III. Từ Hoàng Đế đến Ngũ Đế

 Nhìn lại toàn bộ lịch sử nền văn minh Trung Quốc, điều đầu tiên người ta nghĩ đến  là hai câu: “Từ Bàn Cổ khai thiên lập địa, qua Tam  Hoàng  Ngũ Đế đến tận ngày nay”.

Bàn Cổ là nhân vật thuần tuý hư cấu, hơn nữa, thời gian hư cấu nhân vật này cũng rất muộn, đó là sản phẩm ở cuối đời Đông Hán. Nói một cách nghiêm túc, Bàn Cổ,  không xứng được coi là nhân vật  đứng đầu trong hệ thống truyền thuyết Trung Quốc.. Thêm vàođó, công lao của ông ta chỉ là khai thiên lập địa, chẳng quan hệ gì lắm với những chuyện của con người. Theo “Tam ngũ lịch ký” đã ghi, công trạng của Bàn Cổ là: ” Thiên địa còn hỗn mang như quả trứng, Bàn Cổ sinh ra trong đó và sống tới một vạn tám nghìn năm, khai thiên lập địa, phía có màu xanh mang tính dương là trời, nơi đục mờ mang tính âm là đất, Bàn Cổ ở đó, biến hoá khôn lường, vô cùng thần thánh, trời  mỗi ngày cao thêm một trượng, đất cũng mỗi ngày dày thêm một trượng. Bàn Cổ lớn lên trong đó,  sống đến một vạn tám nghìn năm”. Một  nhân vật như thế,  do thiếu yếu tố chính trị và yếu tố đạo đức nên không thể được các văn nhân Trung Quốc coi trọng. Dù công lao to lớn nhưng Bàn Cổ vẫn chỉ là một vị thần nhỏ, còn lâu mới bằng được Hoàng Đế hay Vũ,… thậm chí không bằng “Tam Hoàng”.

Tam Hoàng là ai, các tài liệu ghi chép không thống nhất, nhìn chung có thể thể bao gồm hai cách nói: một là Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng; hai là Toại Nhân thị, Phục Hy thị và Thần Nông thị. Trong hai cách nói đó, cách nói sau phổ biến hơn. Tuy cũng có  tài liệu nói Chức Nữ, Nữ Oa hay Hoàng Đế thay cho Toạn Nhân thị, nhưng Phục Hy thị và Thần Nông thị được phần lớn các tài liệu ghi nhận.

Người xưa hư cấu và tưởng tượng lịch sử từ thời viễn cổ cho tới tận thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc biên soạn lần lượt là Hoàng, Đế, Vương, Bá, sớm nhất là Tam Hoàng, sau đó là Ngũ Đế sau đó là ba đời Hạ, Thương, Chu, cuối cùng là bá đạo thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc. Dưới con mắt cổ nhân, bốn giai đoạn này không giai đoạn nào giống giai đoạn nào. “Quản Tử. Binh pháp” nói: “Kẻ sáng suốt là Hoàng, nghi kỵ là đế, kẻ thông đức là vương, ham chuyện đánh thắng là bá”. Sở dĩ Hoàng còn cao hơn cả Đế, theo sách  “Bạch hổ thông. Hiệu” thì,   do Hoàng cũng chính là vua. Hoàng là đẹp, là lớn, là tổng hợp  của trời và người, là cách gọi chung của đẹp đẽ, lớn lao… lấy hiệu là Hoàng. Con người rực rỡ, chói lọi chiến công chẳng qua cũng chỉ là  Hoàng kẻ quấy nhiễu nhân dân , làm phiền kẻ sĩ, làm mệt mỏi thiên hạ thì không gọi là Hoàng. Không phiền hà nhũng nhiễu nhân dân  mới gọi là Hoàng.”. “Bạch hổ thông” tuy là cuốn sách của các nhà Nho nhưng rõ ràng sự ca ngợi thời đại Tam Hoàng trong cuốn sách đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng “vô vi” của Đạo gia, cho rằng xã hội lý tưởng nhất là xã hội “vô vi nhi trị”.

