Với triều đình nhà Thanh, năm 1860 là năm có nhiều sự kiện đáng buồn, trong khi ở phương nam, cuộc phản loạn Thái Bình Thiên Quốc còn chưa bình định xong thì ở phương bắc, liên quân Anh Pháp đã tiến tới gần Bắc Kinh, kinh đô của vương triều.

Hoàng đế Hàm Phong, nguời cai trị Trung Quốc khi ấy còn ít tuổi đành phải lấy danh nghĩa đi săn vội vàng  lánh tới sơn trang Thừa Đức ở Hà Bắc. Không lâu sau, tin Viên Minh viên bị thiêu hủy đưa tới, nhà vua vừa buồn vừa giận, sau đó lâm bệnh nặng phải nằm liệt giường. Việc phải cắt đất ngày càng nhiều để thực hiện các điều ước đã ký kết khiến nhà vua ngày càng suy nhược.

Một hôm vào buổi tối, nhà vua cho gọi tám vị đại thần tới Thừa Đức, đó là các vị: Túc Thuận, Thụy Hoa, Tài Đàn, Kinh Thọ, Mục Âm, Cự Nguyên, Đỗ Hàn, Tiêu Hỗ Doanh. Vua Hàm Phong cố gượng dậy, thều thào:

– Sức trẫm ngày càng kiệt rồi, sợ không còn sống được bao lâu nữa. Con trai ta mới có 6 tuổi, chưa thể gánh vác được việc nước. Bây giờ, ta phong cho các khanh là Cố mệnh bát đại thần. Sau khi trẫm chết, các khanh phải tận tâm tận sức phò trợ cho Hoàng đế.

Tám vị đại thần nghe nhà vua nói, vội quỳ xuống, cúi đầu nhận mệnh. Túc Thuận nói:

– Hoàng thượng cứ yên lòng dưỡng bệnh, chúng thần quyết không phụ mong muốn của Hoàng thượng.

– Còn nữa… Hoàng đế vừa nằm xuống vội ra hiệu cho nguời nâng dậy, nói với tám vị đại thần:

– Ý quý phi là nguời mà các khanh phải chú ý đấy, bà ta âm mưu nham hiểm…

Không lâu sau, Hoàng đế Hàm Phong băng.

Trước khi mất, Hoàng đế Hàm Phong đã dặn dò Túc Thuận và các dại thần phải đề phòng Ý quý phi. Bà mang họ Diệp Hách Na La, tên thường gọi là Lan Nhi. Năm 16 tuổi, bà được tuyển vào cung. Trong Hoàng cung, có rất nhiều thê thiếp, khi mới vào cung, địa vị của Lan Nhi rất thấp, chưa có cơ hội để gần gũi Hoàng đế. Một hôm, thấy vua Hàm Phong đang đi dạo ở Viên Minh viên, Lan Nhi tới bên một gốc cây, cố ý cất tiếng hát. Vua Hàm Phong thấy thế bèn gọi Lan Nhi lại, phát hiện Lan Nhi có giọng hát rất hay. Từ đó, Lan Nhi không dời Hoàng đế một bước, qua mấy năm, sinh cho Hoàng đế một Hoàng tử là Tải Thuần. Tuy đã rất nhiều thê thiếp nhưng chưa có ai sinh cho nhà vua một con trai, nên Lan Nhi ngày càng được nhà vua yêu quý,  được phong Ý Quý phi, địa vị chỉ đứng sau Hoàng hậu.

Ý quý phi là nguời nhanh nhẹn, thông minh. Vua Hàm Phong thường mang bệnh không thể thượng triều xử lý quốc sự, Ý Quý phi thường thay ngài cầm bút phê duyệt tấu chương. Thời gian qua mau, Ý Quý phi dần có một chút quyền lực nhất định, không ai dám đắc tội với bà. Hoàng hậu là nguời hiền lành trung hậu, không để ý tới chuyện ấy, Quý phi cũng ngày càng trở nên kiêu ngạo. Cho nên, trước khi mất, Hoàng đế Hàm Phong mới lưu ý các đại thần phải chú ý đến bà.

Hoàng đế đã mất, các đại thần lập Tải Thuần lên ngôi, tôn Hoàng hậu là Từ An Thái hậu, tôn nguời sinh ra Hoàng đế Ý Quý phi là Từ Hy Thái hậu. Nhưng như thế, Từ Hy vẫn chưa vừa ý. Mục đích của bà là sao phải nắm trọn đại quyền quốc gia, cho nên, thấy các đại thần đều có nhiều quyền lực bà không vừa ý, thấy họ như cái gai trong mắt mình, trong khi ấy, với bà, tám vị đại thần đều vô cùng cảnh giác, không để cho bà can dự vào công việc triều chính. Để tranh quyền, Từ Hy ngầm liên hệ với Cung Thân vương Dịch Hân ở Bắc Kinh.

