II. Hoàng Đế, vị tổ chung của các dân tộc Trung Hoa

 Trước Hoàng Đế còn chưa có các nhân vật truyền thuyết như Thần Nông,  Phục Hy, Nữ Oa, thậm chí cả Toại Nhân, Hữu Sào, vì thế người Trung Quốc cho rằng tổ tiên của mình là Hoàng Đế. Người Trung Quốc hiện đại tự xưng mình là “Viêm Hoàng tử tôn” (con cháu Viêm Hoàng) thậm chí người ta còn xếp Viêm Đế lên trước Hoàng Đế.

Trên thực tế, trong lịch sử văn minh Trung Quốc , Viêm Đế không có đủ tư cách như vậy, thậm chí còn được ghi trong sử sách như một hình tượng nhân vật phản diện, chỉ là người tổ điểm thêm cho Hoàng Đế mà thôi. Tư Mã Thiên đã viết trong “Ngũ đế bản kỷ” Viêm Đế “xâm lăng các chư hầu” đủ thấy ông ta là người không an phận. “Tân thư” của Giả Nghị và “Hoài nam tử” của Lưu An còn gọi ông ta là kẻ “vô đạo”. Để giải thích đầy đủ về cách gọi “con cháu Viêm Hoàng” có học giả đã em Viêm Đế và Thần Nông là một. Điều này rất khó thuyết phục mọi người. Các sách cổ “Dịch. Hệ từ”, “Ngũ đế bản kỷ” , … đều  xếp Thần Nông lên trước Hoàng Đế  và cho rằng sau khi Thần Nông qua đời mới có sự tích về Hoàng Đế. Rõ ràng là xem Thần Nông chính là Viêm Đế, người sinh cùng thời với Hoàng Đế là không ổn. Cũng  có nghĩa là  tuy tên gọi Viêm Hoàng được xếp ngang nhau, nhưng  trong con mắt của người Trung Quốc , Honàg Đế vẫn được coi trọng hơn nhiều. Cái gọi là “con cháu Viêm Hoàng”, thực chỉ  là con cháu Hoàng Đế. Chỉ có Hoàng Đế mới là tổ tiên chung của các dân tộc trung Hoa.

Ngày nay, mọi người dân Trung Quốc  đều có chung quan niệm tổ tiên chung của dân tộc Trung Hoa là Hoàng Đế. Nhưng vài chục năm gần đây, giới học thuật Trung Quốc  lại có nhiều tranh cãi xung quanh nhân vật Hiên Viên Thị này. Trong đó, một vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều người  là: Hoàng Đế có phải là con người có thực không?

Theo những tài liệu có từ thời cổ đại,  Hoàng Đế là người có thực. Trong các cuốn “Dật chu thư”, “Sơn hải kinh” , “Quốc ngữ”, “Đại Đới lễ”, “Lã thị Xuân Thu”, “Sử ký” đều có ghi chép về điều này. Đặc biệt, Tư Mã Thiên ghi chép rất rõ ràng: Cha là Thiếu Điển, mẹ là Hữu Kiều Thị, người cùng thời với Vviêm Đế; có 25 người con trai. Nhưng vấn đề là ở chỗ, những ghi chép trên đều là trong những tác phẩm xuất hiện sau thời Xuân Thu – Chiến Quốc, còn trong những tài liệu có trước đó, về cơ bản không đề cập tới Hoàng Đế. Đặc biệt, cuốn “Thượng thư” đã bắt đầu viết từ vua Nghiêu trở đi. Nếu Honàg Đế là có thật, tại sao tác giả cuốn “Thượng thư” không bắt đầu viết từ ông trở đi. Hơn nữa, cả cuốn “Thượng thư” lại cơ bản không có những chữ như “Hoàng Đế”, “Hiên Viên thị”.

chính vì vậy đã có học giả nghi ngờ về tính chân thật của vấn đề coi Hoàng Đế như một nhân vật lịch sử. Họ cho rằng vị Hiên Viên thị này chỉ là một nhân vật trong truyện thần thoại; là sản phẩm do người sau hư cấu nên. Những năm gần đây, có học giả còn cho rằng  Honàg Đế chẳng qua chỉ là một cái phà đưa người qua sông Hoàng Hà, vì thế không cần quá để ý để xem xét Hoàng Đế như một nhân vật lịch sử.