Có điều, thời đại Tam Hoàng với kiểu cai trị vô vi  chẳng qua chỉlà thời đại utopia, viển vông mà con người sùng bái. Nhưng xem xét các tài liệu cổ, ta thấy nhân loại lúc này không hề được sống hạnh phúc chút nào mà ngược lại, họ gặp rất nhiều tai hoạ, người dana oán thán rất khổ cực. Cuốn “Hàn Phi Tử. Ngũ đố” viết: “Vào thời thượng cổ, con người thì ít, muông thú thì nhiều. Con người không thanứg nổi mãnh thú, rắn rết. Lúc này một vịthánh nhân đã dùng gỗ ghép thành lều để tránh cho cộng đồng khỏi bị muông thú làm hại, lại dạy cho nhân dân cách làm ấy, nên được gọi là vua của thiên hạ, hiệulà Hữu Sào thị. Nhân dân ăn hoa quả, trai ốc do mùi vị tanh hôi nên hại dạ dày, sinh ra nhiều bệnh tật. Có vị thánh nhân đã biết ghè đá tạo ra lửa để trừ đi vị hôi tanh và dạy cho dân nên được làm vua thiên hạ, lấy tên gọi  là Toại Nhân thị”. Còn cuốn “Lã thị Xuân Thu. Tư Quân” thì lại nói rằng: “Vốn từ thời thái cổ không có vua, con người tụ tập cư trú thành bầy đàn, chỉ biết tới mẹ không biết tới cha. Không có sự phân biệt người thân thích, anh em, chồng vợ, nam nữ; không có đạo trên dưới, lớn nhỏ, không có lẽ tiến hoá hay nhường nhịn; không có quần áo, giày dép, nhà cửa, sống như súc vật. Họ cũng không có máy móc, xe thuyền, thành quách, không có sự phòng bị nguy hiểm.”

Hơn nữa, trong con mắt người cổ đại, Tam Hoàng tuy đã mang lại phúc kỳ cho nhân dân, nhưng lại không có được sự nghiệp vĩ đại “trị quốc bình thiene hạ”. Toại Nhân thị chẳng qua chỉ là người  “đốn củi, nhóm lửa, dạy dân cách ăn chín, làm con người trở nên có tính ham lợi  và biết khử đi độc hại…” Phục Hy thị chẳng qua chỉ là người  “biết quan sát trời đất, chuyện nam nữ mà định ra ngũ hành, lấy đó làm đạo lý cho con người”. Thần Nông thị chẳng qua cũng chỉ là người  “bắt đầu dạy dân cách trồng ngũ cốc, xem xét đất đại tốt xấu, khô cằn hay ẩm ướt, cao hay thấp, nếm mùi vị của cỏ cây, nếm thử các nguồn nước từ đó biết dạy cho dân biết tránh cái nào, dùng cái nào.” Những điều trên đây tuy công đức là rất lớn nhưng vẫn chỉ toàn nói chuyện trí tuệ, chưa nói tới chuyện phẩm đức. Thần Nông nếm cỏ cây “một  ngày trúng độc tới hơn bảy mươi lần”, phẩm đức vô cùng cao quý, nhưng dẫu sao đây vẫn chỉ là chuyện tu dưỡng của cá nhân mà không hề đề cập tới chuyện văn tri giáo hoá, cho nên ứmc độ lý tưởng của xã hội đó cũng nên châm chước đi ít nhiều.