Dịch Hân là em của vua Hàm Phong, vì là con thứ 6 nên vẫn thường được gọi là “Quỷ tử lục”. Lúc đó, triều đình nhà Thanh cùng  liên quân Anh Pháp   đang nghị hòa nên Bắc Kinh đang trong tình trạng bị khống chế. Khi Hoàng đế Hàm Phong chết nhưng không thấy mình được cử làm Phụ chính, Dịch Hân trong lòng như lửa đốt. Đang lúc ấy, Từ Hy viết cho ông ta một bức thư. Mở ra đọc, niềm vui của ông ta lộ ra mặt, cảm thấy cơ hội giành lấy đại quyền đã tới. Sau một thời gian chuẩn bị gấp rút, ông ta vội quất ngựa chạy mau về Thừa Đức. Ở đây, Dịch Hân không kịp nghỉ ngơi, cùng với Từ Hy bàn bạc rất lâu.

– Tám cái con nguời này thật đáng ghét. Từ Hy nghiến răng nói. Nhất là tên Túc Thuận, hắn vốn không coi chúng ta ra gì.

– Họ ngông cuồng như thế cũng chưa lâu. Dịch Hân cũng giận dữ nói. Diệt bọn này đi cũng không phải là dễ dàng.

– Ta có một cách. Từ Hy hạ giọng, thì thầm, nói với Dịch Hân âm mưu của mình. Sau đó, Từ Hy hỏi Dịch Hân:

– Không biết nguời ngoại quốc thấy việc này như thế nào?

– Tôi thường cùng họ giao thiệp, việc này cứ giao cho tôi. Dịch Hân vỗ ngực, nói rất tự tin.

Dịch Hân ở lại Thừa Đức có một ngày đã vội quay về Bắc Kinh. Không lâu sau, tám vị đại thần nhận được một tấu chương của Đổng Nguyên Thuần. Trong tấu chương viết, Hoàng đế còn nhỏ tuổi, không thể lo liệu được quốc gia đại sự, cần phải để Hoàng Thái hậu tạm thời đảm nhiệm. Đọc tấu chương, bọn Túc Thuận vô cùng tức giận, họ lập tức lấy danh nghĩa Hoàng hậu trị tội Đổng Nguyên Thuần. Thực ra, tấu chương của Đổng Nguyên Thuần là do Từ Hy Thái hậu săp xếp, do Dịch Hân trực tiếp chỉ đạo sau khi về Bắc Kinh. Hôm sau, Từ Hy liền gặp Túc Thuận và các đại thần, lớn tiếng:

– Bây giờ, các đại thần trong triều đều mong cả hai Thái hậu đều lo việc triều chính, vì sao các ông không đồng ý?

Từ Hy nói thẳng, không cần giấu giếm ý đồ của mình.

– Cho tới nay, triều đình Đại Thanh ta, chúng thần  chưa thấy chuyện Thái hậu phụ chính bao giờ.

Túc Thuận lập tức kiên quyết bác bỏ lời Từ Hy. Ông nói tiếp:

  • Di chúc của Tiên Hoàng đế, Hoàng Thái hậu làm sao có thể thay đổi.

– Lẽ nào lời của Hoàng Thái hậu mà các ông cũng không nghe?

Từ Hy nói với giọng vô cùng kiêu ngạo.

– Việc này chúng ta phải căn cứ vào di chúc của Tiên Hoàng, không thể nghe theo Thái hậu. Túc Thuận cũng không chịu lép vế.

Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt, Từ Hy khóc rồi làm ầm lên, tình thế vô cùng cấp bách. Hoàng đế 6 tuổi nằm trong lòng Từ An co giúm lại, cuối cùng khóc oa oa. Thấy Tiểu Hoàng đế khóc, Từ An cũng nổi giận, hét lớn:

– Thôi, các nguời đi đi.

Các đại thần hàng ngày vẫn rất kính trọng Từ An, nay thấy sự tình như thế bèn đành phải cáo lui.

Ở Thừa Đức, tám vị đại thần xung đột quyết liệt với Từ Hy, ở Bắc Kinh, Dịch Hân cũng chẳng nhàn hạ gì. Ông ta lôi kéo Thắng Bảo, nguời đang nắm trọn binh quyền, hoàn toàn khống chế được quân đội ở Bắc Kinh. Sau khi bọn Dịch Hân đã sắp xếp xong mọi việc, Từ Hy bèn nhanh chóng  thúc giục các vị đại thần  nhanh chóng  đưa thi thể vua Hàm Phong về Bắc Kinh. Bà ta nói với Túc Thuận:

– Ta và Từ An Thái hậu cùng Tài Đàn,  Thụy Hoa cùng mọi nguời đi trước theo con đường nhỏ. Ông chỉ huy quân đội hộ tống di thể Hoàng thượng đi theo đường lớn. Về Bắc Kinh trước, ta sẽ sắp xếp để các văn võ bá quan nghênh tiếp. Lần này Túc Thuận vốn khôn ngoan đã mắc mưu, ông ta không biết rằng Từ Hy làm như thế là đang thực hiện mưu kế  loại bỏ  ông ta cùng 7 vị  đại thần khác.