Nhưng một số học giả lại cho rằng, việc Hoàng Đế là một nhân vật lịch sử có thật, không cần phải nghi ngờ gì nữa. Cơ sở để họ đưa ra nhận định này là: Thứ nhất, những tài liệu còn lại như các cuốn “Quốc ngữ”, “Sơn hải kinh”, “Sử ký”, v.v.. Thứ hai là, những di tích cổ đại có liên quan tới Hoàng Đế còn lưu lại tới tận ngày hôm nay như núi Hiên Viên, rừng Toại Lộc, suối Hoàng Đế, lăng Hoàng Đế, v.v.. Theo các học giả này, Hoàng Đế là ông tổ chung của dân tộc Trung Hoa, là cội nguồn của văn hoá Trung Hoa và không thể phủ định tính chân thật của điều này. Nếu không chẳng lẽ dân tộc Trung Hoa lại trở thành con sông không có nguồn, cái cây không có cội. Vì thế, họ thường coi những người có quan điểm hoài nghi là những ngftheo chủ nghĩa hư vô dân tộc, và xem họ là những đứa con cháu bất hiếu, hầu như không có Hoàng Đế thì cũng có nghĩa là không có dân tộc Trung Hoa, không có lòng tự tin và lòng tự hào dân tộc vậy. Nhưng lý lẽ của họ nêu ra thì lại không được xác đáng cho lắm. Thứ nhất, lấy những cuốn sách ra đời khá muộn như “Quốc ngữ”, “Sơn hải kinh”, “Sử ký” làm cơ sở, rõ ràng là không thoả đáng, ít nhất cũng vi phạm nguyên atức nghiên cứu lịch sử. Tuy không nói rằng  những cuốn sách trên là không đnág tin cậy, nhưng việc nghiên cứu về Hoàng Đế  yêu cầu phải đặc biệt thận trọng. Trước tiên phải rõ rằng, những ghi chép liên quan tới Hoàng Đế , đa phần joặc xét theo một ý nghĩa nào đó là không đáng tin cậy. Nếu không làm hoặc làm không đến nơi đến chốn công việc mang tính tiền đè này thì không nên làm công tác nghiên cứu truyền thuyết viễn cổ. Thứ hai,  những di tích có liên quan tới Hoàng Đế e rằng đều do người đời sau căn cứ vào truyền thuyết mà xây đựng nên. Ngay bản thân tính chân thật của truyền thuyết còn phải nghi ngờ nữa, hống chi những di tích này sao có thể dựa làm cơ sở được? Ví dụ núi Hiên Viên chỉ có thể cho biết về một ngọn núi có tên là Hiên Viên, không thể cho ta biết rằng  nó là ngọn núi Hiên Viên được nahức tới trong “Sơn hải kinh”, càng không thể lấy đó làm căn cứ để chứng minh sự tồn tại của Hoàng Đế. Cái gọi là lăng Hoàng Đế  cũng có thể xem xét như vậy. Trước Tư Mã Thiên, Hoàng Đế trong truyền thuyết không hề có nơi chôn cất, mà là “thừa long thăng thiên” (cwoix rồng bay lên trời). Tư Mã Thiên một mặt thừa kế thuyết cũ, một mặt lại cho rằng: “Hoàng Đế mất an táng tại núi Kiều Sơn”. Nhưng núi Kiều Sơn ở nơi nào? Cuốn “Ngũ đế bản kỷ” không hề viết thêm gì nữa, điều này đã toạ điều kiện cho các văn nhân đời sau phụ hoạ thêm, vì thế liền có ngay thuyết nói  ngọn núi trên chính là núi Kiều Sơn ở Thiểm Tây. Đã thế, Thiểm Tây là có tới hai ngọn núi Kiều Sơn, một ngọn ở Thiểm Bắc, một ngọn nằm ở phần giữa Thiểm Tây. Xét như vậy thì nơi được  gọi là lăng mộ của Hoàng Đế  cũng đã rất nhiều rồi. Những lăng Hoàng Đế kiểu ấy sao có thể lấy làm căn cứ để chứng minh  Hoàng Đế là nhân vật lịch sử có thật được?     

