IV. Sử thoại trong thần thoại
Khảo cổ tinh thần vừa cần tới lý luanạ vừa cần tới sử liệu. Về mặt lý luận, các học giả phương Tây đã cung cấp cho chúng ta vốn lý luanạ có sẵn, trong đó quan tọng nhất là tri thức của văn hoá nhân loại học. Nhưng sử liệu thì không thể vay mượn từ nước ngoài mà chỉ có thể tìm thấy trong trầm tích lịch sử ccr nước ta. Tuy những tư liệu thực của các dân tộc khác có thể chứng thực cho thành quả nghiên cứu của chúng ta nhưng lại không thể dùng làm căn cứ để chúng ta nghiên cứu lịch sử của chính mình.
Tìm sử liệu từ trong trầm tích lịch sử của chúng ta cũng không thể ngoài ba con đường sau: khai quật dưới lòng đất, tìm kiếm những tư liệu cổ và giai thích thần thoại. Ba yếu tố này lại liên kết gắn bó với nhau đặc biệt là giữa thần thoại và những văn tịch cổ có mối liên hệ mật thiết .
Lịch sử là lịch sử của con người nhưng hình thức biểu hiện sớm nhất là thần thoại. Chính Coling Woder đã đưa ra quan niệm: Thần thoại là một kiểu trần thuật đã được biết tới”. Người sáng lập ra môn ký hiệu học Cassiergi đã nói: “Trong sự tưởng tượng của thần thoại thường ngầm chứa những sưj thật đáng tin cậy. Nếu không tin tưởng vào tính có thực của đối tượng nêu trong thần thoại thì thần thoại sẽ mất đi căn cứ.” Cái goi là “tính có thực của đối tượng” không thể được hiểu là sự thực lịch sử cụ thể nào đó. Xét về bản chất thần thoại là hư cấu. Những câu chuyện mang màu sắc thần tiên của thần thoại đều là kết quả của sự tưởng tượng. Nhưng nếu nói là hư cấu thì chỉ là cách nhìn của những học giả hiện đại, chỉ là kết luanạ có sau khi học thuật đã được lý tính hoá. Đối với người xưa, họ thuật lại những câu chuyệnnhư kể lại lịch sử vậy. Đối với họ, các thần linh chính là tổ tiên của họ.
Người xưa hoàn toàn tin tưởng vào tính chân thực của thần thoại, căn nguyên của nó do thần thoại bắt nguồn từ trong quan niệm tôn giáo thời nguyên thuỷ. Lúc ấy, để ứng phó những hiểm hoạ của tự nhiên, trên cơ sở của quan niệm mọi vật đều có linh hồn, các thị tộc hay bộ lạc đều xây dựng nên hệ thống thần linh để thờ cúng. Lòng tin này dần phát triển thành sự sùng bái tô tem, rồi phát triển thành sự sùng bái thần bảo vệ cho bộ lạc. Do sự thay đổi sùng bái các thần gắn liền với sự thay đổi tổ chức xã hội loài người và hoạt động xã hội các thần được 17 lịch sử hoá và tình tiết hoá. Thần thoại được sinh ra từ đó.
Thần thoại là một hệ thống quan niệm, là hình thức biểu đatj tapạ trung của thế giới tinh thần con người trong buổi giao thời giữa văn minh và dã man, nó cũng là tài liệu quan trọng của khảo cổ tinh thần ngày hôm nay. Có thể xem các thần và những sự tích về họ là hư cấu, nhưng thành phần lịch sử bao hàm trong đó thì không thể xem là “hư cấu”. Hoặc có thể nói, hình thức biểu hiện của chúng là hư cấu nhưng hạt nhân bên trong của nó lại là lịch sử , là chân thật. Cũng giống như tiểu thuyết sau này, nhân vật, câu chuyện, tình tiết ở trong đó có thể là hư cấu, nhưng vấn đề xã hội, vấn đề nhân sinh mà nó phản ánh lại là chân thật. Khác nhau chỉ là, nhà tiểu thuyết viết tiểu thuyết biết mình hư cấu, đang mượn cái “giả” để nói cái “thật”, còn người xưa sáng tạo thần thoại lại không hề nghĩ rằng họ đang hư cấu. Họ xem các vị thần và công tích của họ là có thật, họ đem những câu chuyện ấy biến thành câu chuyện hay thi ca để truyền tụng cũng chính xuất phát từ mục đích tìm sự thật. Nói cách khác, về căn bản, họ không nghĩ đến chuyện thật giả trong đó.
Sự chân thật của thần thoại là chân thật trừu tượng, chân thật ẩn dụ. Từ đó quyết định trong cái giả có cái thật, trong cái thật có cái giả. Trong giả có thật là chỉ bên trong cái vỏ hư cấu bao hàm sự chân thật lịch sử; trong thật có giả là chỉ phương thức biểu đạt trừu tượng và ẩn dụ rất dễ gây ra sự hiểu lầm cho người đời sau, để họ coi những nhân vật trong thần thoại như những nhân vật có thật trong lịch sử, coi những sự việc được nêu ra để ẩn dụ là những sự thực lịch sử.
