Trong quá trình nghiên cứu, hình thành quan điểm giáo dục, một chuyên gia giáo dục nổi tiếng của Nhật Bản đã chịu nhiều ảnh hưởng của cha mình.

Khi còn học tiểu học, cuộc đua tranh trong học tập của học sinh rất quyết liệt. Cha mẹ nào cũng quan tâm đến thành tích học tập của con cái nhưng cha ông không yêu cầu con có thành tích cao, mỗi môn học chỉ cần 60 điểm (trên 100 điểm) là được.

–         Chỉ cần 60 điểm thôi sao? Chú bé chưa hiểu, hỏi lại cha.

–         60 điểm là đạt chuẩn. Chuẩn đây tức là tiêu chuẩn. Con thử nghĩ xem, sản phẩm của nhà máy cứ hợp chuẩn là có thể xuất xưởng đưa ra thị trường. Con không nên dốc toàn bộ thời gian sức lực chỉ để giành lấy điểm cao, danh hiệu giỏi. Nhiều người cứ thứ hai lại còn muốn thứ nhất, được 90 điểm rồi lại muốn 100. Rồi 100 điểm cũng chưa đủ, phải nhiều lần đạt 100, luôn luôn đạt 100! Con ạ, người ham hiểu biết trên thế gian có niềm vui trong học tập, nếu con chỉ muốn có điểm số cao thì học tập dần sẽ trở thành gánh nặng, sẽ chán học. Con nên nhớ rằng, mục đích quan trọng nhất của học tập chính là để bồi dưỡng lòng ham học.

Từ đó, chú bé thấy việc học tập rất nhẹ nhàng, luôn luôn vui vẻ. Nhưng thay đổi thói quen không phải dễ. Một lần, chú hỏi cha:

–         Cha ơi, sao con học lại dễ như thế, thời gian rảnh rỗi con biết làm gì bây giờ?

–         Con không được quên lời bố dặn. Thời gian còn lại con dùng để đọc sách, để tìm những niềm vui hợp với sở thích của con.

Lời cha dạy khiến ông tỉnh ngộ. Từ đó, ông nghe lời cha, thời gian dành cho việc học không nhiều, thành tích học tập chỉ ở mức trung bình. Nhưng sách ông đọc thì gấp mười lần những đứa trẻ học cùng lớp và hiểu biết của ông cũng phong phú hơn các bạn cùng trang lứa nhiều lần.

2 BÌNH LUẬN

  1. Tình cờ “lang thang” trên mạng thấy được trang của Ông Giáo Làng hơn 1 tháng nay. Cảm giác của tôi lúc đó (sau khi đọc vài bài)đến bây giờ vẫn không thể nào mất và quên đi được: vui mừng, thích thú, …, “đã”; với suy nghĩ “vẫn có người giống mình” (dù chỉ trên không gian ảo. Mặc dù có nhiều người nói, đọc 1 quyển sách/1 bài báo/1 bài viết trên 1 blog (hay website)…, là để tìm thây cái gì mới, chứ không phải để tìm thấy bóng dáng mình trong đó; nhưng tôi vẫn ..”cứ là tôi”: ít ra cũng có 1 người giống mình từ cách suy nghĩ tới cách dạy học trò cũng như cách ứng xử với đồng nghiệp trong nhà trường; chỉ có cái khác là “ổng” viết hay hơn mình. Nói thừa! “ổng” là giáo viên dạy Văn mà.
    Một blog ấn tượng với nhiều bài hay như vậy mà sao không thấy ai bình luận? Nhiều lần muốn viết 1 cái gì đó để cảm ơn chủ nhà, nhưng không biết có mạo muội, đường đột lắm không?. Hay chủ nhà không thích?…?
    Thôi thì hôm nay cứ làm liều vậy:
    Tôi tên Hoàng Tấn Bình, sinh năm 1961, sống tại Phan Thiết, Bình Thuận. Là giáo viên ngoại ngữ, “mất dạy” đã lâu. Muốn làm quen và trao đổi với Ông Giáo Làng lắm, nhưng vì sự giới hạn của 1 bình luận không cho phép, nên nếu Ông Giáo Làng vui vẻ, xin cho mình vài chữ theo địa chỉ e-mail: [email protected].
    Cảm ơn Ông Giáo Làng nhiều.
    Chúc ngủ ngon. Tối nay chắc chắn tôi ngủ rất ngon.

  2. Có lẽ đây là bài ý nghĩa nhất em trong các bài em từng đọc trong một tháng nay khi bước chân vào Facebook. Ý nghĩa vì ai hiểu được thì có thể thay đổi cả cuộc đời của con hay cháu họ.
    Em thấy được 2 bài học trong bài này. Thứ nhất chính là ta học để làm gì? Vì điều gì? Học hành luôn cần sự cố gắng và sự ganh đua thì kích thích sự cố gắn học hỏi, nhưng có đôi khi chính sự ganh đua đó đã làm ta quên đi mục đích học của mình. Học không phải để đứng nhất hay nhì, học không phải để được điểm cao, học không phải để người khác khen ta giỏi. Học trước tiên để có kiến thức, mà kiến thức đó phải được sữ dụng để phục vụ cho nhu cầu của chính bản thân người đó. Vậy nhu cầu tới đâu thì học tới đó là được rồi. Huống hồ kiến thức cũng có từ cấp bậc của nó, tập trung quá nhiều sức lực để nhồi nhét những kiến thức cơ bản ở giai đoạn đó nghĩa là phun phí vậy.
    Bài học thứ 2 chính là cho ta thấy rằng kiến thức ở nhà trường đa phần chỉ cho ta những hiểu biết cơ bản để tồn tại trong thế giới này và chỉ là một phần trong kho tàng kiến thức của cuộc sống mà thôi. Khi quá tập trung vào phần này thì người ta sẽ bỏ lỡ phần khác. Với kiến thức nhà trường, người ta có thể trở nên giàu có về vật chất, nhưng với kiến thức về cuộc sống được nằm trong sách thì người ta có thể giàu có về tâm hồn, nâng cao phẩm giá của bản thân mình trong vai trò là một con người. Mục đích của con người ở trong đời sống này là gì? Là kiếm được thật nhiều của cải vật chất để phục vụ nhu cầu bản năng của nó? Hay chỉ đủ nuôi sống bản thân và dành tất cả sức lực còn lại để nâng cao trí tuệ, nhân cách con người mình và vươn đến đỉnh cao của nhân loại? Luôn có sự đấu tranh và chọn lựa con đường cho bản thân mỗi người.
    Xin thầy cho em mang bài này về nhà.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here