Người thi vào khoa Văn trường Tổng hợp những năm ấy, mình biết  phải là người cũng có đầu óc lãng mạn, say mê văn chương lắm. Nên nghe người ta cứ bảo ông “lú”, mình chẳng tin. Nhưng từ hôm nghe ông nói ở Vĩnh Phúc cách nay hơn năm, mình đã có cảm giác đó là những câu nói của người bắt đầu nói trước quên sau, một bệnh của người già.

    Biết thế nên thông cảm lắm. Cùng cảnh đã nhiều tuổi mà. Mình thì có hôm, ngồi chữa cái xe, chuyện trò rôm rả lắm với mấy người ngồi cùng. Nhưng khi họ hỏi: “Bác tên là gì?” thì nghĩ mãi không ra. Đến cái tên của mình cha mẹ đặt cho từ khi mới lọt lòng mà còn quên thì còn được cái tích sự gì nữa? Ông chắc khá hơn mình, chưa đến nỗi thế, nhưng sao tránh được cái quy luật của thời gian, của Tạo hóa! Ai đời, kêu gọi người ta góp ý, còn nói sẵn sàng chấp nhận những ý kiến trái chiều, thế mà đến khi người ta phát biểu lại quy đó là suy thoái về tư tưởng, đạo đức.

Rồi không lâu sau,  khi về thăm huyện Thạch Thất, ông nói chuyện con cà con kê, đi thăm nước nọ nước kia. Kể ra, nói với mấy ông bà nông dân chuyện này thì cũng được, để họ mở mang thêm tầm hiểu biết. Nhưng rồi ông lại  hãnh diện bảo rằng thì là “mình có thế nào thì người ta mới  như thế!” thì mình cho rằng ông ấy đã lẩn thẩn. Cũng là một bệnh của người già.

     Từ sau hôm đó, mình chia tay với truyền hình, với phát thanh vì sợ nhiễm cái thói tật của người già mà mình cũng đang có nhiều biểu hiện.

Hồi năm ngoái, nghe ông nói khi tiếp xúc cử tri về tham nhũng, về cái chuyện gọi là hối lộ của Đường Tăng, về cái đau đầu của các quan chức trước những bê bối của xã hội do cái kinh tế thị trường nó gây  ra. Rồi mấy hôm nay, nghe ông nói đến tiêu chuẩn lựa chọn vào trung ương phải là “những nguời không có tham vọng” (mình không nghe trực tiếp, chỉ xem trên mạng xã hội người ta nói lại, nên không dám cụ thể câu chữ), thì thấy đã lẫn, đã quá mức lẩn thẩn. Dù không dám phản bác (vì không nghe được trung thực, chính xác) mình cũng có  cảm giác như ông nghĩ đâu nói đấy, không còn gì vẻ của một nhà lý luận, của một người lãnh đạo. So với những người tiền nhiệm, ông là người có học có hành hơn cả, bằng cấp học hàm học vị cũng đủ hết. Nhưng không hiểu sao, ông lại cũng chính là người có nhiều câu nói hớ hênh nhất. Chung quy cũng chỉ do tuổi tác. Ít ngày nữa, ông lại sang thăm Mỹ, lỡ mà buột miệng thì thật “tứ mã nan truy”. Khổ thế!

      Giá như vào cái tuổi này, ông về nghỉ rồi, an nhàn với việc đọc sách trồng hoa thì sao phải khổ với đủ những cuộc họp hành triền miên, những vấn đề đau đầu nhức óc mà ông cùng những người cùng hội cùng thuyền đang rối như canh hẹ, bao nhiêu năm vẫn chưa tìm được lối ra.

    Ông người Đông Anh, chắc vẫn còn mảnh đất ngôi nhà của cha ông để lại. Mà nếu không còn thì chẳng lẽ họ không cấp được cho ông một vài sào vườn, làm cho ông một nếp nhà đủ tiện nghi? Cái cuộc sống thanh thản ít lo ít nghĩ là vô cùng thú vị mà chắc ông chưa hình dung được. Cuộc sống thanh nhàn ấy sẽ kéo dài thêm những năm tháng ông còn sum họp với gia đình, với con cháu.

    Về nghỉ ngơi, ung dung tự tại,  có thời gian, lại đúng với nghiệp văn theo từ khi còn tuổi  trẻ, ông ghi lại  nhiều câu chuyện rất có thể rồi sẽ bị lãng quên, viết lại những ký ức một thời đã qua, chắc sẽ để lại nhiều bài học cho thế hệ sau, đó là những trang viết vô giá của một người đã từng trải qua những vị trí chủ chốt trong guồng máy của chế độ.

Kể ra, trong những người lãnh đạo hiện nay, ông không có dáng vẻ của người biết ăn chơi, nghe chừng dư luận không thấy có điều tiếng gì về chuyện tham ô tham nhũng. Nhưng làm lãnh đạo đâu chỉ cần người trong sạch liêm khiết, người lãnh đạo còn cần cái sáng suốt, cái nhạy bén, cái sắc sảo, cái quyền biến, cái quyết đoán… mà mình thấy ông không có hoặc đã có nhưng nay không còn.

