Thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc (giữa Chu và Tần), các học giả đua nhau trỗi dậy, “trước thư lập thuyết”, muốn thông qua đó thay đổi chế độ, giúp đời. Học giả không chỉ có một người, các học phái không chỉ có một nhà, sách viết không phải chỉ có một loại, lúc ấy gọi là “chư tử”, cũng gọi là “chư tử bách gia” hoặc là “bách gia tranh minh” (trăm nhà đua tiếng). Đây chính là bối cảnh của thời đại trăm nhà đua tiếng. “Trang Tử. Thiên hạ thiên” nói “Trong thiên hạ có rất nhiều người nghiên cứu  

về đạo, thuật mà ai cũng cho học thuyết của mình là hoàn toàn.” Đây chính là xu thế tất nhiên của sự phát triển học thuật. Về sau, “chư tử” được coi là một bộ phận của tư tưởng học thuật, rồi lại coi nó là một loại sách cổ, đến đây, việc phân loại ra làm bốn bộ phận đã định hình. Tử, chư tử vốn là dùng để gọi khanh đại phu. Những cuốn sách cũ có giá trị được gọi là “Tử Do kim ngôn lão gia” chi thuyết”.

Từ Khổng Tử bắt đầu, những người ấy được đệ tử gọi là thầy, thêm họ vào để phân biệt. Sách của các chư tử phần nhiều không phải là tự viết, thường là do sau đó được các đệ tử nhớ lại, ghi chép thành sách. Ngày xưa soạn sách lập ý chưa được dùng bút ghi lại, cuốn sách ban đầu chưa có tên, các đệ tử về sau dùng văn tự ghi lại, nhiều thiên thành bộ, cũng không có tên sách mà dùng tên tác giả để đặt Lã Tư Miễn viết : “Cái học của các chư tử thời tiên Tần không giống như cái học cuối triều Chu, đột nhiên trỗi dậy. Trước đây, những tinh hoa tư tưởng thưa thớt, lưu giữ trong thiên hạ đã lâu.

Đến lúc này mới gặp thời cơ, như nước trào ra, các dòng nước tranh nhau mà chảy, như cỏ lạ hoa thơm bừng bừng nở rộ. Chứa chất đã lâu, các luồng tư tưởng tuôn trào, sức mạnh thật ghê gớm, có ảnh hưởng thật sâu sắc với mọi người.” (Khái luận học thuật tiên Tần)

Căn cứ vào tổng kết của họ Lã, sự hưng khởi của bách gia thời tiên Tần có hai nguyên nhân:

một là được quan lại chú ý, làm quan hay làm thầy có sự phân biệt, “phần lớn các chư tử đều xuất thân từ quan lại”. Hai là, xuất phát từ cái tệ ai cũng muốn bộc lộ sự xuất chúng của mình. Trên thực tế, sự hưng khởi của bách gia chư tử là kết quả trực tiếp của dự thay đổi về chính trị, kinh tế, văn hoá, là kết quả của yêu cầu nội tại cần tiến hành thay đổi hoàn cảnh chính trị xã hội. Tóm lại đây là kết quả của sự đối phó với những tranh chấp. Như “Hán thư. Văn nghệ chí” đã nói: “Trong mười nhà chư tử, đáng kể có đến chín nhà. Tất cả đều theo vương đạo.

 

