Buổi tối ngày 15 tháng 2 năm 1103, trong gia đình một nguời nông dân nghèo ở làng Vĩnh Hòa, huyện Thang Âm tỉnh Hà Nam (nay là An Dương, Hà Nam), một chú bé mới chào đời. Khi chú bé sinh ra, một con chim lớn từ dưới sân bay lên cao kêu một tiếng. Vì thế, nguời cha đặt tên cho chú là Nhạc Phi. Sau này, chú đã trở thành võ tướng nổi tiếng thời Nam Tống chống Kim: Võ Mục Nhạc Phi.

Nhạc Phi lớn lên trong nghèo khổ, ngay từ khi còn nhỏ đã phải làm đủ thứ công việc, ban ngày, thường kiếm củi, cắt cỏ ngoài đồng, nhóm bếp nấu cơm và nuôi các loại gia súc. Mỗi  khi trời tối, ông lại được cha dạy đọc sách, nguời cha còn thường kể cho ông những câu chuyện về những nhân vật anh hùng trong lịch sử. Nhạc Phi có trí nhớ rất tốt, hiểu biết rất mau chóng, phàm là những gì đọc qua hay nghe được  không những không quên mà còn từ đó rút ra được nhiều bài học đạo lý sâu sắc.

Ngay từ nhỏ, Nhạc Phi đã có sức vóc hơn nguời. Chưa đến tuổi thanh niên, ông đã có thể giương cây cung 300 cân. Sau ông lại theo học võ sư Chu Đồng, ra sức học tập võ nghệ trở thành nguời võ nghệ cao cường. Năm Nhạc Phi đã trưởng thành,  quân Kim lần lượt tiêu diệt Liêu và Bắc Tống, Nhạc Phi càng ra sức luyện rèn để tận trung báo quốc, tham gia quân đội. Trong cuộc kháng chiến chống quân Kim xâm lược, tài năng quân sự của ông ngày càng phát triển, nhiều lần lập công, về sau, làm đến Thống soái. Ông chiến đấu vô cùng lợi hại, quân Kim ngầm gọi ông là “Nhạc gia gia”. Chỉ có Đại tướng Hoàn Nhan Ngột Truật của quân Kim mới địch nổi Nhạc Phi. Một ngày mùa thu, Hoàn Nhan Ngột Truật mang đại quân binh mã tiến quân xâm phạm Trung nguyên, Nhạc Phi mang mười vạn đại quân nghênh chiến. Trước hết, ông cho một đội quân đánh do thám thực hư, còn phần lớn quân đều ở lại phía sau. Quân Tống tới một nơi có nhiều dãy núi liên tiếp, chỉ thấy những sườn núi dốc đứng, phía dưới chỉ thấy cỏ hoang và đá tảng ngổn ngang, một con đường nhỏ quanh co qua núi, giữa những dãy núi là một khu đất bằng phẳng. Nhạc Phi xem xét kỹ hình thế xung quanh rồi hỏi quân sĩ thủ hạ:

– Đây là đâu?

Quân sĩ tra lời:

– Đây là núi Ái Hoa.

Nhạc Phi nghĩ thầm trong bụng, sẽ cho binh mã mai phục ở đây, rồi tìm cách dẫn quân Kim vào, nhất định có thể khiến chúng không còn mảnh giáp. Vì thế, Nhạc Phi quyết định sẽ hạ trại ở đây.

Lát sau, bọn nguời ngựa do thám trở về. Họ bị quân Kim đánh cho bại trận. Tướng Cát Thanh nói:

– Quân Kim tinh thần đang hăng, đặc biệt có chủ soái Hoàn Nhan Ngột Truật, võ nghệ cao cường, giỏi dùng ngựa chiến, sợ khó mà thắng được!

Nghe nói, Nhạc Phi không nản lòng, vẫn ăn ngon, ngủ kỹ, chuẩn bị ngày mai chiến đấu.

Sớm hôm sau, Nhạc Phi đã có chủ ý, bắt đầu điều binh khiển tướng. Ông lệnh cho Tướng quân Cát Thanh mang 300 binh mã đi dụ địch, đưa quân Kim tới núi Ái Hoa. Nhạc Phi nói:

– Các ngươi chỉ có thể bại, không được thắng!

Rồi lệnh cho Tướng quân Trương Hiển mang hai vạn binh mã, 200 tay cung tên mai phục ở phía đông núi, nghe hiệu pháo sẽ xông ra bắt sống Ngột Truật. Lại lệnh cho Tướng quân Vương Quý và Ngưu Cao mang hai vạn binh mã cùng cung tên mai phục ở phía bắc núi. Nhạc Phi nói với hai Tướng quân:

– Các ngươi giữ cho chặt phía ngoài con đèo, chờ cho quân Kim tiến vào sâu trong núi sẽ dùng xe và đá chặn đường rút lui của chúng.

