TAM QUỐC
(220 – 280)
Trung Quốc cuối đới Đông Hán, sau khởi nghĩa Khăn Vàng, lại trải qua loạn Đổng Trác, không thể ngăn chặn được nạn tranh giành và phân tranh giữa các trấn thủ châu quận. Năm 220, Tào Phi lật triều Hán xưng đế, kiến lập triều Ngụy, sử gọi là Tào Ngụy. Năm sau, Lưu Bị tự xưng là hậu duệ của nhà Hán cũng xưng đế ở Thành Đô, thể hiện ý chí khôi phục triều Hán, sử gọi là Thục Hán. Tôn Quyền từ năm 229 chính thức xưng đế, kiến lập nước Ngô, sử gọi là Tôn Ngô hoặc Đông Ngô. Cục diện Tam Quốc được hình thành từ đây.
Ba nước không ngừng tranh chấp, khiến cho nhân dân vô cùng thống khổ, các chính quyền để mở rộng thế lực của mình, cũng phát triển kinh tế. Tào Ngụy xây dựng các quân đồn, dân đồn. Vùng Trung nguyên khốn khổ điêu tàn được chú trọng khôi phục đời sống. Thục vốn là bình nguyên Thành Đô “ốc dã thiên lý, thiên phủ chi thổ” (đất đai màu mỡ nghìn dặm, đất của trời), Kinh Châu vốn có mỹ danh “đế vương chi tư”, Gia Cát Lượng bình định Nam Trung, đồn điền Hán Trung, tận dụng tiềm năng đất đai; Giang Đông cũng nhiều lần phát triển kinh doanh.Kinh tế vùng đông nam Trung Quốc. phát triển từ đây. Việc khôi phục kinh tế Trung nguyên, phát triển nông nghiệp Giang Đông, mở rộng Tứ Xuyên, Vân Nam đã chuẩn bị cơ sở kinh tế cho việc thống nhất trong tương lai.
Thời kỳ Tam Quốc là khởi điểm cho dân tộc đại hòa hợp ở thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều. Sự hỗn loạn ở Trung nguyên, sự suy sụp của trung ương tập quyền đã giúp cho các dân tộc thiểu số bước lên vũ đài lịch sử mới, sự giảm sút của dân số Trung nguyên cũng cũng giúp cho các dân tộc có không gian sinh tồn thích hợp. Sự dịch chuyển và hòa hợp các dân tộc thiểu số trở thành một trào lưu lịch sử không thể đảo ngược.
Cục diện chia rẽ chính trị của Tam Quốc kéo dài khoảng 6, 70 năm. Năm 263, quân Ngụy hai đường tiến đánh quân Thục, tiêu diệt Thục Hán. Lúc đó, chính quyền nước Ngụy đã nằm trong tay tập đoàn họ Tư Mã, hai năm sau, Tư Mã Đàm học theo gương của Tào Phi, tự lập làm Hoàng đế, kiến lập triều Tấn. Sau khi chính quyền ổn định, năm 280, quân Tấn đánh xuống phía nam, thuận lợi vượt qua sông Trường Giang, thống nhất cả nước.
BẢNG THẾ HỆ DẾ VƯƠNG
NGỤY
Văn Đế Tào Phi 220 – 226
Minh Đế Tào Nhuệ 227 – 239
Tề Vương Tào Phương 240 – 254
Cao Quý Hương Công Tào Mao 254 – 260
Nguyên Đế Tào Hoán 260 – 265
THỤC
Chiêu Liệt Đế Lưu Bị 221 – 223
Hậu Chủ Lưu Thiền 223 – 263
NGÔ
Đại đế Tôn Quyền 222 – 252
Hội Kê vương Tôn Lương 252 – 258
Cảnh Đế Tôn Hưu 258 – 264
Ô Trình hầu Tôn Hạo 264 – 280
NIÊN BIỂU SỰ KIỆN
Năm 220 Tào Tháo chết, con là Tào Phi xưng đế, quốc hiệu Ngụy
Năm 221 Lưu Bị xưng đế, quốc hiệu Hán, sử gọi là Thục Hán.
Năm 222 Trận Di Lăng, Lưu Bị bị Lục Tốn đánh bại.
Năm 223 Lưu Bị chết, Thái tử Lưu Thiền nối ngôi, phong Gia Cát Lượng làm Võ hương hầu.
Năm 225 Gia Cát Lượng bình định Nam Trung, 7 lần bắt Mạnh Hoạch.
Năm 228 Gia Cát Lượng lần thứ nhất đánh Ngụy, ra Kỳ Sơn.
Năm 229 Tôn Quyền xưng đế, quốc hiệu Ngô.
Năm 330 Ngô Di Vệ Ôn đến “Di châu”, đây là giao lưu giữa đại lục và Đài Loan sớm nhất được ghi chép.
Năm 234 Gia Cát Lượng đồn binh Ngũ Trượng nguyên, bị bệnh chết.
Năm 235 Ngụy Mã Quân chế tạo xe chỉ nam.
Năm 238 Ngụy Tư Mã Ý đánh Liêu Đông, phá Chương Bình, giết Công Tôn Uyên.
Năm 249 Tư Mã Ý giết Tào Sảng. Khương Duy đánh Ngụy, hy vọng thống nhất Trung nguyên.
Năm 252 Ngô Tôn Quyền chết, Thái tử Lương nối ngôi.
Năm 260 Chu Sĩ đến Vu Điền cầu kinh.
Năm 263 Chung Hội, Đặng Ngải đánh Thục. Thục mất. Ngụy Vi Lưu viết “Cửu chương toán thuật” thánh sách.
Năm 265 Tư Mã Viêm lật đổ Ngụy đế, kiến lập Tây Tấn. Ngụy mất.
Năm 280 Tấn Đỗ Dự, Vương Tuấn đánh Ngô. Ngô mất.