Trong toàn bộ lịch sử Trung Quốc, chưa có một nhà tư tưởng nào có ảnh hưởng lớn lao và lâu dài đến hình thái ý thức , tư tưởng xã hội, quan niệm đạo đức và đời sống cá nhân như thế. Nho giáo một thời đã được gọi là “quốc giáo” của Trung Quốc, trong đời sống của đất nước, nó đã phát huy tác dụng rất to lớn. Người đặt nền móng cho học phái này chính là Thánh nhân Khổng Tử trong lịch sử Trung Quốc.

Đời sống chính trị

Năm 500 trước công nguyên, vua nước Lỗ là Cơ Tống tiếp kiến vua nước Tề là Khương Chử Cữu ở Cáp Cốc (nay là Tân Thái tỉnh Sơn Đông), Khổng Khâu được giao cho trách nhiệm tiếp đãi tân khách thay Cơ Tống. Sau buổi hội kiến, trong các tiết mục giải trí, nước Tề cho biểu diễn các tiết mục múa của bộ lạc Lai (nay thuộc Bình Độ tỉnh Sơn Đông), Khổng Khâu dựa vào sách của Nho gia, chỉ trích nước Tề đem biểu diễn những trò của người còn mông muội, sao không dùng những điệu múa cung đình truyền thống. Nước Tề lập tức cho biểu diễn các điệu múa cung đình truyền thống, chẳng qua là những màn hài kịch vui vẻ. Khổng Khâu lại dựa vào sách Nho giáo, cho rằng nước Tề đã phạm vào tội lớn “đem những trò bình dân coi thường vua”, lập tức cho các vệ sĩ của nước Lỗ đem các diễn viên nam nữ của nước Tề xử phạt chặt tay chân. Theo các môn đồ của Khổng Khâu chép lại, hành động quyết liệt của Khổng Khâu lần này không những không dẫn đến sự xung đột giữa hai nước mà còn khiến cho vua Tần nhận thấy sai lầm của bản thân, mặc dù tức giận đã phải đem một số cánh đồng mà nước Tần đã chiếm của nước Lỗ trước kia (phía bắc Văn Thuỷ và nam Quy Sơn) trả lại cho nước Lỗ.

Năm 498 trước công nguyên, Khổng Khâu kiến nghị Tam Hoàn tháo dỡ kinh đô của ông ta để mong uy tín của vua Lỗ giảm sút, đây chính là “đạo tam đô vận động” nổi tiếng. Kết quả là ông thất bại trở về. Đây chính là thất bại lớn nhất trong ý đồ khôi phục trật tự truyền thống của Khổng Tử.

Năm thứ hai sau “đạo tam đô” (năm 497 trước công nguyên) Khổng Khâu được vua Lỗ Cơ Tống thăng chức thay Tể tướng (Nhiếp tướng sự), Tam Hoàn vô cùng tức giận, Khổng Khâu thì ngược lại, chỉ sau không đầy 3 tháng đã bắt đem giết một người rất có danh vọng là Thiếu Chính Mão. Sau đó, ông tuyên bố Thiếu Chính Mão có năm tội lớn, năm tội đó là: Lòng dạ thâm hiểm, bên ngoài thì có vẻ hợp ý mọi người; Hành vi tà ác, không chịu nghe lời khuyên phải; Toàn nói những lời hoang tưởng nhưng lại coi là những lời nói thực. Trí nhớ rất tốt, học vấn cũng uyên bác, nhưng toàn biết những việc xấu xa; Bản thân có sai lầm nhưng lại biện bạch những sai lầm đó thành việc đúng đắn”. Những tội danh này mơ hồ trừu tượng, phàm là những người có quyền có thể nói, họ có thể đem bất cứ cái mũ nào chụp lên đầu bất cứ ai. Vừa hay gặp buổi lễ lớn, khi chia phần thịt sau buổi lễ, Tam Hoàn cố ý

không chia cho Khổng Khâu. Đây là một việc rất quan trọng trong xã hội Chu Lễ, biểu thị thái độ căm giận cao độ. Khổng Khâu đành phải lưu vong sang nước Vệ.

Đời sống chính trị của Khổng Khâu như đã đến lúc kết thúc, nhưng đối với ông, lời mà không dùng để nói việc phải là điều bất hạnh, ông có thể đem toàn bộ sức lực, trí tuệ để dạy bảo các môn đồ. Ông đã từng đi thăm nước Tề, nước Trần, nước Thái để mong thực hiện lý tưởng chính trị vốn có của mình – Quốc độ Chu Lễ, nhưng ông không có cách nào tìm được. Cuối cùng, năm 484 trước công nguyên, ông trở về ở nước Lỗ sau 13 năm lưu vong ở nước ngoài.