Thần thoại được tình tiết hoá, có nhân vật (thần linh hoặc những nhân vật trong truyền thuyết), xét bên ngoài thì chúng không có gì khác biệt lớn so với lịch sử có thật. Nhưng nhân vật hay sự kiện của nó đều là hư cấu, chỉ có điều là được hư cấu trên cơ sở sự thực lịch sử mà thôi. (đương nhiên cũng có hư cấu thuần tuý, như những thần thoại về nguồn gốc của loài người) Theo cách nói của Wicker, đây là một kiểu trí tuệ nên thơ, là thể hiện của chủ nghĩa lãng mạn của người xưa. Họ thích tưởng tượng theo chủ nghĩa anh hùng, thích đem công lao của cả tập thể thành cống hiến của một cá nhân. Thần và người được họ tôn sùng đều là trừu tượng hoá, ký hiệu hoá , do đó đều đã vượt lên trên lịch sử cụ thể. Những câu chuyện thần thoại do họ sáng tạo nên có tác dụng trừu tượng hoá và khái quát hoá lịch sử , đồng thời cũng cho họ niềm tin và dũng khí. Niềm tin và dũng khí này có được trước hết là do quan hệ thừa kế mang tính lịch sử mà họ tiếp nhận được từ các thần hoặc các anh hùng, sau đó là từ sức mạnh và công lao hiển hách của các lực lượng siêu phảm mà họ tôn thờ. Cũng có thể nói rằng, những gì mà thần thoại thể hiện là một phần giải thích của người xưa về vũ trụ, xã hội và lịch sử, đồng thời cũng là một hình thức gửi gắm tâm tình của họ. Điều này cũng giống như sự sùng bái anh hùng và sùng bái tổ tiên của người đời sau vậy.
Do trừu tượng hoá và ký hiệu hoá, thần và người trong thần thoại rất khó có thể nói đó là những nhân vật lịch sử chân thực, họ nằm giữa sự thực và hư cấu, nằm trong mối quan hệ không chặt chẽ giữa từ và người mà từ ấy biểu hiện. Những chi tiết hư cấu của thần trong thần thoại rất dễ giải thích. Ví dụ khi đọc thần thoại Hy Lạp cổ đại sẽ không có ai coi các thần Apolo, Athêna, Dớt là những nhân vật lịch sử. Điều khó khăn là với những anh hùng trong truyền thuyết, họ tuy có chút màu sắc thần bí nào đó nhưng phần chủ yếu lại là những đặc điểm của con người. Nói cáh khác, họ chính là những anh hùng đích thực nơi trần gian, ví dụ, Hoàng Đế, Thần Nông, Đại Vũ trong truyền thuyết. Nếu không hiểu rõ được mối quan hệ giữa đời sống tinh thần của người xưa với yếu tố thatạ giả trong truyền thuyết thì rất dễ xem những nhân vật truyền thuyết này thành những nhân vật lịch sử, đặt họ ngang với những nhân vật như Tần Thuỷ Hoàng, Hán Vũ Đế. Trên thực tế, những tên gọi như Hoàng Đế, Thần Nông, Đại Vũ chẳng qua chỉ là một thứ ký hiệu, là sản phẩm đặc biệt do quan niệm của người xưa sinh ra. Sở dĩ họ được tôn thờ làm anh hùng hay tổ tiên chính là do người xưa đã trừu tượng hoá lịch sử viễn cổ, nói chính xác hơn là dùng một loạt những ký hiệu để gọi tên hay khái quát những câu chuyện của con người thời viễn cổ. Thật đúng như Kaxier đã nói: “Thần thoại dường như có hai mặt, một mặt cho chúng ta thấy kết cấu của một khái niệm nào đó, mặt kia lại cho thấy một kết cấu cảm tính”. Cái gọi là “kết cấu của khái niệm” chính là kết cấu của trừu tượng hoá và ký hiệu hoá. Cái gọi là “kết cấu cảm tính” chính là những nội hàm được bù đắp cho đầy thêm cái khung trừu tượng hoá và ký hiệu hoá.
Nhưng đồng thời, phương thức biểu đạt của truyện thần thoại lại là ẩn dụ, giữa cái xác thực và cái mơ hồ còn có một đoạn rất ngoằn ngoèo, quan hệ giữa từ ngữ và sự vật được nó biểu đạt lại không rõ ràng như đối với con người ở thời kỳ sau. Hiện tượng này vừa được quyết định bởi sự hạn chế về ngôn ngữ của người xưa vừa có thể xuất phát từ một quan niệm tôn giáo nào đó. Ví dụ các truyền thuyết về nạn hồng thuỷ có thể giúp làm rõ điều này. Xem xét trong kho tàng thần thoại của các dân tộc ta thấy vào thời viễn cổ, hầu hết các vùng trên thế giới đều đã từng phát sinh một trận hồng thuỷ lớn có sức huỷ diệtt oàn bộ các sinh linh. Rõ ràng trong lịch sử không thể có một trận hồng thuỷ như vậy, hơn nữa điều này cũng không thể tưởng tượng nổi. Cái mà người xưa gọi là “hồng thuỷ”. Chẳng qua chỉ là một ẩn dụ; nội dung am ftừ này đề cập tới rất có thể lại là một chuyện khác. Có điều các học giả về sau không rõ đặc trưng ngôn ngữ của người xưa. nên đã nhầm lẫn đem giải thích “hồng thuỷ” là nạn lụt lội do thiên nhiên gây nên.