+Khi cổ nhân phụ hoạ thêm vào lịch sử, họ không chú ý tới vấn đề thời đại. Họ thường gò ép coi nước Trung Quốc  là họ đang sống thời bấy giờ là phạm vi  hoạt động của nhân vật trong truyền thuyết. Hoàng Đế họ Cơ, Viêm Đế họ Khương, phạm vi hoạt động của họ đại khái là vùng Thiểm Tây ngày nay. Theo tình hình giao thông trong xã hội viễn cổ. Hoàng Đế không thể chạy đến khu vực Toại  Lộc giáp Bắc Kinh ngày nay để giao chiến cùng với Viêm Đế và Xuy Vưu được. Kiểu phụ hoạ đầy gượng gạo này thể hiện rõ nhất đối với Thuấn Đế. Nếu Thuấn Đế là con người có thực thì phạm vi hoạt động của ông ta cũng chỉ có thể ở vùng Hà Nam ngày nay. Hơn nữa, vào lúc ấy, đất Sở  còn là một vùng hoang vu, rất ít tiếp xúc đi lại với Trung Nguyên, do đó về cơ bản không thể nằm dưới sự thống trị của Thuấn Đế được. Nhưng trong truyền thuyết lại ghi chép rằng: Thuấn Đế đem theo hai người phi tần là Nga Hoàng và Nữ Anh đi tuần xuống phía nam, họ đã du ngoạn qua khu vực hồ Động Đình, xa vào vũng lấy Tiêu Tương, kết quả là bị nhấn chìm bởi nước sông Tương và được chôn cất ở Cửu Nghi. Nghe nói ở vùng Thiều Sơn, Tương Đàm ngày nay vẫn còn diễn tấu vở ca kịch “Thiều”, trong đó có tiếng hót ca tụng của trăm loài chim. Cái tên Thiều Sơn do đó mà có. Rõ ràng những truyền thuyết kiểu như vậy  hoàn toàn không đáng tin cậy. Nếu tin đó là sự thực, coi núi Cửu Nghi ở Hồ Nam hiện nay là nơi chôn cất vua Thuấn Đế, hay lấy mộ Thuấn Đế còn tồn tại đến tận ngày nay ở núi này làm chứng cứ cho việc đi tuần phương nam của Thuấn Đế thì đã sai lại càng thêm sai. Những lăng mộ có liên quan tới Hoàng Đế e rằng cũng như vậy.

Các học giả rất có hứng thú với vấn đề Hoàng Đế  có phải là nhân vật có thật hay không? Đặc biệt với vai trò là một trong những vấn đề cần thảo luận về văn hoá trong những năm gần đây, dụng ý thảo luận chung , không chỉ là về bản thân lịch sử cổ đại hay bản thân truyền thuyết mà là mượn cái nhỏ để nói lên cái lớn, nó biểu đạt cách nhìn của các học giả về vấn đề văn hoá truyền thống của Trung Quốc. Thực ra bất kể là lối suy nghĩ của các học giả theo quan điểm hoài nghi hay các học giả theo quan điểm khẳng định đều có vấn đề. Đối với truyền thống thì phê phán cũng được, đòng tình cũng thế, chỉ một Hoàng Đế thôi chẳng có bao nhiêu sức thuyết phục đối với toàn bộ truyền thống cả. Phủ định Hoàng Đế không đồng nghĩa với với việc phủ định truyền thống, khẳng định Hoàng Đế có thạt cũng không có nghĩa là  đã có thể bảo vệ được  truyền thống. Hơn nữa, cách nhìn về Hoàng Đế thế nào cũng chẳng quan hệ gì tới lòng tự tin và tự hào dân tộc cả. Càng khó nói được rằng nếu chỉ xem Hoàng Đế  là một nhân vật thần thoại     thì người Trung Quốc sẽ trở thành một con diều không dây, hoặc coi đó là một chuyện mất mặt được. Cách nói “con cháu Viêm Hoàng” không có nghĩa tốt cũng chẳng có nghĩa xấu. Có cách nói này cũng  chẳng có thể xem là nhục nhã được. Càng nói chi tới việc  nếu xem Hoàng Đế là nhân vật trong truyền thuyết  thì cũng chẳng có gì mâu thuẫn với việc Hoàng Đế là tổ tiên chung của dân tộc Trung Hoa cả. Tại sao cứ phải coi Hoàng Đế là con người có thật trong lịch sử thì người Trung Quốc mới có thể được gọi là “con cháu Viêm Hoàng”? Người phương Tây có thể coi Ađam và Êva là thuỷ tổ, vậy tại sao người Trung Quốc  lại không thể coi Hoàng Đế, nhân vật truyền thuyết này là thuỷ tổ của mình?

