Nói về kỹ thuật làm giấy, người ta thường liên hệ nó với một viên  hoạn quan đời Đông Hán. Người đó là Thái Luân, ông là nhà cải cách kỹ thuật làm giấy nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.

Thái Luân xuất thân nghèo hèn, không biết do nguyên nhân nào, khoảng năm 75 được tiến vào cung làm thái giám. Ông từ địa vị rất thấp của một hoạn quan, cuối cùng đã trở thành Thượng thư lệnh uy danh hiển hách, phụ trách quản lý phường thủ công trong Hoàng cung.

Thái Luân rất có tài học, giỏi thi thư. Trong học tập, cần phải viết, ông cảm thấy một cách sâu sắc không có một loại giấy nào tiện sử dụng. Vào thời ấy, trúc, gỗ, lụa mỏng, giấy bông tơ, … là những vật liệu được dùng để viết. Nhưng chữ viết trên những loại vật liệu này, rất nặng nề, giá lại rất đắt. Có thể phát minh ra một loại vật liệu viết chữ tiện lợi, dễ dàng được không? Thái Luân nung nấu suy nghĩ và bắt đầu ngày đêm tìm cách giải quyết vấn đề này.

Có một việc thường thấy khi Thái Luân bắt đầu công việc này. Khi đó, người ta đem kén tằm rút lấy tơ, loại kén tằm thứ phẩm được dùng làm bông tơ. Trình tự làm bông tơ là: trước hết đem kén tằm luộc chín, rồi trải ra chiếu, ngâm xuống sông, sau đó dùng chày đập cho kén tằm nát thành bông tơ. Sau khi lấy bông tơ, trên chiếu còn lại một lớp sợi mỏng, bóc nhẹ lớp sợ này, đem phơi nắng, đó là sản phẩm phụ của bông tơ, đó là giấy bông tơ có thể viết chữ trên đó.

Thái Luân nghĩ: “Đây là một phương pháp tốt để làm giấy, nhưng làm sao để có thể có nhiều kén tằm? Lại nữa, dùng kén tằm để làm giấy thì quá đắt, người bình thường không thể dùng được. Có thể dùng loại vật liệu dễ tìm hơn, giá cả thấp hơn để làm giấy không?” Vì thế, ông trước  hết nghĩ đến vải rách và lưới đánh cá hỏng, những loại này người ta bỏ đi rất nhiều, có thể lợi dụng đồ bỏ đi, thu  lại để làm giấy. Sau đó ông lại nghĩ đến đay, từ đay, nghĩ đến vỏ cây…

Nói là làm, Thái Luân tổ chức những người thợ thủ công dưới tay mình, theo ý tưởng của ông, bắt đầu nghiên cứu chế sợi giấy. Họ đem vải rách, vỏ cây, đay thu được, trước hết ngâm trong nước, rửa sạch,  , cho vào cối đá nghiền nát thành vữa, sau đó ép thành tấm, đây chính đã thành giấy. Nhưng có một số sợi nghiền không nát trên bề mặt, giấy không được nhẵn, chưa thật thuận tiện cho việc viết chữ.

Để nghiền cho sợi nát, để bề mặt giấy mịn và sáng bóng, Thái Luân cho nguyên liệu ngâm vào trong vôi, rồi sau đó mới cho vào cối đá nghiền. Kết quả là không những nguyên liệu được nghiền nát, mà còn có tác dụng làm trắng ngoài ý muốn. Bột giấy được tạo thành có màu trắng. Giấy được ép từ loại bột giấy này, vẫn không thể hết những sợi thô, cho những thứ này vào trong vôi, giấy tạo thành lại có rất nhiều những hạt nhỏ li ti.

Lại tiếp tục làm thử, họ đem bột giấy làm được cho thêm nước vào, rồi cho vào một cái máng gỗ, sau đó dùng lưới mắt nhỏ hớt những bột giấy nổi trên mặt nước . Sau khi lấy được  lớp bột giấy này, đem phơi khô, đã trở thành giấy có màu trắng, mịn và nhẵn.

Thí nghiệm cuối cùng đã thành công! Loại giấy này nhẹ, mỏng, giá thành rẻ, rất nhanh chóng chiếm được sự yêu thích của mọi  người.

Phát minh của Thái Luân, không những đa dạng hóa được nguyên liệu làm giấy, mà còn hạ thấp được giá thành của giấy, dùng vỏ cây làm nguyên liệu, cũng chính là một phát hiện mới, nó đi tiên phong trong việc dùng gỗ làm bột giấy sau này, để mở đầu và phát triển nghề làm giấy.

Cần phải nhớ rằng, trước khi phát minh ra kỹ thuật làm giấy, người ta đã dùng nhiều loại vật liệu khác nhau để viết chữ, ghi chép lại lịch sử và suy nghĩ. Người Ấn Độ từng dùng cành cây và lá cây cọ, người Babilon và người Asia đã dùng  đất sét, người Tiểu Á dùng da dê. Để viết bộ “Thánh kinh” cần tới da của hơn ba trăm con dê. Người La Mã dùng sáp ong. Đến Trung Quốc, ngay từ đời Thương đã có văn tự lưu trên mai rùa và xương thú, gọi là Giáp cốt văn (3). Đến thời Xuân Thu Chiến Quốc, trúc, gỗ đã thay thế mai rùa và xương thú để trở thành công cụ viết chữ, được gọi là trúc giản hay mộc giản. Đồng thời lúc đó, người ta cũng đã dùng lụa viết chữ.

Nhưng những vật liệu đó dùng để viết chữ cũng có hoặc ít hoặc nhiều hạn chế. Do sự xuất hiện những tính chất mới, loại giấy này dần chiếm ưu thế. Cho đến nửa cuối thế kỷ 20, với sự phát triển và ứng dụng của khoa học kỹ thuật,người ta phát minh ra có thể lưu trữ thông tin trong  VCD, DVD, sách vở bắt đầu được tiến hành số hóa quy mô lớn, mới đẩy lùi được giá trị của giấy trong xã hội.

Thông qua tác động với sự phát triển của lịch sử, chúng ta có thể nói bước tiến bộ do Thái Luân cải tiến kỹ thuật làm giấy là một bước tiến lớn trong lịch sử văn minh của nhân loại.

 

Chú thích:

(1)                     Thượng thư lệnh: quan đứng đầu Thượng thư thời Tần, Tây Hán, nắm việc nhận, phát văn thư. Sau Hán Vũ Đế, chức quyền tăng thêm, là quan chủ yếu trong cung đình, coi việc truyền đạt, ghi chép chiếu, chương tấu, có quyền thẩm duyệt, tuyên đọc chương tấu. Thời Đông Hán là Trưởng quan của Thượng thư đài, coi việc quyết sách xuất lệnh, tổng lý chính vụ.

(2)                     Trước Thái Luân, giấy do người Trung Quốc phát minh đã có. Sau khi nước Trung Quốc mới thành lập , ở Thiên Thủy, Cam Túc đã khai quật được giấy từ đời Hán, là nơi tìm thấy giấy sớm nhất cho tới nay.

(3)                     Giáp cốt văn: Còn gọi là bốc từ. Vua Thương rất mê tín thường xem bói. 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here