Từ đó, chúng ta lại có thể thấy rằng  người Trung Quốc cổ đạin ngay từ rất sớm đã xếp đức tính lên trene tri tính, điều này ít nhất cũng đã diễn ra vào giai đoạn trước Tần. Công lao của Tam Hoàng chủh yếu là về mặt trí tuệ. Bất luận là chặt củi lấy lửa, quan sát trời đất hay nếm thử cỏ cây hay dạy dân trồng trọt thì cũng chỉ là chuyện hình  nhi hạ, thuộc về lớp nghĩa máy móc mà thôi. Phục  Hy thị vẽ ra bát quái tuy cũng có chút ít vượt lên hình nhi thượng nhưng rốt cuộc chẳng qua cũng chỉ là  hình mẫu bước đầu của văn tự giáo hoá mà thôi. Cũng có thể nói rằng, công lao của Tam Hoàng chủ yếu biểu hiện ở phương diện văn hoá chứ không phải phương diện văn minh. Công lao của họ chính là giúp nhân loại thoát khỏi trạng thái động vật, chứ không phải ;à thoát khỏi trạng thái dã man của chính họ. 

Chính vì vậy, người Trung Quốc cổ đại,  đặc biệt là  tầng lớp nho sinh tuy xếp Tam Hoàng lên trước Ngũ Đế, họ theo quan điểm lịch sử  kiểu đi ngược từ Hoàng, Đế, Vương, đến Bá nhưng trên thực tế lại là xếp Ngũ Đế lên trước Tam Hoàng. Vì theo họ, người thực sự mở ra thời đại văn minh  cho Trung Quốc  không phải là Tam Hoàng mà chính là Ngũ Đế. Ngay cả đến  Tư Mã Thiên viết “Sử ký”  cũng bắt đầu là “Ngũ Đế bản kỷ”, trong đó lại rất ít nói về công đức của Tam Hoàng.

Cách nói Ngũ Đế cho đến tận thời Chiến Quốc mới có. Theo kết quả nghiên cứu  của học giả Từ Húc Sinh: “Cho đến tận trước thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc vẫn chưa có cách nói Ngũ Đế. Trương các cuốn “Tả truyện”, “Quốc ngữ”, “Luận ngữ”, “Mặc Tử”, “Mạnh Tử” đều không thấy có tên gọi  Ngũ Đế. Đó là chứng cớ rõ ràng nhất. “Chu lễ” ngoài phần Xuân quan ngoại sử tuy có nói “Cầm sách Tam Hoàng Ngũ Đế” nhưng “Chu lễ” lại không phải là cuốn sách “Chu Công đem lại thái bình, mà chỉ là cuốn sách của một ai đó viết vào thời Chiến Quốc. Điều này hiện nay đã được mọi người thống nhất. Tới sau thời Chiến Quốc, cách nói này mới trở nên thịnh hành. (Từ Đán Sinh “Thời địa truyền thuyết trong lịch sử Trung Quốc cổ đại”, Nxb Văn vật, 1985, trang 197). Kết quả nghiên cứu của Từ Đán Sinh tuy không phải là giả nhưng lại quên mất sự khác biệt sau: cách nói “Ngũ Đế”   tuy không phải là mới chỉ thịnh hành sau thời Chiến Quốc nhưng trước đó đã có sự sùng bái “Ngũ Đế” rồi .  It nhất trong cuốn “Thượng thư” đã có các phần “Nghiêu điển” và “Thuấn điển”. Những cuốn như “Luận ngữ”, “Mạnh Tử” lại càng có sự đánh giá cao hơn về Nghiêu Thuấn.

