Ở  Dự Trung, vùng đất cằn cỗi, lạc hậu ở Trung Quốc, có một huyện thành chẳng nổi tiếng là Hạng Thành. Phía bắc thành có gia tộc hoạn quan danh giá họ Viên cư trú, cha là Tiến sĩ, anh em đều là Cử nhân, tất nhiên đây là là một danh gia vọng tộc ở đó. Ngày 16 tháng 9 năm 1859, đang lúc nước sôi lửa bỏng, chiến tranh diễn ra khắp nơi đã có một công tử được sinh ra. Nguời đó về sau đã trở thành Đại Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân quốc – Viên Thế Khải.

Khi Viên Thế Khải mới ra đời, cha ông vừa thắng một trận lớn, cho nên ông được đặt tên Thế Khải. Không lâu sau, do mẹ không có  sữa, cha ông đem đứa con mới sinh cho một nguời anh em không con là Viên Bảo Khánh. Vợ chồng Viên Bảo Khánh được con, vui mừng khôn xiết, coi đứa trẻ như viên ngọc quý.

Năm 1866, Viên Thế Khải được cha nuôi đưa tới Tế Nam. Ở đó, nguời cha nuôi mời cho ông một thầy giáo có học vấn rất vững vàng, nào ngờ từ nhỏ, được cha mẹ nuôi yêu chiều nên Viên Thế Khải trở nên bướng bỉnh khó dạy. Ông chỉ thích múa thương tập côn,  không có hứng thú gì với việc đọc sách. Sau đó, nguời cha nuôi  được điều tới làm một chức quan cao cấp ở Nam Kinh. Viên Thế Khải lại cùng theo cha nuôi đi nhậm chức. Ở đây, tất nhiên ông cũng được coi là một tiểu “nha nội”, được mọi người tôn trọng như nguời đã tuổi tác, tính bướng bỉnh lại càng thêm nặng nề, suốt ngày lêu lổng, chỉ biết ăn rồi chơi, hết du sơn đến ngoạn thủy.

Thật bất hạnh, nguời cha nuôi không lâu sau chết ở nhiệm sở, Viên Thế Khải khi ấy mới 14 tuổi đành theo mẹ nuôi trở về nhà. Không may nối tiếp không may, năm sau, cha đẻ của Viên Thế Khải cũng bị bệnh chết. Hai năm hai cái tang lớn, gia đình một hoạn quan gia thế, tuy không tới nỗi nghèo đói, nhưng mẹ con Viên Thế Khải bỗng chốc trở thành  cô nhi quả phụ rất đáng thương.

Nguời chú của ông là Viên Bảo Hằng đang làm quan ở Bắc Kinh sợ cháu nhàn cư vi bất thiện, càng ngày càng tệ liền cho nguời tới đưa ông về Bắc Kinh, tiếp tục cho ông học cổ văn chuẩn bị tham gia khoa cử. Sau ba năm chịu tang, sáu năm sau, ông dự thi hai lần nhưng cũng không nên cơm cháo gì. Con đường qua khoa cử để làm quan thật chẳng dễ dàng, không chịu ngồi nhà ăn không, Viên Thế Khải quyết định chọn con đường khác. Ông sáng suốt lựa chọn con đường binh nghiệp.

Năm 1881, khi đã 22 tuổi, Viên Thế Khải tới Sơn Đông đầu quân, bắt đầu cuộc sống  của nguời lính. Ngô Trường Khánh (1) Tư lệnh quân khu Sơn Đông kiêm Phó Tư lệnh hải quân là nguời anh kết nghĩa với cha nuôi của Viên Thế Khải. Không lâu sau, Viên Thế Khải được sự quan tâm của Ngô Thường Khánh, nhận chức Doanh vụ sứ bang biện (2). Viên Thế Khải bắt đầu cuộc đời binh nghiệp từ đây.

Năm thứ hai sau khi đầu quân, quan hệ giữa Triều Tiên, một thuộc quốc của Trung Quốc với Nhật Bản có biến động rồi nảy sinh chiến sự, sử gọi là “Nhâm Ngọ binh biến”. Quân của Ngô Trường Khánh được lệnh tới Triều Tiên bình định phản loạn, Viên Thế Khải có cơ hội để thể hiện tài năng của mình.