Chư tử liên tiếp xuất hiện

Thời thất quốc tranh hùng, các nước tìm trăm phương nghìn kế để mưu cầu cho nước giàu binh mạnh. Những thay đổi của xã hội khiến văn hoá hướng về dân gian, kẻ sĩ đi du thuyết, đứng trước xã hội đang chuyển động mãnh liệt, không ai không muốn giúp vua cứu đời, đua nhau đề xuất những chủ trương chính trị của mình. Họ hoặc đi du thuyết các nước, xin yết kiến vua, hoặc mở trường dạy học, trước thư lập thuyết; hoặc làm cho hình hài tiều tuỵ để thể hiện thái độ phê phán với sự chú ý của người đời; hoặc giúp cho việc trị nước để mong cứu đời, tạo thành cục diện bách gia tranh minh. Ngoài Khổng học Nho gia, còn có các nhà Mặc, Đạo, Pháp, Âm Dương, Danh. Bách gia chư tử của Xuân Thu Chiến Quốc phần lớn đều có tư tưởng độc lập, hoàn toàn không lấy những ý kiến của người khác, đã thực hiện một cuộc giải phóng lớn về tư tưởng. Cái gọi là “bách gia” chỉ là một cách khái quát hiện tượng có nhiều trào lưu tư tưởng đương thời. Trong rất nhiều học phái đó, số có tầm quan trọng cũng chỉ có Nho, Mặc, Đạo, Pháp, Âm Dương. Thuyết của bách gia chư tử thời tiên Tần, đương thời đã có một số thiên bàn luận có giá trị. 

Một là “Trang Tử. Thiên hạ thiên”, một là “Tuân Tử. Phi thập nhị tử”; 20 tương đối nhiều. Lời bàn có tính tổng kết sớm nhất xuất hiện ở “Sử ký. Thái sử công tự tự” do Tư Mã Đàm, cha của Tư Mã Thiên soạn. Tư Mã Đàm dựa vào các các “bách gia” trước ông mấy thế kỷ chia thành sáu nhà: Âm Dương, Nho, Mặc, Danh, Pháp, Đạo Đức (hoặc sáu đại học phái). Phùng Hữu Lam cho rằng Tư Mã Đàm là người đầu tiên đã tiến hành phân loại các học phái “bách gia”. Về sau, , Lưu Hướng, Lưu Hâm trong “Hán thư. Văn nghệ chí” thêm các nhà Túng Hoành, Tạp, Nông, Tiểu thuyết thành mười nhà, rồi trừ Tiểu thuyết gia còn lại “cửu lưu”, hợp chung lại là “cửu lưu thập gia”. Trên thực tế, Lã Tư Miễn cho rằng tam lược Số thuật, Phương kỹ, Binh pháp trong “Hán thư. Văn nghệ chí” cũng có thể coi là số trong các chư tử, thực ra có thể đến mười hai nhà, chưa kể đến hai nhà Binh và Y.

Chư tử bách gia

Theo “Trang Tử. Thiên hạ thiên” có sáu phái: một là Mặc Địch, Cầm Hoạt Ly, hai là Tống Hinh, Y Doãn, ba là Bành Mông, Điền Biền, Thận Đáo, bốn là Quan Doãn, Lão Đam, năm là Trang Chu; sáu là Huệ Thi, Hoàn Đoàn, Công Tôn Long.

Theo “Tuân Tử. Phi thập nhị tử” có sáu phái: một là Tha Khiêu, Nguỵ Mâu; hai là Trần Trọng, Sử Thu; ba là Mặc Địch, Tống Hinh; bốn là Thận Đáo, Điền Biền; năm là Huệ Thi, Đặng Tích; sáu là Tử Tư, Mạnh Kha.

Lão Tử: sinh năm nào không rõ, chỉ biết có Lão Đam sinh vào khoảng 580 trước công nguyên. Nhưng Lão Tử có phải là tác giả của sách “Lão Tử” hay không chưa có khẳng định chắc chắn.

Quan Doãn: cùng thời với Lão Tử.

Khổng Tử: sinh năm 551 trước công nguyên, mất năm 479 trước công nguyên.

Tôn Tử (Tôn Võ): đại thể cùng thời với Khổng Tử.

Mặc Tử: tên là Mặc Địch, không rõ năm sinh, mất, người đầu đời Chiến Quốc, sau Khổng Tử.

Tử Tư Tử: học trò của Khổng Tử, cùng thời với Mặc Tử.