“Ngũ Đế” là chỉ người nào, cách nói của các nhà nghiên cứu rất khác nhau. Cuốn “Quốc ngữ” viết các đoạn như sau: “Hoàng Đế có thể sai khiến vạn vật để khai sáng, làm giàu cho dân. Chuyên Húc có thể sửa chữa vạn vật. Đế Cao có thể tạo ra thời gian để dân yên ổn làm ăn. Nghiêu có thể đặt ra luật lệ để dân biét lễ tục. Thuấn vì chăm lo việc dân mà chết”. Như vậy, “Ngũ Đế” theo cuốn sách này là Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Cao, Nghiêu, Thuấn. Các cuốn “Ngũ Đế đức”, Đế hệ tính” cũng nói như vậy. Tư Mã Thiên viết cuốn “Ngũ Đế bản kỷ” cũng dựa theo cách nói trên. Cuốn “Lã thị Xuân Thu” lại cho Ngũ Đế là Thiếu Hạo, Thái Hạo, Hoàng Đế, Viêm Đế, Thuấn Đế.  Cách nói của cuốn “Hoài Nam tử” còn khác biệt hơn nữa. Cuốn này cho rằng  Hoàng Đế, Chuyên Húc, Nghiêu, Thuấn, Khải là Ngũ Đế. Sách viết: “Hoàng Đế đã từng giao chiến với Viêm Đế, Chuyên Húc đã từng giao chiến với Cộng Công. Hoàng Đế đánh nhau với Toại Lộc trong rừng rậm. Nghiêu đánh nhau với Đan Thuỷ ở đầm lầy, Thuấn chinh phạt Tam Miêu, Khải đánh Hữu Hỗ. Từ khi có Ngũ Đế, dân không còn khổ nữa, chứ không nói gì tới bị làm hại”. Hồ Hoành, người sáng lập ra Hồ Tương học phái đời Tống lại căn cứ vào “Hệ từ” cho Ngũ Đế là Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn. Nhưng trong số hàng loạt cách nói trên, quan điểm trong cuốn “Quốc ngữ” được mọi người tiếp thu nhiều nhất. Ngay cả cuốn “Lã thị Xuân Thu” một mặt xếp Thiếu Hạo, Thái Hạo, Viêm Đế vào trong Ngũ Đế, nhưng mặt khác vẫn coi Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Cao, Nghiêu, Thuấn là Ngũ Đế. Sở dĩ quan điểm trên được nhiều người tiếp nhận là nó được các nhà Nho ra sức khởi xướng  và hơn thế, còn rất phù hợp với xu hướng coi trọng các giá trị đạo đức của người cổ đại. Từ đời Hán về sau, thuyết này được lưu hành rất phổ biến, cũng chính là do ảnh hưởng có sức thuyết phục lớn từ cuốn “Sử ký” của Tư Mã Thiên. 

Tư Mã Thiên ghi chép sự tích về Ngũ Đế ngoài một ít chỗ có nói tới hiện tượng  thần thánh như “dạy gấu, ngựa, hổ, báo, lợn cách đánh nhau để chúng giao chiến với Viêm Đế ở vùng Bản Tuyền ra  thìphần lớn đều ghi chép công lao to lớn của họ. Qua đó, Ngũ Đế đều nổi rõ lên là các bậc quân vương anh minh, hiền giả thánh nhân đạo đức.

Viết về Hoàng Đế, sách chép: “Sau khi làm ra gió, lại lấy sức điều khiển súcc vật, muôn loài để an dân. Thuận theo quy luật trời đất phân chia ra tối sáng, sinh tử, tồn vong. Ngài lại còn gieo trồng hơn trăm loại cây rau cỏ, thuần hoá muôn loài. Định ra mặt trời, mặt trăng, các vì sao, canh giờ, nước sóng, đất, đá, sắt, ngọc, lại vô cùng lao tâm khổ tứ lo cho dân, tiết kiệm vật liệu khi nhào nặn ra tạo hoá. Ngài có ơn đức vô biên, vì thế được gọi là Hoàng Đế.”

Viết về Chuyên Húc có đoạn: “Mưu lwocj uyên thâm, tinh thông vạn sự, biết quan sát trời đất, dựa vào quỷ thần để cho dân chế định ra  nghĩa, lấy trị khí để giáo hoá. chính vì thế mà được thờ cúng.”