Đề đốc thủy sư Bắc Dương Đinh Nhữ Xương cử một đội thuyền làm nhiệm vụ vận chuyển, lệnh sau năm ngày phải tới cảng Nam Dương ở Triều Tiên, sau đó theo kế hoạch sẽ lên bờ ở Mã Sơn Phố. Lúc ấy, quân Nhật cũng đang chuẩn bị đổ bộ ở Nhân Xuyên để đối phó với quân Thanh, tình hình vô cùng khẩn trương. Khi đội thuyền cặp bờ, Quốc vương Triều Tiên đã cử một nguời tới dẫn đường. Ngô Trường Khánh hạ lệnh cho đội tiên phong lập tức hành động, hẹn tới sáng sớm ngày thứ hai, toàn bộ hàng hóa phải đưa lên bờ. Nhưng nguời chỉ huy đội tiên phong là Quản Đới (3) do dự, ông ta mượn cớ binh sĩ không quen đi biển, phần lớn mệt mỏi, xin trì hoãn thời hạn. Ngô Trường Khánh nổi giận, lập tức hạ lệnh cách chức, giam vào ngục chờ xử trí.

– Khải bẩm Đại soái, quân Nhật Bản đã lên bờ trước chúng ta, tình hình khẩn cấp, không thể chậm trễ. Thần muốn mang một đội nhân mã, đi tiên phong mở đường cho đại quân. Nếu có sai lầm xin chịu xử lý theo quân pháp. Viên Thế Khải khi ấy chủ động đề xuất.

– Rất tốt! Ngô Trường Khánh cảm động, bèn hạ lệnh:

– Cử Viên Thế Khải làm Đại lý tiên phong, nhanh chóng thực hiện không được có sai sót!

Ông lấy từ trong túi ra một tờ lệnh “Nếu không thực hiện chu đáo, sẽ xử theo quân lệnh.”

Viên Thế Khải nhận tờ lệnh, quay nguời bước ra khỏi  đại sảnh, sau hai giờ, ông  quay lại báo cáo đội tiên phong đã chuẩn bị sẵn sàng, tới giờ xuất phát.

Sáng sớm ngày hôm sau, Ngô Trường Khánh chỉ huy toàn bộ quân số lên bờ. Đi khoảng năm mươi dặm đã thấy Viên Thế Khải đứng bên đường nghênh đón. Viên Thế Khải báo cáo với Ngô Trường Khánh, đội quân hiện  còn cách nơi đóng quân khoảng mười dặm, doanh trại của đại quân đã được bố trí chu đáo. Thấy Viên Thế Khải chỉ huy rất chặt chẽ, mọi việc đều tiến hành nhanh chóng, nghiêm minh chứng tỏ là một nguời chỉ huy có năng lực, Ngô Trường Khánh rất khâm phục tài năng của  ông.

Ngô Trường Khánh còn ngạc nhiên hơn khi mấy ngày sau nhìn thấy đầu Viên Thế Khải mang tới mấy cái đầu máu còn đang chảy lênh láng. Vốn khi ấy, kỷ luật của quân Ngô Trường Khánh bị xem nhẹ, tới Triều Tiên, binh sĩ thấy “trời thì cao mà Hoàng đế lại xa” bắt đầu ra sức dở trò dâm loạn cướp bóc. Thấy binh sĩ kỷ luật bừa bãi, trong lòng Viên Thế Khải vô cùng lo lắng. Ông sợ sẽ gây phẫn nộ cho nguời Triều Tiên. Quân đội Nhật Bản và Trung Quốc cùng có mặt ở đây, cả hai bên đều đang muốn tranh thủ lòng nguời. Nếu quân đội Nhật Bản kỷ luật nghiêm minh, trong khi quân Trung Quốc lại như thế này, không những sẽ bị quân Nhật xem thường mà còn khiến dân chúng Triều Tiên căm ghét. Đến khí ấy, tình hình sẽ vô cùng bất lợi.

Viên Thế Khải nhớ tới mệnh lệnh đã nhận, ta tuy không quản toàn quân, nhưng đang quản lý đội quân tiên phong này. Phải dừng lại ngay sẽ có lợi, nếu không quyết tâm chỉnh đốn kịp thời, sợ sau hối sẽ không kịp. Nghĩ như thế, ông bèn lập tức ra tay.

Mấy hôm sau, Ngô Trường Khánh đang đi dạo ở hành cung dự bị của Quốc vương Triều Tiên, Viên Thế Khải vội đi tới:

– Báo cáo Đại soái, thần có việc xin cấp cáo!

– Được, được! Ngươi nói đi!

 Viên Thế Khải bèn báo cáo việc  binh sĩ cướp bóc của dân chúng tường tận cho Ngô Trường Khánh

– Thế Khải, ngươi đã xử lý những việc này như thế nào?