Vì thế, việc nghiên cứu Hoàng Đế  như một vấn đề học thuật, thì điều quan tọng không phải  là việc ngài có thật hay không, có bao nhiêu ý nghĩa thực chất đối với lòng tự hào dân tộc mà là rốt cuộc, ông ta là chuyện ra sao, và rốt cuộc hàm nghĩa của truyền thuyết ấy là gì? Nếu chỉ xem xét vấn đề này ở góc độ ý nghĩa  liệu nó có thể  tăng cường sự gắn bó giữa các dân tộc, hay có thể làm tăng sự tự tin và lòng tự hào dân tộc hay không, thì thực chất điều trên chỉ cho thấy lớp người hôm nay thật không tiến xa được hơn thế, họ không xxứng đáng là “con cháu Viêm Hoàng”. Học giả Bàng Phác cũng nói: “Hoàng Đế của các nhà thần thoại,  Hoàng Đế của các nhà sử học, Hoàng Đế của các nhà nho, Hoàng Đế của các nhà quân sự, mỗi ông có một khuôn mặt khác nhau. (Xem Bàng Phác – Kế môn tam tứ” Nxb Văn nghệ Thượng Hải, 1996, tr. 142).. Hơn nữa, khi xem xét những chuyện có liên quan tới Hoàng Đế trong các tư liệu cổ, sẽ không khó phát hiện ra một hiên tượng, càng ở trong những tài liệu ghi chép xuất hiện muộn thì những chuyện chép về Hoàng Đế càng cụ thể. Đây cũng chính là thuyết lịch sử được tạo thành theo tầng luỹ của Cố Hiệt Cương. Điều này cũng đồng thời cho thấy Hoàng Đế không phải là nhân vật lịch sử.  

Vậy  thì rốt cuộc những truyền thuyết về Hoàng Đế do đâu mà có? Muốn tìm được lời giải đáp thực sự, phải bắt đầu từ quan niệm “ngũ phương” của người xưa.

Xem từ giáp cốt văn, người Ân đã có quan niệm “ngũ phương”. Những “bốc từ” (lời bói) mà Quách Mạt Nhược ghi chép trong “Ân khế tuý biên” đã chép về đông  nam tây bắc, tứ thổ thụ niên rồi. “Tứ thổ” nếu thêm vào chữ “Thương” (    ) hay “trung Thương” (       ) thì chính là đông tây nam bắc trong “ngũ phương”. 

Khoảng vào những năm đầu thời Tây Chu, quan niệm “ngũ phương” bắt đầu biến hoá thành “ngũ sắc” hay “ngũ phương sắc”. Cuốn “Dật Chu thư. Tác lạc” là cuốn sách sớm nhất ghi chép về “ngũ sắc”: “Chu công …  xây dựng chính quyền….xây đại xã ở giữa đất nước, phía đông dùng đất xanh, phía nam dùng đất đỏ, phía tây dùng đất trắng, phía bắc dùng đất nđen, ở giữa dùng đất màu vàng”. “ngũ phương” và “ngũ sắc” được kết hợp chặt chẽ với nhau. Trước tiên có “ngũ phương”, rồi sau đó có “ngũ sắc”, “Ngũ sắc” lại biểu hiện cho “ngũ phương”. Thú vị nhất là sự xác định “ngũ sắc” và sự kiện lịch sử doanh Lạc ấp. Vào đầu Tây Chu, Chu công cho xây dựng Lạc Âp với ý đồ gì? Tại sao lại lấy  màu vàng làm màu trung tâm? Bên trong điều này có rất nhiều ngụ ý. Nguyên nhân nói chung là: một, nhà Chu hưng thịnh ở Thiểm Tây và chủ yếu lêch về biên giới phía tây, còn trung tâm chính trị của nhà Thương mà nó thay thế nằm ở Trung Nguyên, để khống chế toàn bộ tình thế r thiên hạ, tất nhiên phải di chuyển trung tâm quyền lực về phía Trung Nguyên. Hai, Khi Chu Vũ Vương chết, Thành Vương còn nhỏ tuổi, Chu Công Tiễn đã muốn cướp ngôi, tạo nên sự phản đối mạnh mẽ trong giới quý tộc vương thất,  bị ép buộc, Chu Công đành phải “lui về phía đông” hai năm, thực chất là bị lưu đày. Chu Công ở phía đông  để ngang vai với Thành Vương đã  cho xây dựng Lạc Âp với quy mô của đô thành. Ba,  người Chu khởi nguồn từ đất Thiểm, nơi này khắp nơi đều là cao nguyên hoàng thổ, vì thế người Chu rất coi trọng màu vàng. Hơn nữa, do quan niêm truyền thống ngũ phương của người Ân, người Chu cũng  chia thiên hạ thành năm phương  như thế và lấy đất Thiểm làm trung tâm. Chu Công xây dựng Lạc Âp, Lac Âp tuy màu  đất không như màu  ở đất Thiểm nhưng xét tới vấn đề trung tâm vương quyền nên Chu Công chỉ có thể xem vùng Lạc Âp như vùng đất “hoàng thổ”. Cũng  có thể nói, người thời Chu sùng bái màu vàng nên nêu ra tư tưởng “đất ngũ sắc”, một là có quan hệ tới việc tăng cường tập trung quyền lực ở trung ương, hai là có quan hệ tới sự nghiệp chính trị của Chu Công.