Rồi Nhạc Phi lại lệnh cho Tướng quân Chu Thanh và Nhạc Vân mang hai vạn binh mã mai phục ở phía tây núi. Nhiệm vụ của họ là khi nhe tiếng pháo hiệu, chặn con đường tiến của quân Kim. Phía nam cũng có hai vạn binh mã. Đề phòng quân Kim bỏ chạy về phía đó. Ở bản doanh, Nhạc Phi giữ lại năm nghìn quân giữ lương thảo, bản thân ông chỉ huy hơn một vạn binh mã đợi quân Kim tới.

Cát Thanh mang ba trăm quân khiêu khích quân Kim, vừa mới tới đường lớn, đã nghe thấy tiếng nguời tiếng ngựa, Hoàn Nhan Ngột Truật mang mấy vạn binh mã đánh tới. Cát Thanh xông tới, mắng lớn:

– Ngột Truật, mau nộp đầu!

Hoàn Nhan Ngột Truật trông thấy, kêu lớn:

– Thủ hạ bại tướng, hôm qua ngươi vẫn chưa chết, hôm nay còn tới đây làm gì?

Cát Thanh mắng:

– Đồ chó ghẻ, hôm qua gia gia ta còn tha cho ngươi, hôm nay sẽ cho ngươi biết thế nào là cái lợi hai của gia gia.

Ngột Truật nghe xong, tức giận  cực điểm, vung rìu nghe vù vù, Cát Thanh cũng đưa gậy giao phong. Đánh được mấy hiệp, Cát Thanh giả đánh không lại, bỏ chạy.

Hoàn Nhan Ngột Truật vội đuổi theo, đuổi tới hơn hai mươi dặm vẫn chưa kịp. Cát Thanh lớn tiếng:

– Đồ ăn hại, làm sao chậm chạp thế! Ta không phải là đối thủ của nhà ngươi, nhưng trước mặt ta có quân  mai phục. Sợ ngươi cũng chẳng dám…

Ngột Truật nổi giận:

– Ngươi không nói có mai phục, ta cũng bắt ngươi, mà ngươi nói có mai phục, ta cũng bắt ngươi!

Cát Thanh chạy phía trước, Ngột Truật đuổi phía sau, trước mắt đã là núi Ái Hoa. Quân của Ngột Truật cũng bắt đầu tiến lên núi.

Lúc này, quân sư (2) của Ngột Truật cũng vừa tới, vội kêu lớn:

– Chủ tướng, mau dừng lại, chắc là có mai phục!

Ngột Truật vội dừng lại, quan sát kỹ địa thế xung quanh, cảm thấy bất ổn, kinh hoàng thất sắc nói với các bộ hạ:

– Mau lui quân!

Nhưng tất cả đều đã chậm. Chỉ nghe thấy một tiếng pháo nổ, xung quanh núi tiếng reo hò đinh tai nhức óc:

– Bắt sống Ngột Truật, không được để cho nó chạy thoát!

Quân Kim bị vây chặt ở giữa. Một lá cờ lớn xuất hiện, Nhạc Phi cưỡi con ngựa trắng, tay cầm trường thương, lớn tiếng mắng:

  • Đồ hại dân, ngươi khinh thường nguời Trung Quốc ta, hôm nay ngươi sẽ chết. Hãy nhận một ngọn thương của ta!

Nhạc Phi nhằm ngọn thương về phía trước, Ngột Truật vội dùng rìu đỡ. Hai bên giao đấu ác liệt. Lúc ấy, kỵ binh của quân Kim không còn phát huy được ưu thế, tướng sĩ quân Tống nguời nguời xông lên phía trước khiến quân Kim không còn đường chạy, đất cũng chẳng có đường chui. Ngột Truật không dám giằng co, vội đem tàn binh mở đường máu bỏ chạy về phía tây bắc.

Sau đó, Nhạc Phi cho quân của Nhạc gia áp giải quân Kim thất trận như chó nhà có tang. Tướng sĩ quân Kim đều nói: “Leo núi dễ, đánh quân của Nhạc gia thật khó”.

Từ đó, chỉ nghe nói tới quân của Nhạc gia, quân Kim đã quay đầu bỏ chạy.

 

Chú thích:

  • Hoàn Nhan Ngột Truật ( ? – 1148) còn gọi Hoàn Nhân Tông Bật, nguời thuộc bộ Hoàn Nhan, Kim Nữ Chân.
  • Quân sư: có từ thời Tây Chu, chức Tham mưu cao cấp.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here