Từ Hy đi theo con đường nhỏ, về Bắc Kinh trước. Ở Bắc Kinh, Dịch Hân đã làm mọi việc chuẩn bị cho việc chính biến. Ngay buổi tối, bọn Thắng Bảo cùng các quan viên đã đua nhau cầu xin Thái hậu trực tiếp xử lý quốc gia đại sự. Họ coi như thế là để an định nhân tâm, duy trì sự cai trị. Thanh thế của Từ Hy tạo nên không bị mọi người chú ý.

Buổi sớm ngày hôm sau, văn võ đại thần đều tới Hoàng cung thỉnh an Tiểu Hoàng đế. Sau khi khấu đầu trước Hoàng thượng, mọi nguời lui sang hai bên cung điện. Dịch Hân đột nhiên đứng dậy, hai tay giơ cao một Thánh chỉ danh nghĩa của Tiểu Hoàng đế, lớn tiếng đọc:

  • Tài Đàn, Thụy Hoa, Túc Thuận bị bắt.

Nghe xong, các đại thần vô cùng kinh ngạc, một số nguời còn chưa kịp hiểu có chuyện gì, các võ sĩ đã xông tới, đem Tài Đàn, Thụy Hoa cùng cả bọn trói lại. Sau đó, Dịch Hân lại mệnh lệnh cho Thuần Thân vương Dịch Hoàn đưa nguời đi bắt Túc Thuận.

Khi ấy, Túc Thuận hộ tống thi thể vua Hàm Phong đã về tới huyện Mật Vân. Dịch Hoàn tới nơi, nói với Túc Thuận:

  • Đại nhân vất vả quá, Hoàng thượng cho ta tới nghênh tiếp Đại nhân.

Túc Thuận không chú ý gì tới việc này, nhưng tới tối khi mới đi nằm đã nghe tiếng nguời la hét bên ngoài. Chưa hiểu chuyện gì xảy ra, hơn chục võ sĩ đã xông vào, dựng ông từ trên giường, trói hai tay lại. Túc Thuận cố giằng ra, mắng chửi:

– Các ngươi dám bắt trói cố mệnh bát đại thần sao? Lẽ nào muốn làm loạn?

Nhưng rồi không nói thêm được lời nào nữa, tính mệnh của ông đã được định đoạt.

Sau khi bắt toàn bộ 8 vị đại thần, Từ Hy hạ lệnh chém đầu Túc Thuận, Tài Đàn và Thụy Hoa phải tự sát, năm nguời còn lại đều bị mất chức. Tiêu diệt xong 8 đại thần, Từ Hy chọn ngày đăng cơ, nắm toàn bộ đại quyền quốc gia. Bà tuyên bố bản thân mình cùng Từ An Thái hậu “thùy liêm thính chính (buông rèm nghe việc nước) (3). Từ Hy cũng cho Tiểu Hoàng đế đổi niên hiệu thành Đồng Trị (ý nói hai Thái hậu cùng trị việc nước). Trên thực tế, toàn bộ đại quyền quốc gia đều nằm trong tay bà.

Từ năm 1861, Từ Hy Thái hậu phát động chính biến lên ngôi, đến năm 1908, bà bị bệnh chết. Trong suốt 47 năm, bà thao túng vận mệnh nước Trung Quốc trở thành kẻ bán nước nổi tiếng đầy âm mưu thâm hiểm trong lịch sử Trung Quốc.

 

Chú thích:

(1) Túc Thuận (1816 – 1861), nguời tộc Tương Lam, Mãn Châu. Năm 1836, nhậm chức Tam đẳng phụ quốc Tướng quân. Ông chủ trương trọng dụng Tăng Quốc Phiên, thẳng tay trấn áp quân Thái Bình.

(2) Thắng Bảo (  ? – 1863), nguời tộc Tương Bạch, Mãn Châu, cử nhân thời Đạo Quang. Năm 1860, cầm quân chống liên quân Anh Pháp, tham gia cuộc chính biến, sau mắc tội phải tự xử.

(3) “Thùy liêm thính chính” Khi Hoàng đế còn nhỏ tuổi, ngồi sau rèm nghe việc nước mỗi khi thiết triều, nhưng thực tế là nguời trực tiếp xử lý mọi việc.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here