Lưu Bị chiếm được Kinh Châu của Đông Ngô, nhưng Quan Vũ bị giết, vô cùng đau khổ. Năm 221, sau khi lên ngôi, không nghe lời phản đối của Gia Cát Lượng, chỉ huy phần lớn người ngựa của quân Thục, chuẩn bị tiến đánh Đông Ngô, báo thù rửa nhục.
Lưu Bị vừa chuẩn bị xuất quân, vừa báo cho Trương Phi tới Giang Châu (Trùng Khánh, Tứ Xuyên ngày nay) hội quân. Chưa kịp ra quân, Trương Phi đã bị bộ tướng làm phản, giết rồi về hàng Đông Ngô. Lưu Bị liên tiếp mất hai dũng tướng , lực lượng suy giảm nghiêm trọng, nhưng ông ta không quên mối thù. Trong hoàn cảnh ấy, khó có thể bình tâm suy xét.
Tin tức đến Đông Ngô, Tôn Quyền nghe nói Lưu Bị chuẩn bị một đội quân hùng mạnh tiến công, có vẻ cũng e ngại, cho người tới cầu hòa, nhưng bị Lưu Bị cự tuyệt.
Mấy ngày sau, người ngựa quân Thục đã tiến công huyện Vu (phía bắc huyện Vu Trung, Tứ Xuyên ngày nay), rồi đánh thẳng tới Tỷ Quy (phía tây tỉnh Hồ Bắc ngày nay). Tôn Quyền biết không còn hy vọng giảng hòa, cử Lục Tốn làm Đại đô đốc, mang theo năm vạn quân nghênh chiến.
Qua mấy tháng ra quân, Lưu Bị đã chiếm được năm sáu trăm dặm đất Đông Ngô. Từ Tỷ Quy, ông ta tiếp tục tiến quân về phía đông. Hoàng Quyền, một viên tướng dưới trướng can ngăn:
– Người Đông Ngô đánh trận rất dũng cảm, rất không nên coi thường họ. Chúng ta tiến quân bằng đường thủy, tiến thì dễ, nhưng rút lui thì khó khăn. Chi bằng để tôi đi tiên phong, mở đường, bệ hạ tiếp ứng phía sau, như thế mới yên tâm.
Lưu Bị lòng như lửa đốt, không nghe lời khuyên của Hoàng Quyền. Ông ta cử Hoàng Quyền giữ đất Giang Bắc đề phòng quân Ngụy, còn tự mình chỉ huy quân chủ lực tiến theo bờ nam sông Trường Giang, vượt núi băng đêò, tới Khiêu Đình (tây bắc Nghi Đô, Hồ Bắc ngày nay).
Tướng sĩ quân Ngô thấy quân Thục tiến quân chậm rãi, không có vẻ quyết chiến, như mở cờ trong bụng, nghĩ muốn cùng quân Thục đánh một trận sống mái, nhưng Đại đô đốc Lục Tốn không bằng lòng.
Lục Tốn nói:
– Lần này Lưu Bị mang đại quân tiến về phía đông, sĩ khí rất hăng hái, lực lượng rất mạnh. Họ lại ở thượng du, chiếm lĩnh nơi hiểm yếu. Chúng ta đánh được họ không dễ dàng. Cần phải giữ thế giằng co, lỡ có thất bại, mất người ngựa cũng chưa phải là việc lớn. Chúng ta còn phải tích lũy lực lượng, suy nghĩ cách đánh. Đợi một ngày không xa, họ mệt mỏi, chúng ta mới có cơ hội tiến công.
Tướng của Lục Tốn, có một người vốn là thủ hạ của Tôn Sách, cũng thuộc dòng dõi quý tộc họ Tôn, vẫn coi Lục Tốn là Đô đốc nhưng trẻ người, lại vốn là thư sinh nên rất coi thường. Giờ lại nghe Lục Tốn không bằng lòng xuất quân, cho rằng Lục Tốn nhát gan sợ thua trận, rất bất mãn, không ngớt tỏ ra bất bình sau lưng Lục Tốn.
Quân Thục từ huyện Vu tới Di Lăng (phía đông Nghi Xương, Hồ Bắc ngày nay), cứ men theo đường hạ mấy chục trại lớn, lại dùng cây làm hàng rào quanh các trại, rồi liên kết các trại lớn với nhau thành một khối vững chắc, trước sau tới bảy trăm dặm đất. Ý của Lưu Bị là tạo thành một thế trận thiên la địa võng, đợi quân Ngô tiến công sẽ tiêu diệt.
Nhưng Lục Tốn vẫn án binh bất động. Suốt từ tháng 1 đến tháng 6 năm ấy (năm 222), dòng dã sáu tháng, hai bên vẫn giằng co.
Lưu Bị sốt ruột, cử tướng quân Ngô Ban mang theo mấy nghìn quân từ trên núi cao xuống nơi đồng bằng hạ trại, khiêu chiến Đông Ngô. Tướng quân Đông Ngô cũng không nhẫn nại được nữa, muốn mang người ngựa tiến công. Nhưng Lục Tốn cười, nói:
– Ta đã quan sát địa hình. Quân Thục trong trại nơi đồng bằng tuy ít, nhưng xung quanh núi non nhất định có quân mai phục. Họ muốn chúng ta đánh, ta không thể mắc mưu.
