Sau khi Tổ Địch tiến quân lên phía bắc. Đại tướng Hoàn Ôn của Đông Tấn, cũng đánh tới gần Trường An. Nhưng dù cùng tiến lên phía bắc, mục đích của Tổ Địch và Hoàn Ôn không giống nhau. Hoàn Ôn là người có dã tâm, ông ta có mưu đồ về tiền tài và chính trị.
Hoàn Ôn là người rất có tài năng quân sự. Khi đang làm Thích sử Ích Châu, Hoàn Ông từng tiến đánh vào đất Thục, tiêu diệt Thành Hán, lập công lớn cho vương triều Đông Tấn. Khi Hậu Triệu diệt vong, Hoàn Ông lại dâng thư lên Tấn Mục Đế, xin đưa quân tiến đánh lên phía bắc.
Nhưng nội bộ vương triều Đông Tấn đang có mâu thuẫn sâu sắc. Tấn Mục Đế có biểu hiện đề cao chức vị của Hoàn Ôn, nhưng thực ra đang nghi ngờ ông ta. Hoàn Ông xin tiến lên phía bắc, Tấn Mục Đế không bằng lòng, cử Ân Hạo làm việc này. Ân Hạo là người chỉ có hư danh, một văn nhân không có tài năng quân sự. Ông ta đưa quân tới Lạc Dương, bị người tộc Khương đánh cho đại bại, mất hơn một vạn người ngựa, lương thảo, vũ khí cũng mất sạch.
Hoàn Ôn lại dâng một tờ tấu chương, xin triều đình đem Ân Hạo ra trừng trị. Tấn Mục Đế không có cách nào khác, đành phải đem Ân Hạo cách chức, đồng ý để Hoàn Ôn mang quân “bắc phạt”.
Năm 354, Hoàn Ôn mang bốn vạn quân Tấn xuất phát từ Giang Lăng, chia quân làm 3 đường tiến công Trường An. Quốc chủ Tiền Tần là Phù Kiện mang năm vạn quân tới Nghiêu Quan chống đỡ, bị quân Tấn đánh cho thất điên bát đảo. Phù Kiện đành phải mang hơn sáu nghìn binh lính thất trận trở về Trường An cố thủ.
Hoàn Ôn thắng lợi tiến quân tới Bá Thượng. Quan quân các quận huyện gần Trường An đua nhau tới đầu hàng quân Tấn. Hoàn Ôn cho dán cáo thị, để dân chúng an cư lạc nghiệp. Dân chúng vô cùng sung sướng, mang trâu, mang rượu tới úy lạo quân Tấn.
Từ sau khi Tây Tấn diệt vong, dân chúng phía bắc đã chịu nhiều thống khổ. Gặp quân Tấn của Hoàn Ôn, họ vui mừng rơi nước mắt, nói:
– Tưởng rằng không bao giờ có ngày gặp lại quân Tấn..
Hoàn Ôn đóng quân ở Bá Thượng muốn đợi khi lúa chin, sẽ đưa quân lính đi gặt lúa bổ sung lương thực. Nhưng Phù Kiện cũng lợi hại không kém, chưa để Hoàn Ôn hành động, ông ta đã cho quân gặt sạch trơn dù lúa chưa chin.
Lương thực không được tiếp tế, lại cũng chẳng được bổ sung, Hoàn Ôn đành phải rút quân về. Nhưng lần “bắc phạt” này của Hoàn Ông cũng giành được thắng lợi, Hoàn Ôn được Tấn Mục Công thăng làm Chinh thảo đại đô đốc.
Sau đó, Hoàn Ôn còn hai lần tiến hành “Bắc phạt”, lần cuối cùng, tiến công Tiền Yên, đánh thẳng tới Phương Đầu (tây nam huyện Tuấn, Hà Nam ngày nay), sau đó, vì Tiền Yên không được tiếp lương mà chịu thất bại.
Hoàn Ôn nắm đại quyền quân sự của Đông Tấn trong thời gian dài, dã tâm ngày càng lớn. Có lần, ông ta tự bộc lộ:
– Trang nam tử Hán nếu không thể lưu tiếng thơm muôn thuở, cũng đừng để tiếng xấu muôn đời.
Có viên quan tâm phúc biết được ý đồ của ông ta, hiến kế, muốn như vậy phải đề cao uy tín của bản thân, phải học theo cách của Hoắc Quang thời Tây Hán, đem phế Hoàng đế bây giờ đi, rồi tự mình lên ngôi.
