TRIỀU ĐƯỜNG
(618 – 907)
Năm 617, Lý Uyên, tướng nhà Tùy khởi binh ở Thái Nguyên, đánh chiếm Trường An, năm sau, kiến lập nhà Đường.
Đường Thái Tông Lý Thế Dân (626 – 649) trị nước anh minh, hiểu người biết việc, chính trị sáng suốt, sử gọi là “Trinh quan chi trị”. Khi Đường Cao Tông Lý Trị ở ngôi, Hoàng hậu Võ Tắc Thiên nắm chính quyền, phế nhà Đường lập nhà Chu, tự phong Hoàng đế. Tuy chính sự có rối ren, nhưng xã hội tương đối ổn định. Đường Huyền Tông Lý Long Cơ (ở ngôi 712 – 756) khởi đầu cho thời gian đất nước vững mạnh, sử gọi là “Khai nguyên chi trị”. Năm Thiên Bảo thứ 15 (755), Tiết độ sứ An Lộc Sơn Phạm Dương cùng bộ tướng Sử Tư Minh phát động cuộc phản loạn, chiếm Lạc Dương, đánh Trường An, vua Huyền Tông phải bỏ chạy về Thành Đô. Quân Đường do sự nỗ lực của Quách Tử Nghi đã bình định được phản loạn, nhưng triều Đường cũng từ đây bắt đầu suy vong.
Triều Đường là thời kỳ phát triển toàn diện của Trung Quốc, kinh tế phồn vinh, quân sự vững mạnh, biên giới cũng được ổn định, mọi mặt đều khả quan, đất nước giàu mạnh. Văn hóa đời Đường cũng phát triển vượt bậc, mọi mặt phong phú, việc giao lưu văn hóa với nước ngoài cũng đẩy mạnh. Kinh đô Trường An trở thành một đô thị có tính chất quốc tế, là nơi tụ hội của quý tộc, thương nhân, sứ giả, lưu học sinh các nước.
Thơ ca đời Đường cũng phát triển chưa từng có, có thể coi là đỉnh cao chói lọi, nhiều ngôi sao chói sáng, đã sản sinh ra những Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là những danh nhân trong lịch sử thể hiện tài năng xuất chúng. Sau An Sử chi loạn, Tiết độ sứ ở các địa phương thường nổi dậy, hình thành xung đột giữa triều đình trung ương và các phiên trấn. Trong triều đình, xuất hiện cuộc đấu tranh giữa hoạn quan chuyên quyền và các đại thần. Đời Đường Văn Tông xuất hiện Cam Lộ chi biến, các hoạn quan giết nhiều đại thần. Mâu thuẫn giữa Lý Đức Dụ và Ngưu Tăng Nhụ, Lý Tông Mẫn trong vụ Ngưu Lý đảng tranh kéo dài hơn nửa thế kỷ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc triều chính.
Năm 875, một cuộc nổi dậy quy mô lớn của Vương Tiên Chi, Hoàng Sào nổ ra trong phạm vi cả nước, kinh đô rung chuyển. Tiếp theo là hỗn chiến phiên trấn, chính quyền cát cứ xuất hiện. Năm 907, Chu Ôn kiến lập Hậu Lương. Nhà Đường hoàn toàn diệt vong.
BIỂU THẾ HỆ ĐẾ VƯƠNG
Cao Tổ Lý Uyên 618 – 626
Thái Tông Lý Thế Dân 627 – 649
Cao Tông Lý Trị 650 – 683
Trung Tông Lý Hiển 684 – 710
Duệ Tông Lý Đán 784 – 712
Vũ Hậu Vũ Chiếu 684 – 704
Thiếu Đế Lý Trùng Mậu 710
Duệ Tông Lý Đán 710 – 712
Huyền Tông Lý Long Cơ 712 – 756
Túc Tông Lý Hanh 756 – 761
Đại Tông Lý Dự 762 – 779
Đức Tông Lý Quát 780 – 805
Thuận Tông Lý Tụng 805
Hiến Tông Lý Thuần 806 – 820
Mục Tông Lý Hằng 821 – 824
Kính Tông Lý Trạm 825 – 826
Văn Tông Lý Ngang 826 – 840
Vũ Tông Lý Viêm 841 – 846
Tuyên Tông Lý Thẩm 847 – 859
Ý Tông Lý Thôi 859 – 873
Hy Tông Lý Huyên 873 – 888
Chiêu Tông Lý Diệp 889 – 904
Ai Đế Lý Chúc 904 – 907
NIÊN BIỂU SỰ KIỆN LỚN
626 : Sự biến Huyền Vũ Môn, Đường Thái Tông Lý Thế Dân lên ngôi.
630 : Đường diệt Đông Đột Quyết, các tộc thiểu số tôn xưng Đường Thái Tông là Thiên Khả Hãn.
641 : Văn Thành Công chúa kết hôn cùng Tùng Tán Cán Bố (Songtsän Gampo).
645 : Huyền Trang lấy kinh về tới Trường An, mang về 657 bộ kinh.
649 : Đường Thái Tông mất, Cao Tông Lý Trị nối ngôi.
690 : Võ Tắc Thiên xưng đế, đổi quốc hiệu thành Chu.
710 : Vĩ Hậu giết Trung Tông. Lý Long Cơ và Thái Bình công chúa giết Vĩ Hậu, lập vua Duệ Tông.
712 : Đường Huyền Tông nối ngôi, phong Diêu Sùng làm Tể tướng .
753 : Giám Chân và Thượng Đông vượt biển tới Nhật Bản.
755 : Phản loạn An Lộc Sơn. Nhan Cảo Khanh và Nhan Chân Khanh mang quân chống lại.
756 : Mã Vĩ Dịch binh biến. Đường Túc Tông lên ngôi.
757 : Quân Đường và quân Hồi Hột lấy lại Trường An, Lạc Dương.
762 : Nhà thơ lớn đời Đường Lý Bạch mất.
763 : Kết thúc loạn An Sử.
777 : Hình thành cục diện phiên trấn cát cứ.
780 : Tể tướng Dương Viêm thực hành lưỡng thuế pháp.
875 : Vương Tiên Chi, Hoàng Sào lãnh đạo nông dân khởi nghĩa.