Dương Tử: tên là Dương Chu. Các nhà chép không giống nhau, rất khó xác định. Có thể đồng thời với Mặc Tử hay sau một chút, trước Mạnh Tử. Phùng Hữu Lam trong “Trung Quốc triết học giản sử” cho rằng Dương Chu là đại biểu cho một số ẩn sĩ ở giai đoạn đầu của Đạo gia mà Lão Tử không nghiên cứu, sách “Lão Tử” có sau, vì thế, học thuyết “Lão Tử” chỉ có thể gọi là giai đoạn hai của Đạo

Trần Trọng: học trò của Mặc Địch, người nước Tề.

Mạnh Tử: khoảng 372 đến 289 trước công nguyên, sau Khổng Tử khoảng trăm năm.

Tôn Tử (Tôn Tần): cùng thời với Mạnh Tử.

Trang Tử: cùng hoặc sau Mạnh Tử một chút.

Huệ Thi: sinh vào khoảng 370 trước công nguyên, mất năm 318 trước công nguyên, người nước Tống, từng làm đến Tể tướng ở nước Nguỵ, là nhà tổ chức trực tiếp Hợp tung. Người cùng thời với Trang Tử. Thường xuyên cùng Trang Tử bàn luận. “Luận Tử phi ngã” của Trang Tử là những lời bàn cùng Huệ Thi. Trang Tử coi Huệ Thi là người có nhiều phương thuật, sách ông viết chất đầy năm xe, đạo của ông bác tạp, không thuần nhất, lời của ông không hợp với đại đạo.

Mười mệnh đề của Huệ Thi tản mát trong các sách đời tiên Tần (chủ yếu là ở “Trang Tử.

Thiên hạ thiên”:

1/ Lớn nhất không có gì bên ngoài, gọi là Đại nhất, nhỏ nhất không có gì bên trong, gọi là Tiểu nhất.

2/ Không dầy, không gì chứa được, mà vẫn lớn ngàn dặm.

3/ Trời thấp hơn đất, núi ngang bằng đầm.

4/ Mặt trời vừa lên đã xuống, vật vừa sinh ra đã chết.

5/ Sự khác biệt giữa Đại đồng và Tiểu đồng gọi là Tiểu đồng dị, vạn vật hoàn toàn giống nhau, hoàn toàn khác nhau gọi là Đại đồng dị.

6/ Đi tới phương nam là vô cùng tận mà lại là có cùng tận. 7/ Hôm nay đi đến nước Việt mà ngày hôm qua đã đến rồi.

8/ Những vòng tròn liên hoàn có thể mở ra được.

9/ Ta biết trung ương của thiên hạ cũng như nước Yên ở bắc, nước Việt ở nam.

10/ Yêu hết vạn vật và trời đất là một thể.

Nguỵ Mâu: Nguỵ Công tử, đời sau Trang Tử, cùng thời với Công Tôn Long (Tiền Mục “Hệ Công Tôn Long: sinh khoảng 325 trước công nguyên, mất khoảng 250 trước công nguyên, sau Huệ Thi một chút, cùng thời với Trâu Diễn. Tự Tử Bỉnh, người nước Triệu, từng làm môn khách của Bình Nguyên Quân. “Hán chí” ghi sách có 14 thiên, nay còn 6 thiên, trong đó 5 thiên chắc chắn là của ông. “Công Tôn Long tranh biện giỏi, “biệt đồng dị” (phân biệt giống và khác), “ly kiên bạch” (cứng và trắng tách lìa nhau)