Sau khi quan niệm ngũ sắc xuất hiện,  vì có quan hệ chặt chẽ  với chính trị đương thời, dần hình thành nên một thứ hình thái ý thức . Học thuyết ngũ hành nói chung đã được hình thành trong hoàn cảnh như vậy. Từ sự thịnh hành của học thuyết ngũ hành, quan niệm ngũ sắc càng đi sâu vào lòng người  và thâm nhập vớ nhiều lĩnh vực của cuộc sống, đồng thời, được các trường phái Nho gia, Đạo gia , Mặc gia , Danh gia tiếp nhận. 

Quan niệm ngũ hành trực tiếp kết hợp với nền chính trị  của các vương triều mà vương quyền lại là món mà các nhà Nho cần thần hoá, nên những kẻ thống trị đời nhà Chu do tư tưởng sùng bái màu vàng, rất tự nhiên họ đã có sự sùng bái đối với Hoàng Đế. “Hoàng Đế” thì viết Hoàng (     ) hoàng sắc lại viết (    ) đọc giống nhau. Cũng như vậy, trong “Tề vật luận”, Trang Tử đã viết rằng: “Lag Hoàng Đế bởi vì nghe      “. “Dịch văn” viết:  “Hoàng Đế (    ) vốn chính là hoàng đế (    ). “Lã thị Xuân Thu. Quý công”: “Xờu xa cũng chỉ như Hoàng Đế”. Tất Viên HIệu viết: “Chữ Hoàng (    ) và chữ hoàng (    ) trước đây dùng lẫn với nhau. Cũng chính vì Hoàng Đế do quan niệm ngũ sắc chuyển hoá thành nên cuốn “Hoài Nam tử” viết: “lấy đất làm trung tâm, xưng vua gọi là Hoàng Đế”. Sách “Thái Bình ngự lãm” quyển thứ 79 dẫn lời “Tưởng tử vạn cơ luận” cũng lấy ngũ phương  để giải thích về ngũ đế, đồng thời còn chira rằng  Hoàng Đế là vị vua trung tâm.  Văn viết rằng: “Ban đầu Hoàng Đế rất quý tọng yêu thương nhân dân, không tham chuyện chiến phạt. Tứ đế mỗi vị lại xưng tên gọi theo màu sắc và phương hướng của mình và giao mưu cùng nhau, một khi gặp biến sẽ cùng nhau tương trợ”. Hoàng Đế lại viết:”Vua nguy ở bên trên, dân an ở phía dưới, nước mất chủ, bè tôi lại theo kẻ khác. Do bệnh tật nên không nuôi khấu tà sao? Nay vào lúc dân đang bệnh mà giặc bốn phương còn hoành hành nên đành xưng làm người đứng đầu tất cả”. Vì thês Hoàng Đế liền dần tiêu diệt Tứ đế.   

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here