, tiền bạc và mọi thứ dùng tuyên truyền cho cuộc khởi nghĩa cùng Lưu Đồng chậm chân bị đưa đi.

Nguời Nga lo sợ, vội điện thoại báo tin cho Thụy Trừng, rồi đem những “chiến lợi phẩm” cùng Lưu Đồng giao cho quan địa phương của triều đình nhà Thanh. Khi ấy Lưu Đồng mới chỉ có 14, 15 tuổi, trước đòn tra tấn đã khuất phục kể lại toàn bộ những chuyện liên quan đến cuộc khởi nghĩa. Thụy Trừng nhận được  tin ngay,  không thể không run sợ. Ông ta vừa lập tức hạ lệnh cho thuyền chờ đợi gần dinh Tổng đốc để sẵn sàng bỏ chạy vừa ra lệnh giới nghiêm toàn thành phố, truy bắt những nguời thuộc đảng cách mạng.

Trong cuộc lùng sục đó, những nguời lãnh đạo như Bành Sở Phiên, Lưu Phúc Cơ, Dương Hoằng Thắng bị giết hại; Tưởng Dực Võ chạy thoát, cách mạng mất sự chỉ huy thống nhất. Buổi sáng ngày 10 tháng 10 Chính mục (tương đương Ban trưởng) của công trình Bát doanh Hùng Bỉnh Khôn cùng các đồng chí khác đang chờ đợi tin tức về cuộc khởi nghĩa thì chiến hữu Lý Dịch Càn đi tới nói với mọi người:

– Trong thành đã giới nghiêm, nguời ta nói tối hôm qua quan phủ đã dò xét, phá được âm mưu làm phản và bắt đi rất nhiều nguời , giờ cuộc truy lùng vẫn còn tiếp tục.

Anh ta còn cho biết  có nguời nhìn thấy cáo thị nói quan phủ đã giết ba nguời là  Bành, Lưu, Dương. Hùng Bỉnh Khôn thấy tình hình khẩn cấp, lợi dụng bữa ăn sáng nói nhỏ với  Từ Thiếu Hân, Kim Triệu Long:

– Chúng ta đang giữ kho quân giới rất cần cho cuộc khởi nghĩa. Nếu cuộc khởi nghĩa nổ ra tất rất cần tới đạn dược. Nếu chúng ta không ra tay, những nới khác sao dám hành động.

Vì thế, họ hẹn nhau đến 3 giờ chiều nhân khi đang luyện tập sẽ tiến hành khởi nghĩa, thông tin cho các đồng chí ở Sở vọng đài đến lúc ấy phải nhanh tay tiếp ứng. Nhưng lúc đó, trại lính nhận được mệnh lệnh khẩn cấp: dừng mọi hoạt động. Hùng Bỉnh Khôn đành phải chuyển thời điểm hành động sang 7 giờ tối. Chẳng mấy chốc đã tới 7 giờ, Ban trưởng Đào Khải Thắng thấy trong tay binh lính đều sẵn sàng súng đạn, Kim Triệu Long cũng đang lau súng, bèn hỏi:

– Các nguời làm gì thế?

Kim Triệu Long trả lời:

– Đề phòng bất trắc!

Đào Khải Thắng lớn tiếng:

– Các nguời muốn tạo phản sao?

Kim Triệu Long vội nói:

– Tạo phản thì tạo phản, ông làm gì được chúng tôi?

Đào Khải Thắng vội túm lấy Kim Triệu Long, bắt lấy đưa vào nhà giam. Trình Chính Doanh thấy tình thế cấp bách, nhắm thẳng vào Đào Khải Thắng nổ súng khiến Đào Khải Thắng bị thương, hắn vội chạy ra ngoài định thoát thân. Hùng Bỉnh Khôn biết Đào Khải Thắng là nguời  của triều đình, sợ anh ta báo cáo bèn nổ một phát súng nữa, kết quả tính mạng.