Dạy bảo môn đồ

Khổng Khâu về nước đã 63 tuổi, tiếp tục dạy học cho các môn đồ, truyền bá những hoài niệm và sự sùng bái của ông đối với thời đại của triều Chu suốt 12 thế kỷ. Đối với những bộ sách cổ còn tồn tại lúc ấy, ông dùng quan điểm của mình, gia công biên soạn thành “Kinh Dịch”, “Xuân Thu”, “Kinh Thi”, “Kinh Thư”, Kinh Lễ”. Năm bộ kinh này được gọi chung là “Ngũ kinh”. Sau khi thời đại hoàng kim kết thúc, năm bộ kinh này đã chi phối tư tưởng học thuật trong gần hai nghìn năm của Trung Đời sống chính trị của Khổng Khâu là thất bại, nhưng sự nghiệp giáo dục của ông có thể nói đã rất thành công. Khổng Khâu đã dành quá nửa cuộc đời của mình để làm công việc giáo dục truyền đạo, truyền nghề cảm hoá mọi người. Ông đã sáng tạo trong phương pháp dạy học, tổng kết và chỉ ra những nguyên tắc giáo dục chính xác, đã hình thành hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh, tư tưởng giáo dục của ông đã ảnh hưởng sâu xa, đã lập nên một điển hình gương mẫu hoàn hảo.

       Sự nghiệp giáo dục của Khổng Khâu nhìn chung có thể chia làm ba giai đoạn: Giaiđoạn thứ nhất từ khi bắt đầu đến trước khi sang nước Tề làm quan, thời gian ước khoảng bảy, tám năm. Trong giai đoạn này, môn đồ của ông chưa thật đông, nhưng ông đã có những thành công bước đầu trong việc dạy học, trong xã hội , ông đã tương đối có danh tiếng. Trong thời gian này, học trò của Khổng Khâu có người còn nhỏ, Nhan Lộ mới chỉ mới sáu tuổi (cha của Nhan Hồi), có người như Tử Lộ mới chín tuổi. Tử Lộ dường như đem cả cuộc đời mình theo gót Khổng Tử. Giai đoạn thứ hai: từ năm 37 tuổi (năm thứ 27 đời Lỗ Chiêu Công, 515 trước công nguyên) từ nước Tề trở về nước Lỗ đến 55 tuổi (năm thứ 13 Lỗ Định Công, 497 trước công nguyên) trước khi đi chu du các nước. Giai đoạn này trải qua mười tám năm. Trong mười tám năm ấy, Khổng Tử tuy có bốn năm làm quan nhưng vẫn không nghỉ việc dạy học. Giai đoạn này là giai đoạn phát triển nhất trong sự nghiệp giáo dục của Khổng Tử. Kinh nghiệm giáo dục của ông càng ngày càng phong phú, trình độ giáo dục ngày càng cao, tiếng tăm càng ngày càng lớn, học trò tìm đến học càng ngày càng đông. Ngoài những học trò người nước Lỗ, học trò của ông còn đến từ nước Tề, Sở, Vệ, Tấn, Tần, Ngô, Trần, Tống, … xin học.

Tên tuổi của Khổng Tử đã vang khắp. Có một số đệ tử của ông đã nổi tiếng, như Nhan Hồi, Tử Cống, Nhiễm Cầu, Trọng Cung, … tất cả đều là học trò của ông thời kỳ này. Trong số các học trò này về sau có một số người cùng ông đi chu du các nước, một bộ phận đã làm quan. Giai đoạn thứ ba: từ khi ông 68 tuổi (năm thứ 11 Lỗ Trang Công, 484 trước công nguyên) đi chu du các nước và cuối cùng trở về nước Lỗ đến khi ông mất, thời gian khoảng năm năm. Lúc này, ông tuy được Lý Khang Tử cử người đón về nước Lỗ, nhưng Lỗ Trang Công, Lý thị cuối cùng không sử dụng ông. Với cương vị là một Hữu đại phu, cũng có lúc ông phát biểu một số ý kiến, nhưng những ý kiến này không được lắng nghe.

