Năm 1985, sau khi xong việc ở Nha Trang, tôi vào Sài Gòn. Muốn có người ra đón ở ga xe hỏa, tôi phải ra bưu điện Nha Trang điện thoại vào cho người thân. Từ tỉnh này tới tỉnh kia khi ấy chỉ có một đôi dây điện thoại, cho nên phải chờ đợi. Suốt một ngày hết ngồi lại đứng, hết đi ra lại đi vào, cuối cùng tôi vẫn không liên lạc được với người mình cần. Nhưng cũng trong ngày hôm ấy, tôi đã chứng kiến và đã phải nghe không biết bao nhiêu cuộc điện đàm của khách hàng, vì chỉ có một máy điện thoại giữa cái phòng kiêm luôn dành cho người chờ đợi. Chuyện trò chẳng còn gì riêng tư, đường dây xấu nên người nói nhiều khi như phải “quát” đầu dây bên kia mới có thể nghe thấy.
Tối, lên tàu vào Sài Gòn, tình cờ ngồi cùng khoang với một ni cô. Bà chính là người tôi đã thấy mấy lần ở Bưu điện cũng tới gọi điện thoại. Ngồi cùng khoang còn có mấy anh lính trẻ. Thấy có người ăn mặc lối của người tu hành, biết là người theo đạo, các anh nói những lời trêu đùa. Tôi im lặng, không nói gì. Lát sau, bà quay sang hỏi tôi:
– Ông cũng vào Sài Gòn?
Tôi gật đầu và hỏi lại:
– Bà sao không ra Đà Nẵng?
Bà ngạc nhiên:
– Sao ông biết tôi cần ra Đà Nẵng?
Tôi cười, nói:
– Tôi còn biết bà đang cần tiền mua nhà. Giờ bà vào Sài Gòn để vay tiền, chắc vì ngoài Đà Nẵng không vay được.
Bà lại càng ngạc nhiên, hỏi nghề nghiệp, nơi ở của tôi vì cho rằng tôi là một thầy tướng số có tài. Bà có ngờ đâu tôi biết tất cả những việc ấy chỉ là do vô tình nghe được các cuộc điện đàm của bà ở Bưu điện. Bà đang dự định mua một căn nhà nhỏ ở gần chùa, nơi bà đang ở để đón mẹ già tới, tiện có điều kiện chăm sóc.
Sau một hồi trò chuyện, tôi nói để bà biết vì sao tôi lại rõ chuyện riêng của bà như thế, chứ không phải là một người có tài gì trong chuyện bói toán. Từ đó câu chuyện trở nên thân mật. Bà cho tôi biết, bà theo đạo Phật từ trước 1975. Trước đó, bà đã từng tu nghiệp ở Anh. Sau khi xuống tóc, bà đã học đại học Vạn Hạnh (Sài Gòn).
Trước đến lúc bấy giờ, qua những ngôi chùa làng với những sư cụ, sư ông, sư thầy, chú tiểu, tôi vẫn quan niệm những người theo đạo Phật thường ít học, chỉ vì một trắc trở nào đó trong cuộc sống mà họ vào chùa. Họ có cái tâm quảng đại nhưng những hiểu biết có phần hạn chế. Nghe bà nói đã thạo tiếng Anh, lại học qua đại học, tôi rất ngạc nhiên. Suy nghĩ mãi, chỉ sợ có điều gì không phải, tôi mới mạnh dạn hỏi bà:
– Bà đã du học ở Anh, đã học đại học Vạn Hạnh, bà có tin có Thiên đường và Địa ngục không?
Bà trả lời tôi dài lắm, với đủ triết lý của nhà Phật mà tôi trong một lúc không thể tiếp thu hết (đừng nói tới chuyện nhớ). Nhưng có điều này thì tôi nhớ:
Hình ảnh Thiên đường là cái nơi cực kỳ sung sướng hay Địa ngục với quỷ sứ, vạc dầu trong những cậu chuyện của đạo Phật chỉ là để cụ thể hóa niềm hoan lạc và sự khổ đau mà con người phải trải qua trong cuộc đời. Nó chỉ là để dạy anh làm điều nhân đức, có tấm lòng bao dung, khoan hòa, thì lương tâm luôn thanh thảnh, đó chính là Thiên đường của cuộc sống. Một khi anh để cái ác chi phối, làm những điều vô lương để thỏa mãn dục vọng, đến một lúc nào đó, anh phải trăn trở vì hối hận, tự dằn vặt vì lương tâm giằng xé, đó chính là Địa ngục. Thông qua hình ảnh Thiên Đường và Địa Ngục, con người được khuyến khích làm những điều nhân đức, mở lòng thương yêu với đồng loại và muôn loài, thực hiện phương châm sống “từ, bi, hỉ, xả” và nhắc nhở, hạn chế làm điều xấu điều ác. Sẽ sống ở Thiên Đường hay Địa ngục trong tương lai không phải do ai mà chính do mình quyết định.
