Phái Tát Sư Ca là một chi của Phật giáo Tạng truyền, từ khoảng giữa thế kỷ 13 đến giữa thế kỷ 14. Trong khoảng một trăm năm ấy, nó trở thành thế lực chiếm địa vị thống trị tuyệt đối trong khu vực dân tộc Tạng.
Chính vào thời kỳ này, vùng tộc Tạng dần phụ thuộc vào Mông Cổ quốc, sau đó, nhập vào bản đồ Trung Quốc triều Nguyên, chính thức trở thành thành viên trong đại gia đình các dân tộc Trung Hoa. Lãnh tụ tôn giáo nổi tiếng của phái Tát Sư Ca, giữ vai trò đứng đầu ở triều Nguyên là Đế sư Bát Tư Ba (1235 – 1280), ông suốt đời cống hiến cho sự nghiệp vĩ đại đoàn kết dân tộc và thống nhất Tổ quốc.
Bát Tư Ba xuất thân từ một gia đình tôn giáo có truyền thống lâu đời. Gia tộc ông được kế thừa chức vị giáo chủ của phái Tát Tư Ca. Năm 1246, nguời chú Tát Tư Ca Ban Trí Đạt đưa ông mới 10 tuổi cùng nguời em tới Lương Châu (nay là Vũ Uy, Cam Túc). Ở đây, Bát Tư Ca Ban Trí Đạt cùng với cháu của Thành Cát Tư Hãn là Tây Lương Vương Khoát Đoan phụ trách kinh lược Tây Tạng bàn việc Tây Tạng quy thuận Mông Cổ. Sau đó gia tộc Bát Tư Ba giữ vai trò lãnh tụ của phái Tát Tư Ca, một ngôi sao bắt đầu lóe sáng trên bầu trời các giáo phái Tây Tạng.
Sau khi nguời kế thừa Oa Khoát Đài mất, trải qua những cuộc đấu tranh quyết liệt, Hãn vị rơi vào tay con cháu Đà Lôi, con út của Thành Cát Tư Hãn. Năm 1251, con trưởng của Đà Lôi là Mông Kha chính thức nối ngôi Đại Hãn. Sau khi lên ngôi, Mông Kha tăng cường vai trò thống trị của cá nhân mình, mở rộng quyền lực về mọi mặt quân chính và tài chính ở vùng đất Hán Trung nguyên và Tây Tạng, tất cả đều giao cho nguời em thứ hai là Hốt Tất Liệt cai quản. Từ đó, thế lực của Khoát Đoan bị giáng một đòn nặng nề, chủ nhân trực tiếp của Tây Tạng thay đổi, địa vị của phái Tát Tư Ca không còn ổn định. Đúng lúc đó, Tát Tư Ca Ban Trí Đạt mất ở Lương Châu. Bát Tư Ba mới 16 tuổi kế thừa địa vị của Tát Tư Ca Ban Trí Đạt, trở thành Giáo chủ Tát Tư Ca, đồng thời cũng trở thành đại biểu cho thế lực nắm toàn bộ khu vực Tây Tạng và nhân vật chủ yếu quan hệ với Mông Cổ quốc. Đảm nhận một vai trò vô cùng quan trọng như thế chàng trai Bát Tư Ba
Bắt đầu bước vào một cuộc thử nghiệm nghiêm khắc.
Sớm nghe nói Bát Tư Ba Ban Trí Đạt ở Lương Châu, Hốt Tất Liệt đã cho nguời tới Lương Châu, yêu cầu Khoát Đoan hộ tống Đại sư tới thảo nguyên Mông Cổ để gặp mặt. Khi sứ giả tới Lương Châu, Tát Tư Ca Ban Trí Đạt đã mất. Khoát Đoan trở về, nói với Hốt Tất Liệt:
– Đại sư đã viên tịch. Ông ta có một nguời cháu là Bát Tư Ba (tiếng Tạng có nghĩa là “Thánh thọ”), mới có mười mấy tuổi nhưng tinh thông Phật pháp. Xin cho phép tôi đưa tới gặp ngài.
Nhưng đáng tiếc, Bát Tư Ba không thể vượt quãng đường dài tới Mạc bắc. Mùa thu năm 1252, Hốt Tất Liệt phụng mệnh của Hoàng huynh Mông Kha đưa quân xuống phía nam, chinh phục Đại Lý, không lâu sau tới núi Lục Bồn. Ở đây, lần đầu tiên Bát Tư Ba gặp Hốt Tất Liệt.