Ông đem toàn bộ sức lực tập trung vào việc dạy học và chỉnh lý các sách vở cổ còn lại. Học trò của ông thời kỳ này cũng rất đông, ông đã bồi dưỡng những người như Tử Hạ, Tử Du, Tử Trường đều là các đệ tử tài hoa xuất chúng. Những người này về sau đều theo nghề dạy học, hình thành và phát triển học phái Nho gia, có tác dụng rất quan trọng trong việc truyền bá những tư tưởng của Khổng Tử.

Trong 14 năm chu du các nước,, ông cũng không ngừng công việc dạy học. Trong những năm ở nước Vệ, nước Trần, ông không làm quan, học trò luôn ở bên cạnh, giữa thày và trò thường tiến hành những cuộc thảo luận. Khi cùng các học trò chu du các nước, ông đã mở mang tầm mắt cho những học trò này, ý chí của họ cũng không ngừng được rèn luyện. Đây có thể nói là một hoạt động giáo dục đặc thù. Cả cuộc đời Khổng Tử đã vì sự nghiệp dạy học, tương truyền ông có 3000 học trò, trong đó có 72 học trò giỏi về mặt đức hành nổi bật có Nhan Uyên, Mẫn Tử Khiên, Nhiễm Bá Ngưu, Trọng Cung;

Về mặt ngôn ngữ nổi bật có Tể Ngã, Tử Cống, về mặt hoạt động chính trị có Nhiểm Hữu, Tử Lộ; đóng góp vào nền văn hiến cổ đại có Tử Du, Tử Hạ. Trong các đệ tử của Khổng Tử, có một số không ít người đã có những thành tựu với chính trị đương thời, đặc biệt là có tác dụng to lớn đối với việc truyền bá tư tưởng của Khổng Tử, với sự hình thành và phát triển của Nho gia.

Á thánh

Mạnh Tử là người được coi là “người đầu tiên truyền bá học thuyết của Khổng Tử trong thiên hạ”, trong Nho gia, ông được coi là người thứ hai sau Khổng Tử – á thánh.

Sau khi Khổng Tử người sáng lập Nho gia chết, Nho học chia làm 8 trường phái: Tử Trương, Tử Tư, Nhan Thị, Mạnh Thị, Tất Điêu Thị, Trọng Lương Thị, Tôn Thị, Lạc Chinh Thị, nhưng nhà văn kiêm nhà sử học vĩ đại Tư Mã Thiên đã coi Khổng Tử và Mạnh Tử là hai người có tầm quan trọng

hơn cả, từ đó, đời sau gọi chung là Khổng Mạnh. Từ sau đời Tống, để thích ứng với nhu cầu của bản thân, tầng lớp thống trị phong kiến đặc biệt đề cao cuốn “Mạnh Tử”, coi nó cùng với “Luận ngữ” của Khổng Tử là những tác phẩm kinh điển của các sĩ đại phu phong kiến. Vì thế, tư tưởng của Mạnh Tử đã được tiếp thu và phổ biến qua một thời gian dài trong xã hội Trung Quốc.

Mạnh Tử, tên là Kha, người Trâu thời Chiến Quốc (nay là huyện Trâu, Sơn Đông). Ông chủ yếu hoạt động thời Lương Huệ vương, Tề Tuyên vương thời Xuân Thu Chiến Quốc, là nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà giáo dục vĩ đại thời cổ đại ở Trung Quốc. Bình sinh, Mạnh Tử rất tự phụ, ông đã từng nói “nếu muốn bình trị thiên hạ, đương kim chi thế, không ai bằng ta!”  Nhưng sau khi đi qua nhiều nước, ông đã chọn con đường lập thuyết từ những trước tác của Khổng Tử, giáo dục môn đồ đem lý tưởng của mình gửi gắm vào các học trò. Sau khi dừng các hoạt động chính trị ông liền cùng với các học trò của mình nghiên cứu học thuyết – chủ trương chính trị, lý luận triết học, cương lĩnh giáo dục, chỉnh lý tất cả thành sách truyền cho đời sau. Đây chính là bảy thiên “Mạnh Tử” còn được lưu truyền đến ngày nay.