Những lời giảng giải ấy đã mở ra cho tôi những hiểu biết mới về tín ngưỡng nói chung và đạo Phật nói riêng. Giáo lý nhà Phật hay các tôn giáo khác đều xuất phát từ những chân lý đơn giản trong cuộc sống. những phong tục, tập quán thường ngày mà chúng ta thừa kế từ nhiều đời trước cũng như vậy. Tất cả đều bắt đầu từ đời sống hàng ngày. Thần bí hóa chẳng qua chỉ vì thiếu hiểu biết hoặc vì những mục đích không được trong sáng khiến cho con người trở nên ngu muội.
Đi chùa, cầu bình an. Nhưng, hôm ấy, họ chen lấn, xô đẩy, dẫm đạp lên nhau, chỉ để lấy được 1 quả quýt trên điện thờ, vì tin đó là lộc. Kết quả, không ít người bị kẻ xấu lợi dụng, lấy mất tư trang.
Tín ngưỡng rất đẹp đẽ. Nhưng có lẽ, họ đã hơi quá.
Buồn!
Em cung hiêu nôm na,sông tôt là thiên dương ta tâm là dia nguc thây a.Cam ơn thây nhiêu.
Thì Lê nin cũng có nói :” Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”
Khi đức Thích Ca Mâu Ni tu dưới gốc bồ đề một thời gian thì ngài đạt đến cảnh giới có thể nhìn thấy “xuyên thấu” nhiều kiếp trước và kiếp sau của một đời người. Ngài thấy những người có tội trong kiếp này bị quỷ sứ hành hạ dưới địa ngục ở kiếp sau, rồi bị đầu thai tiếp thành súc vật ở kiếp sau nữa…Từ đó, ngài có căn cứ để truyền bá giáo lý của mình cho mọi người, khuyên mọi người sống hướng thiện
[…Từ đó, ngài có căn cứ để truyền bá giáo lý của mình cho mọi người, khuyên mọi người sống hướng thiện]- Đi tu là bỏ việc đời, bỏ cha mẹ vợ con anh em … chỉ ngồi chờ người đem cho ăn, không lao động, – thế mà gọi là hướng thiện à? Hướng lười và sống kiểu ăn bám thì có. Chính đám đi tu đang tạo cho mình địa ngục đó.
Đúng vậy,thiện và ác nằm ngay trong chính mỗi con người chúng ta ! Vậy nên các triết nhân Trung Hoa xưa cứ cãi nhau vè cái chuyện ” Nhân chi sơ,tính bản Thiện” hay ” nhân chi sở tính bản ác ” ? Cả hai cai lý đó đều phiến diện . Thiên và ác đều là những bản năng của con người . Lành để yêu thương và sinh dưỡng ,dữ để tự vệ và tiêu diệt hai cái bản năng sơ đẳng ấy tồn tại ở muôn loài . Con người cũng vậy . Loài vật thể hiện thiện ác theo quy luật sinh tồn. Con người với sự phát triển ngày cang hướng tới cai thiện ,nhưng cái ác khong thể mất đi,khi có cơ hội nó Trỗi dậy mãnh liệt ghe gớm ! Chiến tranh là con đẻ của cái ác. Tham tàn là nguyên do của cái ác ! Mà chỉ ơ con người tham tàn và giết chóc bằng chiến tranh mới len đến cực điểm ! Để cân bằng giữa thiện ác,để con người bớt tham lam và tàn bạo,để hướng thiện không thể thiếu tôn giáo ! Đó là một nhu cầu tám ly giúp can bằng thiện ác của loài người ! Giá tri nhân đạo của các ton giáo là ở đó ,chẳng nén phân biệt hoặc kỳ thị ! Thận chí tự cho mình vô thần là văn minh thì đó là thứ văn minh hoang dã của muôn loài !