Viết về Đế Cao: “Bố thí lợilộc cho thiên hạ, không tiếc gì cho riêng mình, thông minh sáng suốt, biết thuận ý trời, thấu hiểu nỗi khổ của dân, lấy nhân đức almf uy, lấy ơn huệ để gây dựng uy tín; tu thân để phục thiên hạ, biết tiết kiệm mọi vật và dạy cho dân điều hay lẽ phải, biết ngheneh tiễn theo ngày tháng, biết kính tọng quỷ thần, công lao hiển hách, đứcvang bốn phương , lay động lòng người kẻ sĩ nơi nơi đều phục. Thế lực của Đế Cao vang khắp thiên hạ. Tới ngay cả ngày đêm, mưa gió cũng phải nghe theo.”

Nói về Nghiêu: “Nhân đức như trời, trí tuệ như thần, công lao nhiều vô kể, biếtnhìn xa trông rộng. Giàu mà không kiêu, quý mà không buông thả. áo quần giản dị, không ngồi xe mà cười ngựa, hiểu rõ đạo đức, gần gũi trăm họ. Trăm họ hoà hợp lại kết hợp với nhau sinh sôi nảy nở. Đất nước nhờ đó yên bình thịnh trị.”

Nói về Thuấn: “Năm 20 tuổi đã nổi tiếng có hiếu. Năm 30 tuổi được Nghiêu trọng dụng, 40 tuổi đã được đề cử làm chức quan to. Được Nghiêu gả con gái thứ hai cho và gần gũi hơn cả chín người con trai của Nghiêu. Thuấn sống ở vùng Quỳ Thuỵ, cai trị rất cẩn thận, con gái thứ hai của Nghiêu không dám cư xử kênh kiệu với họ hàng nhà Thuấn mà còn tỏ rõ đạo làm vợ. Chín người con trai của Nghiêu cũng đều rất phục. Thuấn trồng trọt ở núi Lịch Sơn. Người vùng này đều rất quý trọng, tới cả người vùng đầm Ngư Lôi, đầm Ngư Lôi bân cạnh cũng phải nể phục. Thuấn nắm lấy bát Khải, đứng lên làm chủ đất đai, quyết định mọi chuyện. Ai ai cũng nghe theo lại lấy bán nguyên ban bố khắp mọi nơi làm cho cha nghĩa mẹ hiền, bạn bè hoà hữu, anh em quý trọng nhau, con cái hiếu thuận, lễ nghĩa truyền khắp thiên hạ.”

Tất cả những lời trên đều dẫn từ cuốn “Ngũ Đế bản kỷ” của Tư Mã Thiên. Nhưng sự đánh giá này tuyệt đối không phải là quan điểm  crriêng Tư Mã Thiên  mà nó chính là nhận thức chung của con người thời ngài sống và con người thời Xuân Thu Chiến Quốc. Đúng như lời ngài nói: “Ta đã từng tây đi tới Không Đồng, bắc qua Toại Lộc, đông vượt biển, nam vượt Giang Hoài. Các bậc trưởng lão mọi nơi đều gọi ta là Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn, dạy bảo những điều hay lạ thuở trước. Tóm lại không cách xa quan điểm trước đây là mấy”. (Sử ký. Ngũ Đế bản kỷ). Nếu chúng ta  đem so sánh sự tích về Tam Hoàng Ngũ Đế với nhau, sẽ không khó phát hiện ra rằng  Tam Hoàng có sự khác biệt với Ngũ Đế. Hay nói cách khác, so sánh với Tam Hoàng, Ngũ Đế có mấy điểm nổi bật hơn sau đây: thứ nhất, Tam Hoàng chỉ dạy dân cách mưu sinh, còn Ngũ Đế lại chăm sóc, nuôi dưỡng, đem ơn huệ tới cho dân; thể hiện ở nền chính trị đạo đức. Thứ hai, Tam Hoàng chỉ là người sáng tạo ra văn hoá   còn Ngũ Đế lại kiến tạo ra văn minh. Họ không chỉ là tấm gương sáng về đạo đức mà còn xây dựng nên quy phạm đạo đức, chuẩn mực hành vi cho người đời sau. Thứ ba, tuy Tam Hoàng vô cùng tài giỏi, nhưng vẫn chỉlà thông minh hơn người thường mà thôi, còn Ngũ Đế bằng sự tu dưỡng của mình, có thể đem đức của mình sánh với trời đất, có thể so sánh sựanh minh với mặt trời, mặt trăng, có thể so sánh ự linh hoạt với bốn mùa, hung cát, có thể hợp với quỷ thần. Cũng có nghĩa là, chỉ tới thời đại Ngũ Đế  thì mới có sự liên kết theo ý nghĩa thực sự  giưa xý trời và chuyện của con người. Đây chính là nguồn gốc sâu xa của quan niệm trời và người hợp nhất, đạo đức của trời và người thống  nhất với nhau về sau này.   