Mạnh Tử đã có ảnh hưởng rất lớn đến tầng lớp thượng lưu thời Tần Hán. Ông kế thừa và phát triển tư tưởng “nhân” đưa những nguyên tắc luân lý của chữ “nhân” vào chính trị xã hội đề xướng học thuyết lấy “nhân nghĩa” làm tư tưởng chủ đạo, hy vọng tầng lớp thống trị “chính tâm, thành ý, tu thân, tề gia” từ đó mà “trị quốc, bình thiên hạ”. Toàn bộ nội dung học thuyết của ông bao quát bởi “tính thiện”, “đạo Nghiêu Thuấn”, “dân quý, quân khinh”, ca ngợi Thang Vũ, lên án Kiệt Trụ, nhấn mạnh “nhân chính”, phản đối chiến tranh, bài xích Dương Chu, phê phán Trần Trọng, Hứa Hành, Công Tôn Diễn, Trương Nghi… Tất cả những điều này đều nhằm giáo dục giai cấp thống trị hoặc kiến nghị với tầng lớp thống trị cao cấp, như “được lòng dân thì được cả thiên hạ”; từ đó, ông thể hiện tư tưởng chủ nghĩa nhân đạo của mình.

Chủ trương “dân quý quân khinh” của Mạnh Tử là thể hiện tư tưởng trung tâm trong toàn bộ học thuyết của ông. Ông đưa ra nguyên lý chính trị “dân vi quý, quân vi khinh”, rồi lại nói : “đắc hồ khâu dân”, chỉ có được lòng dân mới có thể giành được thiên hạ. Ông cho rằng vua mà tàn hại nhân dân không đáng được gọi là vua. Đạo lý này chủ yếu để giáo dục tầng lớp thống trị đương thời hiểu thấu “dân quý quân khinh”, thông qua thực hiện “nhân chính” khiến cho lòng dân tin cậy, không biến mình thành những kẻ “độc phu” như Kiệt Trụ. Mạnh Tử giáo dục kẻ sĩ phải quan tâm đến những người lao khổ, vì thế kẻ sĩ phải làm quan, nhưng làm quan là để hành đạo chứ không phải là mưu cầu lợi ích cho bản thân mình.

Những biểu hiện quan trọng của tư tưởng Nho gia

Sau khi Khổng Mạnh lập tông, tư tưởng hạt nhân của Nho gia được hình thành. Trong các thời đại sau, những tư tưởng hạt nhân này dần trở thành hình thái ý thức của quốc gia cổ đại Trung Quốc, đã có ảnh hưởng rất quan trọng với đời sau.

Nhân: yêu người. Đây là hạt nhân lý luận của hệ thống tư tưởng Khổng Tử, nó là lý tưởng và tiêu chuẩn cao nhất của luân lý đạo đức và chính trị xã hội, đồng thời cũng phản ánh quan điểm triết học của ông, có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc với đời sau. Trong tư tưởng giáo dục và thực tiễn, nhân thể hiện “hữu giáo vô loại”, thời Xuân Thu, trường học mở tại phủ quan, Khổng Tử mở ra các trường học tư, học trò không kể hoàn cảnh xuất thân, khả năng tiếp thu đều có thể được nhận vào trường. Trong chính trị xã hội, nhân thể hiện chủ yếu ở “đức trị”, tinh thần thực chất cơ bản của “đức trị” là yêu mọi người và làm việc cho mọi người, Khổng Tử đưa chữ nhân vào cùng với chữ lễ, biến truyền thống “lễ trị” thành “đức trị”, ông không phủ định “lễ trị” mà coi “đức trị” là kế thừa và phát huy “lễ trị”. Yêu người là thực chất và nội dung cơ bản của chữ nhân, mà muốn yêu người thì phải vì mọi người, từ yêu những người thân của mình mở rộng ra yêu mọi người.

Nghĩa: nguyên là “nghi” nghĩa là hành vi thích hợp với lễ. Khổng Tử lấy “lễ” làm nguyên tắc để đánh giá tư tưởng và hành vi của con người.

Lễ: Theo Khổng Tử, “Lễ” thuộc phạm trù chính trị và luân lý của Nho gia. Trong lịch sử phát triển lâu dài, “lễ” được coi là quy phạm đạo đức và chuẩn mực đời sống trong xã hội phong kiến ở Trung Quốc, nó có tác dụng to lớn trong việc bồi dưỡng những tố chất tinh thần của dân tộc Trung Hoa, nhưng cùng với sự phát triển và thay đổi của xã hội, đặc biệt là xã hội phong kiến thời kỳ cuối nó ngày càng trở nên trói buộc tư tưởng, hạn chế hành vi của con người, ảnh hưởng đến sự tiến bộ và phát triển của xã hội.