Nghe báo cáo của Viên Thế Khải, Ngô Trường Khánh phiền muộn vì kỷ luật quân đội không nghiêm, lại cũng chưa biết sẽ xử lý ra sao chuyện này.

– Thưa Đại soái, thần đã ra lệnh, theo quân pháp, lấy ngay thủ cấp của 7 tên cướp để giữ nghiêm lỷ luật. Đây là bảy cái thủ cấp ấy. Tình hình khẩn cấp, thần phải tiền trảm hậu tấu, xin Đại soái trị tội.

Ngô Trường Khánh nhìn xuống, quả nhiên thấy bảy cái đầu đẫm máu.

– Tốt lắm, tốt lắm! Thật không phụ lòng tin của ta.

Viên Thế Khải thế là đã chiếm được lòng tin của Ngô Trường Khánh.

Năm 23 tuổi, Vien Thế Khải đã được sự chú ý của triều đình. Năm 1884, Triều Tiên lại xáy ra phản loạn, Viên Thế Khải lại có cơ hội thi thố đem quân tới Triều Tiên trấn áp, lần thứ hai cùng quân Nhật đọ tài cao thấp ở Triều Tiên. Sau đó, ông được coi như một “tiểu khâm sai” có toàn quyền ở Triều Tiên trong suốt 9 năm, cho tới sau thất bại ở Bình Nhưỡng năm Giáp Ngọ.

Từ đó, Viên Thế Khải được triệu hồi từ Triều Tiên về nhậm chức trong nước. Nhiều năm sống trong quân ngũ khiến ông hiểu được những những điều cực kỳ hủ bại và sức chiến đấu suy nhược của quân đội triều Thanh. Ông hiểu rằng,  với lực lượng ấy, họ khó có thể đảm bảo được nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ của Tổ quốc. Ông không ngừng mong muốn  nó sẽ được trang bị những vũ khí mới và rèn luyện ngày càng nhiều để có được sức mạnh tốt nhất. Sau thất bại trong Chiến tranh Giáp Ngọ, Viên Thế Khải càng thấy rõ sự cấp thiết phải gia tăng sức mạnh của quân đội.

Tháng 1 năm 1895, triều đình nhà Thanh chính thức quyết định bắt đầu thí điểm xây dựng lực lượng lục quân mới. Chỉ huy lực lượng quân đội này, ban đầu triều đình vẫn tin cậy các quan văn dù họ không thông thạo quân sự. Cuối năm 1898, Viên Thế Khải được triều đình cử làm Thống soái Định Vũ quân, bắt đầu công việc huấn luyện binh lính.

Sau khi được tiếp quản một đội quân, ngoài việc chú trọng đến việc xây dựng, ông còn rất coi trọng vấn đề tuyển chọn, hy vọng sẽ lựa chọn được những sĩ quan và binh lính tốt nhất để rèn luyện thành một đội quân có sức mạnh. Căn cứ theo “Luyện binh yếu tắc” do ông biên soạn, yêu cầu của việc chiêu mộ binh lính là: binh lính từ 20 – 25 tuổi, thân cao từ 4,8 xích, có thể nâng được vật nặng 100 cân, mỗi giờ có thể đi bộ được 20 dặm. Theo yêu cầu đó, ông đã chiêu mộ được 2.500 nguời, bắt đầu phiên chế rồi huấn luyện. Đồng thời, ông cũng giải tán toàn bộ các đội quân gồm những binh lính không đủ tiêu chuẩn.. Ông cũng chính thức để cho đội quân mới mang tên: Tân kiến lục quân.

Sau mấy năm cố gắng, Viên Thế Khải đã huấn luyện được một đội quân giàu sức chiến đấu, thúc đẩy việc cải cách quân sự cuối triều nhà Thanh. Đồng thời, việc  huấn luyện quân đội mới cũng trở thành  điểm sáng trong những hoạt động  của Viên Thế Khải, đội quân được huấn luyện trở thành một nguồn dự trữ lực lượng cho sự nghiệp của ông về sau.

 

Chú thích:

  • Ngô Trường Khánh (1834 – 1884), nhiều Lô Giang, An Huy, từng cùng Lý Hồng Chương đàn áp Thái Bình Thiên Quốc. Năm 1880, làm Đề đốc Chiết Giang, Lữ bang biện Sơn Đông quân vụ. Sau đưa quân vào Triều Tiên.
  • Doanh vụ sứ bang biện: Doanh vụ sứ là quan Đốc vụ triều Thanh. Doanh vụ sứ bang biện là quan phụ trách biện lý quân doanh hành chính.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here