Bát Tư Ba nhận được sự đón tiếp vô cùng long trọng. Vợ chồng Hốt Tất Liệt cùng hơn hai mươi nguời con của họ đều làm những nghi thức của nguời thường mỗi khi gặp sư tăng, vái lạy Bát Tư Ba. Không lâu sau, Bát Tư Ba đã truyền thụ cho họ bốn loại Kim cương và nghi lễ quán đỉnh mật pháp. Hốt Tất Liệt cũng cúng dường lễ vật cho Bát Tư Ba cực kỳ hậu hĩ, một lần tới 2.000 đĩnh bạc và 5.940 cuộn tơ lụa.
Nhưng đồng thời, Hốt Tất Liệt cũng mời lãnh tụ Cát Mã Bạt Hy của phái Cát Mã Cát Cử. Đây là nguời nổi tiếng về pháp lực thần kỳ của Phật giáo Tây Tạng. Cách đón tiếp và đối đãi của Hốt Tất Liệt với ông ta cũng tôn kính và long trọng như đối với Bát Tư Ba.
Lúc đó, hai phái Cát Mã Cát Cử và Tát Sư Ca, mỗi phái đều có những ảnh hưởng riêng ở khu vực Tây Tạng và mỗi phái cũng có thế lực riêng. Tiếng tăm của cát Mã Bạt Hy và Bát Tư Ba cũng chênh lệch không nhiều. Hốt Tất Liệt xuất thân là dân du mục, coi trọng các loại chú thuật mật pháp, Bát Tư Ba và Cát Mã Bạt Hy đều là Giáo chủ của hai giáo phái lớn, lại cùng đến một lúc, Hốt Tất Liệt bèn để cho họ thi thố cùng nhau so tài cao thấp. Năm ấy, Cát Mã Bạt Hy đã 49 tuổi, còn Bát Tư Ba mới có 18 tuổi, khả năng, kinh nghiệm đấu pháp của Bát Tư Ba có nhiều bất lợi so với đối thủ.
Trước mặt Hốt Tất Liệt, cát Mã Bạt Hy thể hiện rất nhiều những biến ảo kỳ lạ như thủy độn (tức không nhìn thấy nước), bay trong không trung, chân giẫm lên đá cứng mà để lại vết lõm. Trước những phép thuật này, Hốt Tất Liệt vô cùng thán phục. Khi chưa tới lượt Bát Tư Ba, Hốt Tất Liệt nói với những nguời xung quanh:
– Đế sư Bát Tư Ba của chúng ta tuy nói là vô lượng quang Phật hóa thân tới nhân gian nhưng xem ra thần tích và phép thuật, ta cảm thấy còn chưa ăn nhằm gì. Cát Mã Bạt Hy vẫn chiếm thế thượng phong!
Một nguời phi của Hốt Tất Liệt là đệ tử trung thành của phái Tát Sư Ca nghe nói vội tới báo cáo cho sư phụ Bát Tư Ba, xin ông cũng phải làm nhiều pháp thuật kỳ lạ để hơn hẳn pháp thuật của Cát Mã Bạt Hy, nếu không địa vị tôn giáo của phái Tát Tư Ca sẽ gặp nhiều bất lợi. Nghe được những điều ấy, Bát Tư Ba thể hiện những phép biến hóa càng kỳ diệu.
Một lần, Hốt Tất Liệt triệu tập các quần thần tới khai hội, hầu hết đều có mặt. Bát Tư Ba thấy đây là cơ hội để cho mọi người rõ về mình, dùng kiếm chặt đầu, tay, chân của mình vứt ra mọi nơi, rồi sau đó niệm bùa chú khiến các bộ phận tách rời đó hợp lại như cũ. Điều kỳ diệu đó diễn ra trước mắt mọi người thể hiện pháp lực rõ ràng cao hơn Cát Mã Bạt Hy, đúng là thần thông quảng đại. Như vậy, chàng trai Bát Tư Ba đã giành thắng lợi.