Khi đó, Tấn Mục Đế đã chết. Hoàng đế khi đó là Tấn Phế Đế Tư Mã Dịch. Hoàn Ôn mang quân tới Kiến Khang, phế Tư Mã Dịch, lập Tư Mã Dục lên ngôi, đó là Tấn Giản Văn Đế. Hoàn Ôn làm Tể tướng , mang quân đóng ở Cô Thục (Đường Dư, An Huy ngày nay).
Sau hai năm, Tấn Giản Văn Đế bị bệnh nặng, để lại Di chiếu để Thái tử Tư Mã Diệu kế vị, là Tấn Hiếu Vũ Đế. Hoàn Ôn vốn đã muốn Giản Văn Đế nhường ngôi cho mình, nghe tin vô cùng thất vọng, mang quân tiến đánh Kiến Khang.
Hôm Hoàn Ôn mang quân tới Kiến Khang, có cả tướng sĩ, tất cả đều giáo gươm tề chỉnh, vũ khí sáng loáng. Quan viên triều đình đứng hai bên đường nghênh đón, thấy cảnh tượng ấy, ai nấy đều thất sắc.
Hoàn Ôn mời hai sĩ tộc có danh vọng, uy tín nhất là Vương Thản Chi và Tạ An (3), đến nhà khách tiếp kiến. Cả hai người Vương, Tạ đều nghe nói Hoàn Ôn đã bố trí quân mai phục phía sau nhà khách, muốn giết họ. Khi mới tới Vương Thản Chí mồ hôi ròng ròng, áo quần ướt cả. Riêng Tạ An vẫn giữ được bình tĩnh, ngồi ở nhà khách, nói với Hoàn Ôn:
– Tôi nghe nói từ cổ tới nay có khi nào lại đem binh mã bố trí bên ngoài phòng khách. Cớ sao ngài lại bố trí quân sĩ như thế?
Hoàn Ôn nghe xong không được vừa lòng, nói:
– Tôi chẳng qua cũng là không thể không đề phòng.
Nói xong, lệnh cho tả hữu giải tán quân mai phục.
Hoàn Ôn thấy không ít sĩ tộc ở Kiến Khang phản đối, không dám coi thường để ra tay. Không lâu sau, Hoàn Ôn bị bệnh chết.
Sau khi Hoàn Ôn chết, Tạ An làm Tể tướng, em của Hoàn Ôn là Hoàn Xung làm Thích sử Kinh Châu. Cả hai đều đồng tâm hiệp lực phò trợ Tấn Hiếu Vũ Đế. Vương triều Đông Tấn có cơ hội đoàn kết trở lại.
Hoàn Ôn là người khó đánh giá. Dù đã “bắc phạt” lập nhiều chiến công, nhưng ông để rõ ý đồ; tuy khí phách hiên ngang, có chí lớn nhưng không được coi là người trung tín. Cuối cùng, cũng không biết đó là anh hùng hay gian hùng?
Chú thích:
(1) Hoàn Ôn (312 – 373), tự Nguyên Tử, người Long Cang, nước Tiêu (Long Cang Tập, Hoài Viễn, An Huy ngày nay). Là người nắm đại quyền Đông Tấn thời gian dài, thậm chí có thể phế lập Hoàng đế.
(2) Tấn Mục Đế (343 – 361), ở ngôi 344 – 361), con Tấn Vũ Đế.
(3) Tạ An (320 – 385), người Dương Hạ, nước Lương (Thái Nguyên, Hà Nam ngày nay). Năm 383, chỉ huy trong Bồi Thủy chi chiến, bị Tần phá.
Không tìm thấy Dã tâm của Hoàn Ôn như Ông Giáo Làng giật ” title” cho bài viết? Chắc có ngụ ý, xin chỉ giáo kỹ hơn.
Cái “dã tâm” này đã được nêu ngay ở đầu: “Nhưng dù cùng tiến lên phía bắc, mục đích của Tổ Địch và Hoàn Ôn không giống nhau. Hoàn Ôn là người có dã tâm, ông ta có mưu đồ về tiền tài và chính trị.”
Thứ nữa là đây là dịch từ cuốn Thông sử Trung Quốc, không phải bài viết của tôi.
Cám ơn Ông Giáo đã quan tâm trả lời, dù chưa thấy thoả mãn! Dù là dịch, song trộm nghĩ có lẽ dịch giả cũng nên đưa thêm lời bình của mình, quan điểm của mình bên cạnh bản dịch nguyên văn để người đọc hiểu rõ hơn thì tốt lắm,
Nếu lời góp ý này không hợp xin được thứ lỗi.