Cách nay ba năm, sâu mới chỉ ít con, tham nhũng còn là cá nhân, riêng lẻ,  suy thoái đạo đức lối sống mới chỉ là một bộ phận. Thấm thoắt thoi đưa, giờ sâu đã thành bầy, tham nhũng đã kết thành dây, và suy thoái đã thành bộ phận không nhỏ. Liệu thời gian nữa, sẽ ra sao đây? Giá ông nhường cho lớp trẻ nó gánh vác thì đó có phải là điều may mắn cho đất nước?

Chẳng qua là “trông người  lại ngẫm đến ta” thôi, cũng là một chút thương vay, vì ông cùng tuổi với mình, tuổi Giáp Thân (hơn kém nhau vài tháng gì đấy). Cái tuổi cũng chưa phải là già, nhưng hình như đã không còn có thể làm được một cái gì. “Lực bất tòng tâm” mất rồi chăng!

Chỉ mong ông “an toàn” cho đến hết nhiệm kỳ.

23 BÌNH LUẬN

  1. Không có tham vọng muốn vào trung ương uỷ viên thì về quê chăn gà cho vợ chứ ở Hà Nội làm chi cho uổng phí cuộc đời đi theo cách mệnh phải không thầy?

  2. Lâu nay, thỉnh thoảng có xem các bài viết trên trang onggiaolang mà không biết chủ trang là “bạn đồng tuế” với người đứng đầu đảng.

    Thưa onggiaolang, khoá học của các anh (K 9) thật “vinh dự” vì đã có được 1 người bạn “xuất chúng”.
    Là đồng môn đàn em, tôi thấy “ông ấy” bệnh nặng quá rồi. Không chỉ là lú, lẫn (bệnh người già) mà chuyển sang mê sảng mất rồi. Chả thế mà tối ngày hễ mở miệng là làm nhảm những giáo điều, những chuyện thà đừng nói thì hơn – có ai trách là câm đâu ?!
    Onggiaolang còn nhớ tình trạng tuôi già, bệnh già khi đã hao mòn, bệnh hoạn tới mức nói mê, nói sảng thì bệnh đã nặng lắm rồi. Từ tình trạng mê sảng qua “bắt chuôn chuồn” cũng không còn xa…

    Onggiaolang nói phải quá, nhưng khổ nỗi, lỡ “đâm lao nên phải theo lao”. Làm Dân như ông, như tôi và bao người bình thường khác, chưa biết là may/khôn/dại hay là gì gì đi nữa thì cũng là kiếp người. Còn “ông ấy” nhiễm đủ thứ phong hàn của gió đông, gió tây… nên lảm nhảm, không còn bình thường được nữa.
    Khổ đời thế…

  3. Tôi thấy có mấy cái tượng bằng xi măng không có não, không có bao tử và thật sự không có tham vọng quyền lực và đô la…
    đó bác Tổng Trọng ơi!

  4. Thực lòng em có nhận xét , anh viết bài này không những hay mà còn quá sâu sắc nữa . Đọc xong em cảm thấy tội nghiệp cho bác Tổng thì ít mà xót thương cho cả dân tộc này thì nhiều . Không hiểu bác ấy sẽ dẫn dắt đất nước này đi về đâu và đi về đâu nữa ? Có 1 tranh biếm họa thấy hay hay và có ý nghĩa của ai đó em không biết tên tác giả , xin được phép post lên cho anh và mọi người cùng xem .

  5. Tuổi Giáp Thân như mẹ cháu nông dân vất vả nói trước quên sau.Nhưng lo toan cho con cháu là vui lắm.

  6. Bản chất con người là lợi ích. Bản chất của việc cải biến con người và xã hội loài người là lợi ích. Muốn đạt được lợi ích thì phải có tham vọng và giàu tham vọng đúng không bác Duong Dinh Giao?

  7. Tuổi Thân nhưng không biết biến báo như Tôn Ngộ Không
    Không biết lấy 2 tay bịt tai,bịt mắt ,che miệng như con khỉ
    ơ trong Chùa bên NHÂT.Ông lại qua CUBA giãng MACLÊ và qua Brasil thuyết pháp về Mac Lê.
    Dàm quần thần đăt Ông làm “PHỖNG ĐÁ”để nó nòi gì Ông cũng “GÂT”

  8. Thời Đường Minh Hoàng ,Tễ Tướng Diêu Sung,Tống Cảnh chỉ lảm 1 nhiệm kỳ rồi nghỉ hưu .Tổng Thống Mỹ cũng làm 2 nhiệm kỳ vì bao
    Tâm Huyêt đã đem ra thưc hiên rôi.
    Cac Ông Lãnh Dạo ViêtNam hãy HOC theo gương VUA THAI LAN
    “YÊU DAN ,lo cho DÂN”

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here