Học giả Tắc Hạ gồm có Thuần Vu Khôn, Thận Đáo, Hoàn Uyên, Tiếp Tử, Điền Biền, Trâu Diễn. “Sử ký. Mạnh Tử Tuân Khanh truyện”: “Từ Trâu Diễn cùng các tiên sinh của Tắc Hạ như Thuần Vu Khôn, Thận Đáo, Hoàn Uyên, Tiếp Tử, Điền Biền, Trâu Thích các sách đều bàn việc trị loạn để cần hợp ý các vua đương thời, nào có thể kể hết được. Thuần Vu Khôn người nước Tề, học rộng nhớ nhiều , học không chuyên chú vào cái gì. Về việc can gián và du thuyết, Khôn hâm mộ tư cách của Án Anh, nhưng lại cốt ở chỗ đón ý nhà vua, nhìn xem sắc mặt. Có người khách đưa Khôn vào yết kiến Lương Huệ Vương, Lương Huệ Vương đuổi tả hữu ra, ngồi một mình tiếp Khôn. Khôn không nói gì. Huệ Vương lấy làm lạ trách người khách: “Người khen Quản Trọng, Án Anh không bằng Thuần Vu tiên sinh, nhưng khi yết kiến quả nhân, quả nhân vẫn không được nghe nói gì. Lẽ nào quả nhân không đáng để ông ta nói chuyện? Tại sao thế? Khách nói lại với Khôn. Khôn nói: “Đúng thế, tôi lần trước yết kiến nhà vua, thấy nhà vua đang nghĩ đến việc rong ruổi, lần sau đến yết kiến, thấy nhà vua đang nghĩ đến thanh âm. Vì thế tôi im lặng, không nói gì!” Người khách nói lại cho Huệ Vương, vua cả sợ, nói: “Ôi, Thuần Vu tiên sinh thật là thánh nhân. Lần trước Thuần Vu tiên sinh đến, có người dâng ta con ngựa hay, ta chưa kịp coi thì gặp tiên sinh đến. Lần sau gặp tiên sinh, có người dâng ta người hát hay, ta chưa kịp thử thì tiên sinh đến. Quả nhân tuy đã đuổi những người xung quanh ra ngoài nhưng trong lòng quả thực đang nghĩ đến những cái đó. Sau đó Thuần Vu Khôn lại đến yết kiến, nói chuyện suốt ba ngày ba đêm không mỏi. Huệ Vương muốn cho Khôn làm địa vị khanh tướng, Khôn từ tạ để đi. Vì thế Huệ Vương lấy xe êm thắng bốn ngựa, bó lúa thêm ngọc bích và một trăm nén vàng tiễn Khôn. Khôn suốt đời không ra làm quan. Thận Đáo người nước Triệu, Điền Biền, Tiếp Tử người nước Tề, Hoàn Uyên người nước Sở đều theo học thuyết đạo đức của Hoàng Lão, nhân đó mở rộng ra xếp đặt ý nghĩa cho có thứ tự. Cho nên Thận Đáo làm Thập nhị luận, Hoài Uyên làm Thượng hạ thiên, Điền Biền, Tiếp Tử đều có lời bàn luận..

“Sử Ký. Điền Kính Trọng Hoàn thế gia”: Tuyên Vương thích văn học và những người du thuyết như bọn 76 người Trâu Diễn, Thuần Vu Khôn, Điền Biền, Tiếp Tử, Thận Đáo, Hoài Uyên tất cả coi như con em cho làm Thượng đại phu, không phải làm việc gì chỉ ngồi bàn luận. Vì thế, Tắc Hạ học sĩ ở nước Tề phát triển đến trăm nghìn người. “Sử Ký” coi Trâu Diễn đứng đầu các học giả Tắc Hạ (nước Tề có ba Trâu Tử. Trước tiên có Trâu Kỵ, sống trước Mặc Tử, thứ đến Trâu Diễn sống sau Mặc Tử). Điền Biền, Thận Đáo, Bành Mông, thường tranh luận. “Điền Biền người nước Tề, giỏi bàn luận, được người nước Tề gọi là “Thiên khẩu Biền” (Biền có cái mồm trời). Vương Ứng Lân “Hán chí khảo chứng” dẫn “Thất lược” dường như lời nói của Đạo gia. Thận Đáo vốn theo học thuyết Hoàng Lão sau đổi sang Hình danh. Học phái Tắc Hạ phần lớn kế thừa tư tưởng của hai nhà Đạo gia và Nho Mặc, nhưng lại không giống Danh gia mà có những đặc điểm riêng.

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here