Tướng sĩ quân Ngô còn chưa tin. Qua mấy ngày, Lưu Bị thấy quân Đông Ngô vẫn không chịu giao chiến, biết Lục Tốn đã rõ được mưu kế của mình, cho mấy nghìn quân mai phục rút lên núi. Đến lúc này, tướng sĩ Đông Ngô mới tin lời Lục Tốn nói là đúng.
Một hôm, Lục Tốn đột nhiên triệu tập các tướng sĩ tới trướng, tuyên bố sẽ tiến công quân Thục. Tướng sĩ nói:
– Muốn đánh Lưu Bị, phải ra tay từ sớm. Nay ông ta đã chiếm năm sáu trăm dặm đất, các nơi hiểm yếu ông ta cũng đóng giữ, ta đánh làm sao được?
Lục Tốn giải thích với mọi người:
– Khi Lưu Bị mới tới, sĩ khí đang hăng, chúng ta khó mà giành thắng lợi. Bây giờ, họ đã ở đây nhiều ngày, nơi đóng quân không đủ tiện nghi, binh sĩ đã mỏi mệt. Chúng ta đánh một trận, nhất định thắng.
Lục Tốn cử một đội quân nhỏ đánh vào một trại của quân Thục, mới tới gần hàng rào, quân Thục hai bên đã xông tới, rồi quân lính mấy trại gần đấy cũng tới trợ chiến. Quân Đông Ngô không chống lại nổi, phải rút lui, chịu tổn thất không ít người ngựa.
Tướng sĩ đều trách móc Lục Tốn. Lục Tốn nói:
– Đây là ta thử xem hư thực ra sao. Giờ, ta đã có cách đánh quân Thục.
Đêm hôm đó, Lục Tốn lệnh cho quân sĩ mang theo cỏ khô và mồi lửa, chuẩn bị mai phục ở trong cánh rừng bờ nam, đợi đến canh ba, sẽ nhất loạt qua sông, thiêu đốt trại quân Thục.
Canh ba đã tới, bốn đại tướng quân Đông Ngô chỉ huy mấy vạn quân tiếp cận trại quân Thục, đồng loạt đốt các bó cỏ khô. Hàng rào trại Thục nhanh chóng bắt lửa. Đêm ấy, gió thổi rất mạnh, trại quân Thục lại liên kết với nhau, chỉ cần một trại bị đốt là những trại xung quanh đều bắt lửa. Tất cả đến hơn bốn mươi trại quân của Lưu Bị bốc cháy.
Khi Lưu Bị phát hiện trại quân bị đốt thì đã không còn cách nào cữu vãn. Được quân sĩ bảo vệ, Lưu Bị thoát được vòng vây lửa chạy được về núi Mã Yên.
Lục Tốn lệnh cho các cánh quân Ngô bao vây tiến công mãnh liệt vào núi Mã Yên, toàn bộ mấy vạn quân Thục trên núi Mã Yên đều tan tác. Chỉ qua một đêm, Lưu Bị với đám tàn binh bại tướng đột phá vòng vây tháo chạy. Quân Ngô phát hiện, truy đuổi phía sau. Nhờ may mắn, Lưu Bị mới chạy thoát về tới thành Bạch Đế.
Trong trận này, hầu như toàn bộ quân Thục bị tiêu diệt, thuyền bè, khí giới và các thứ quân trang đều bị quân Ngô chiếm được. Lịch sử gọi trận đánh này là “Khiêu Đình chi chiến” hay “Di Lăng chi chiến”.
Lưu bị sau thất bại này, ngậm ngùi, nói:
– Ta đã bị Lục Tốn đánh bại, có phải là ý Trời chăng?
Năm sau, Lưu Bị ốm bệnh mà chết.
Chú thích:
- Hoàng Quyền: người Ba Tây (nay là Tứ Xuyên) vốn là Ích Châu mục thời Lưu Chương, sau theo Lưu Bị.
- Canh: đơn vị thời gian thời cổ
- thành Bạch Đế: nay ở núi Bạch Đế, huyện Phụng Tiết, Trùng Khánh.
Thưa thầy.
Tôi nghe người ta nói rằng, Lục Dận, tướng Ngô đánh thắng Bà Triệu của ta chính là cháu đích tôn của Lục Tốn, có đúng không ạ?
hình như ông giáo làng muốn truyền bá tư tưởng Hán vì cảm thấy dân Việt dạo này không còn mê cái tư tưởng “Tu thân ,tề gia , trị quốc, bình thiên hạ”- một tư tưởng bá quyền luôn muốn bá chủ thiên hạ? Lại thêm một đoạn trích (có thêm chút tương mắm) ngầm ca ngợi tài năng của Gia cat Lượng- nhà cầm quân vĩ đại của những trận đánh nhỏ?