Nguời thuộc đảng cách mạng nghe thấy tiếng súng, cùng kêu to: “Phản thôi!” lập tức hành động, tiếng súng vang lên khắp nơi. Những tiếng súng đó chính đã mở màn cho cuộc khởi nghĩa Vũ Xương. Quân khởi nghĩa nổ súng giết được Nguyễn  Vinh Phát cùng ba tên quan quân phản động, những tên khác thấy tình thế bất lợi đành trèo tường bỏ chạy, có tên chui cả vào nhà xí. Thấy quan quân kẻ chết, kẻ bỏ chạy, tinh thần binh lính càng hăng hái. Họ giành nhau xông lên tập trung quanh Hùng Bỉnh Khôn. Hùng Bỉnh Khôn thấy không khí sôi sục bèn thổi còi tập hợp, đưa hơn bốn mươi chiến sĩ tới Sở vọng đài tập trung cùng với bộ phận vừa tới tiếp ứng, chiếm được kho quân giới. Với trách nhiệm Tổng chỉ huy, Hùng Bỉnh Khôn tuyên bố:

– Từ hôm nay, quân đội của chúng ta mang tên quân cách mạng Hồ Bắc. Mục tiêu đánh chiếm hôm nay là dinh Tổng đốc để Vũ Xương hoàn toàn độc lập. Khẩu lệnh là “đồng tâm hiệp lực”.

Sau khi tuyên bố mệnh lệnh, Hùng Bỉnh Khôn cảm thấy mình chỉ là một nguời bình thường, uy tín và kinh nghiệm chỉ huy còn hạn chế, khó có thể làm được việc lớn nên đi tìm đội quan (tương đương Liên trưởng) Ngô Triệu Lân. Ngô Triệu Lân đã từng qua Tham mưu học đường, hiểu biết quân sự và kinh nghiệm tác chiến đều tương đối phong phú, thường được mọi người gọi là “trí đa tinh”. Hùng Bỉnh Khôn và các binh lính đều nhất trí cử ông ta là Tổng chỉ huy lâm thời. Ngô Triệu Lân yêu cầu mọi người phải tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh rồi sắp xếp lực lượng quân khởi nghĩa.

Cùng lúc ấy, bọn Thái Tế Dân đang chỉ huy một số binh lính khác tham gia khởi nghĩa cùng một số học sinh tiến tới Sở vọng đài. Đội pháo ở Nam Hồ cũng đưa pháo tới nhằm thẳng vào lầu thành. Sở vọng đài và Sà sơn đều ở điểm cao rất có lợi. Hơn hai nghìn quân cách mạng bắt đầu cuộc chiến đấu đánh vào dinh Tổng đốc.

Tổng đốc Thụy Trừng hồn bay phách lạc vội gọi nguời đưa tới một hốc lớn trong tường thành ẩn náu rồi nhanh chóng lên một chiếc thuyền đợi sẵn ở Trường Giang. Trương Hổ Bằng lợi dụng địa hình và có ưu thế về vũ khí chỉ huy quân triều đình ra sức kháng cự ở cửa Vọng sơn. Nhưng quân cách mạng vô cùng anh dũng, chiến đấu suốt đêm, cuối cùng chiếm được dinh Tổng đốc và toàn thành Vũ Xương. Hơn một trăm chiến sĩ trẻ trung đã hy sinh máu xương,  tính mệnh để đổi lấy thắng lợi. Buổi sáng ngày 11 tháng 10 thành Vũ Xương tràn ngập cờ của quân cách mạng, những nguời cách mạng đã hoàn toàn chiến thắng.

Khởi nghĩa Vũ Xương thắng lợi như một hồi sấm vang dội thôi thúc phong trào cách mạng trong cả nước lật đổ gông xiềng phong kiến của triều đình nhà Thanh. Vương triều Thanh hủ bại nhanh chóng sụp đổ. Theo âm lịch, năm đó là năm Tân Hợi, cho nên cuộc cách mạng vĩ đại đó được mang tên Cách mạng Tân Hợi.

 

Chú thích:

  • Tưởng Dực Võ (1885 – 1913), nguời Lễ Châu, Hồ Nam (nay là huyện Lễ). Năm 1905 gia nhập Đồng minh hội, năm 1909 nhập Tân quân Hồ Bắc tổ chức Văn học xã. Năm 1913 tham gia cách mạng lần thứ hai, sau thất bại bị bắt ở Quảng Tây, tháng 9 thì hy sinh.
  • Tôn Võ (1880 – 1939), nguời Hạ Khẩu, Hồ Bắc (nay thuộc Vũ Hán). Năm 1897, vào học Võ bị học đường, sau sang Nhật. Năm 1909 về nước, tổ chức Cộng tiens hội ở Hồ Bắc rồi nhập Đồng minh Hội. Sau khi quân chính phủ thành lập ở Hồ Bắc, làm quân vụ bộ trưởng.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here