Trí: cùng với “tri” thuộc phạm trù cơ bản của luân lý học và nhận thức luận của Khổng Tử. Nó chỉ cái biết, lý giải, kiến giải, tri thức, thông minh, trí năng, … nội hàm chủ yếu liên quan đến các mặt tính chất của tri, nguồn gốc của tri, nội dung của tri, hiệu quả của tri, … Về tính chất của tri, Khổng Tử cho rằng, tri là một phạm trù đạo đức, là một loại tri thức quy phạm hành vi.

Tín: chỉ sự thành thực không lừa đối với người khác, thái độ lời nói đi đôi với việc làm. Đó là cái đầu tiên trong “ngũ thường” của Nho gia. Khổng Tử coi “tín” là biểu hiện quan trọng của “nhân”, là phẩm chất không thể thiếu của bậc hiền giả, phàm là những người lời nói và việc làm không sai khác sẽ có thể giành được sự tín nhiệm của mọi người, kẻ đương quyền biết trọng chữ “tín” dân chúng cũng lấy sự chân thành mà đối đãi chứ không dối trá.

Thứ: kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân, bao hàm khoan thứ, ý bao dung với mọi người.

Trung: Kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân. Khổng Tử cho rằng trung và nhân là biểu hiện của trung thành, thật thà.

Hiếu: Khổng Tử cho rằng hiếu đễ là cơ sở của “nhân”, hiếu không chỉ giới hạn trong việc phụng dưỡng cha mẹ của mình mà còn ở thái độ tôn trọng cha mẹ và những người thuộc thế hệ trước, cho rằng hiếu đầy đủ phải là hiếu từ trong lòng, nếu phụng dưỡng cha mẹ cũng giống như nuôi súc vật thì đó là đại bất hiếu. Khổng Tử cho rằng cha mẹ cũng có thể có những điều sai trái, con cái phải dùng lời lẽ ôn tồn khuyên ngăn để cha mẹ trở lại với lẽ phải chứ không phải tuyệt đối phục tùng cha mẹ một cách mù quáng. Tư tưởng này chính đã thể hiện văn minh trong đạo đức của người Trung Quốc cổ đại.

Nhưng khi bàn về chữ “hiếu”, Khổng Tử còn giảng “Phụ mẫu tại, bất viễn du” (cha mẹ còn sống, con không đi xa), “tam niên vô cải vu phụ chi đạo, khả vị hiếu “ (ba năm không thay đường cha đã đi, chính là hiếu vậy) đó là biểu hiện tính hạn chế của thời đại. Những đời sau, chữ hiếu được hiểu với nhiều nghi lễ vụn vặt, trong “lễ ký” quy định sau khi cha mẹ chết “thuỷ tương bất nhập khẩu, tam nhật bất cử hoả” (cháo không vào miệng, ba ngày không nổi lửa) biến thành sự tự tàn phá tinh thần và thể xác. Thời Tống Minh đã coi chữ hiếu là phạm trù quan trọng số một trong đạo đức, nhà lý học Chu Hy đã đề xướng tuyệt đối hoá quyền của người cha. Trong lịch sử, quan niệm về chữ hiếu giữa các thời kỳ không giống nhau, ngoài việc một số người tuyên dương những yếu tố tiêu cực mang dấu ấn của chủ nghĩa phong kiến cũng có một số nhân tố hợp lý, đề xướng con cái đối với cha mẹ phải “tôn”, “kính”, dưỡng lão”, có sự kết hợp giữa “hiếu” và “trung”, chủ trương sau khi chết không ma chay linh đình, tốn 

Đễ: chỉ lòng kính yêu đối với người anh trưởng. Khổng Tử không quá coi trọng chữ đễ, các đệ tử căn cứ vào tư tưởng của ông kết hợp “hiếu” và “đễ”, coi đó là cái gốc của chữ “nhân”.

1 BÌNH LUẬN

  1. Qua Facebook, tôi tình cờ được biết trang Web “Ông giáo làng.com”.Tuy chưa được biết tên thật của bác nhưng tôi rất thích vì tôi cũng có sở thích như bác là đam mê lịch sử, đặc biệt là lịch sử cổ-cận đại TQ (mình càng ghét Tàu thì càng phải tìm hiểu sâu về nó). Mặt khác, tôi cũng thấy có cùng cách nhìn với bác về những vấn đề xã hội hiện đại (chẳng hạn, qua bài viết về Dư luận viên). Rất vui nếu có thể được làm quen với bác.

Trả lời Đỗ Phong Hủy trả lời

Please enter your comment!
Please enter your name here