Do sự tích về Ngũ Đế tốt đẹp hơn về Tam Hoàng, nên người xưa nhìn nahạn “Đế” còn linh thiêng hơn cả “Hoàng”. “Hoàng” chỉ có ý nghĩa là lớn và đẹp, còn “Đế” lại có nghĩa là linh thiêng. Vì thế vào hai đời Ân Thương chie có sự kiêng sợ “Đế” chứ không có sự kiêng sợ “Hoàng”. Vì kiêng sợ “Đế” nên mới có tục lệ tế lễ. Trong “bốc từ”   cũng có ghi chép về chư “đệ” (    ).này, cuốn “Quốc ngữ. Lỗ ngữ hạ” nói rõ hơn: “Ngu thị thờ Hoàng Đế mà được làm Giao Cao tổ là Chuyên Húc, Tông là Nghiêu. Từ đời Hạ về sau Hậu thị thờ Hoàng Đế  mà được làm Giao Cổn, tổ là Chuyên Húc, tông là Vũ. Người thời Ân thờ Cao mà được làm Giao Minh,tổ là Khế, Tông là Thang. Người thời Chu thờ Cao mà được làm Giao Tắc, tổ là Văn vwong, tông là Võ”. Quan hệ giữa “Đế” Giao, tổ, tông” trong phần trene ra sao, những từ ấy cụ thể chỉ nghi thức tôn giáo gì, xin không  bàn sâu thêm, nhưng rõ ràng “Đế” là một nghi thức tôn giáo rất quan trọng. Cuốn “Lễ ký. Điển lễ” cũng viết: “Xây miếu, lập đquyết để “Đế” thờ cúng”. Trịnh Huyền khi chú cuốn “Đại truyền” cũng nói: “Những cuộc tế lễ lớn đều gọi là “đế”. Từ đó có thể thấy “đế” gắn liền với hai nghi thức giao tế và minh đường là thờ Hoàng Đế, coi Hoàng Đế là tổ tiên của mình.

Để nâng cao địa vị của Ngũ Đế, khi xử lý mối quan hệ giữa Ngũ Đế với Tam Hoàng, người xưa thường nói tới Ngũ Đế mà không nói tới Tam Hoàng. Cuốn “Quản Tử. Cấn tăng” viết: “Từ khi có thiên hạ, những kẻ dựa vào tình cảm mà cai quản đều được gọi là “Đế”, những kẻ cai quản chỉ chú trọng công việc  được gọi là “vương”, những kẻ dựa vào chính quyền  để cai trị được gọi là “bá”. Cuốn “Trang Tử. Nhân gian thế” cũng viết: “Ngũ Đế ngày xưa quý tọng đức, tam vương thihchs dùng nghĩa, Ngũ bá dựa vào sức mạnh. Ngay cả cuốn “Hoài Nam tử. Bản kinh huấn” cũng nói: “Đế thể hiện cai trị ở sự thái nhất, vương dùng phép âm dương. Bá lại hiểu rõ tứ thời, Quân dùng lạc luật”.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here