Ngay từ đầu, Bát Tư Ba đã thể hiện sự hiểu biết nhưng cũng khiêm nhường, chân thành, lão thực khiến Hốt Tất Liệt rất yêu quý. Sau đó, Bát Tư Ba luôn ở bên cạnh Hốt Tất Liệt. Còn Cát Mã Bạt Tư với tâm lý muốn mưu giành được quyền thế nên ngày càng xa Hốt Tất Liệt, sau đó bỏ lên phía bắc, đầu hàng Mông Kha, Đại Hãn của Mông Cổ quốc.
Về sau, khi Mông Kha mất, A Lý Bất Ca thua phải đầu hàng, dựa vào Hốt Tất Liệt, phái Sát Tư Ca cuối cùng giành được địa vị độc nhất vô nhị trong các phái Phật giáo Tạng truyền triều Nguyên.
Năm 1260, Bát Tư Ba được Hốt Tất Liệt phong làm Quốc sư (3). Việc này có ý nghĩa sâu sắc, nó vừa chính thức xác lập vị trí lãnh tụ tôn giáo của Bát Tư Ba, vừa thể hiện nhu cầu cai trị các tín đồ Tây Tạng, chứng tỏ Tây Tạng đã hoàn toàn bị triều Nguyên thống trị, trở thành một bộ phận của vương triều trung ương. Cơ cấu Tuyên chính viện (4) của chính quyền trung ương khiến triều Nguyên cũng có quyền quản lý với khu vực Tây Tạng. Vì thế, có thể nói từ triều Nguyên, Tây Tạng chính thức có mặt trong bản đồ Trung Quốc.
Sau đó, Bát Tư Ba lại chấp nhận yêu cầu của Hốt Tất Liệt, dựa vào mẫu văn tự Tạng sáng tạo một hệ thống tự mẫu phương hình. Rồi dựa vào những tự mẫu đó để viết Mông ngữ, Tạng ngữ, cũng có thể viết được Hán ngữ. Năm 1270, triều Nguyên lấy hệ thống văn tự này quy định thành văn tự chính thức, bất kể sách vở Hán văn, Mông Cổ văn đều sử dụng tự mẫu của Bát Tư Ba. Trong hoàn cảnh đa ngôn ngữ lúc ấy, việc dùng một tự mẫu thông dụng để viết các loại văn tự là một phương pháp rất hữu ích.
Để biểu dương việc sáng tạo tự mẫu mới của Bát Tư Ba, Hốt Tất Liệt thưởng cho Bát Tư Ba toàn bộ khu vực Tạng tộc, thăng cho ông từ Quốc sư lên “Đế sư” (tức “Đế vương chi sư”), khi thiết triều, có thể ngồi bên cạnh Hoàng đế nhìn xuống quần thần. Như vậy, Bát Tư Ba đã đạt tới đỉnh cao quyền lực trong cuộc đời mình.
Năm 1280, Bát Tư Ba khi trở về nơi cội nguồn của Tát Sư Ca rồi mất đột ngột, khi đó ông mới 46 tuổi. Trong tang lễ, Nguyên Thế Tổ ngoài tỏ lòng thương tiếc, còn đưa hộp tro cốt của ông lên quá đầu, hạ lệnh cho toàn quốc xây dựng điện Bát Tư Ba, lập tượng Đế sư, truy phong ông “Hoàng thiên chi hạ, nhất nhân chi thượng, khai giáo tuyên văn, phù trị đại thánh, chí đức phổ giác, chân trí hựu quốc, Như ý đại ngọc pháp vương, Tây thiên Phật tử, Đại Nguyên đế sư”. Thụy hiệu cao quý này đã thể hiện rõ sự tôn trọng lớn lao của triều Nguyên đối với những cống hiến to lớn về mọi mặt chính trị, tôn giáo, văn hóa của lãnh tụ kiệt xuất Tạng tộc.
Chú thích:
- Phái Tát Tư Ca: tức Hoa giáo, được sáng lập năm 1073.
- Phái Cát Mã Cát Cử: một trong bốn chi lớn của Tháp Bố Cát Cử, sáng lập năm 1174.
- Quốc sư: chức quan của tắng lữ Phật giáo Tây Hạ, Nguyên. Đời Nguyên, phần lớn là cao tăng Thổ Phồn.
- Tuyên chính viện: có từ đời Nguyên, cai quản mọi việc Phật giáo toàn quốc và quản lú khu vực Thổ Phồn. Ban đầu có tên Tuyên chính viện. Ten này có từ 1288.