Cứ mỗi khi Tết đến Xuân về lại tha hồ được nghe, được thấy những chuyện được gọi là “tâm linh”. Hai chữ “tâm linh” đã có từ lâu, Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh từ năm 1931 đã giải thích đó là “cái trí tuệ tự có trong lòng người” (Đào Duy Anh – Từ điển Hán Việt – Nhà xuất bản Minh Tân – Paris. 1949 – chụp lại bản in năm 1931). Cũng trên tinh thần ấy, Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên năm 1988 giải thích, đó là “tâm hồn, tinh thần” và bổ sung một ý nghĩa “Khả năng biết trước một biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình theo quan niệm duy tâm” (Viện Ngôn ngữ học – Từ điển tiếng Việt – Nhà xất bản Khoa học xã hội – Hà nôi. 1988, tr. 927).

Trước đây, chỉ cần là một người có đôi chút chữ nghĩa, chưa cần phải là các bậc túc nho hay các trí thức Tây học đã thành danh  chẳng mấy ai tin vào cái thế giới hoàn toàn không có thật theo khoa học này. “Tâm linh” lúc ấy chỉ được hiểu là cái tinh thần không quên các bậc tiền nhân trong quá khứ đã ban cho mình cuộc sống, đã cho mình được thừa hưởng những di sản vật chất và tinh thần, … và quan trọng nhất là luôn ghi nhớ phải làm sao cho xứng đáng với tổ tiên, ông cha. Chính vì thế, những người chú trọng đời sống tâm linh đều là những người luôn luôn nỗ lực bản thân (và họ luôn tin rằng không thể có ai làm được thay mình, cho mình) để giữ được “tiếng thơm” cho dòng tộc, cho giống nói. Họ trở thành những người luôn đứng vững trên đôi chân của mình, chứng tỏ tài năng và bản lĩnh, không dựa dẫm, không xin xỏ bất kỳ ai bởi chỉ có như thế mới xứng đáng với tiền nhân.

Sau hơn ba chục năm “đổi mới”, hai chữ “tâm linh” giờ không còn giữ được nguyên nghĩa, nó đang được mang một nội dung mới, chỉ cái đời sống của thế giới bên kia, một thế giới hoàn toàn không có thật, của những ma quỷ thánh thần chỉ tồn tại trong sự tưởng tượng của con người. Và điều quan trọng nhất của cái “đời sống tâm linh” giờ đây có lẽ là cái thế giới bên kia cũng đang được vận hành bời những kẻ “khả năng có hạn nhưng khốn nạn vô biên” nên nếu chịu khó khấn khứa, cúng bái, hối lộ thì cái thế giới “thần thánh ma quỷ” kia sẽ sẵn sàng “phù hộ độ trì” để “mua may bán đắt” để “công thành danh toại” bất chấp tài trí, năng lực như thế nào.

Tất cả những hành vi văn hóa, các phong tục tập quán đáng trân trọng đều không được tìm hiểu một cách cặn kẽ để kế thừa truyền thống cha ông  mà bị những người nhân danh coi trọng tâm linh mù quáng, bất chấp lẽ phải, quy luật tất yếu để hành xử và cổ vũ cho không biết bao nhiêu điều xằng bậy ảnh hưởng rất xấu đến lớp trẻ những người đang cần phải khuyến khích tự thân lập nghiệp.

Mỗi năm, tám nghìn lễ hội diễn ra khắp nơi là tám nghìn cuộc cầu khấn của các con nhang đệ tử. Người ta tham gia lễ hội không phải để tìm hiểu truyền thống văn hóa mà thực chất là để cầu xin các thế lực siêu nhiên giúp cho được toại nguyện giấc mơ “công danh phú quý”. Cái tâm địa chẳng mấy trong sáng đó được mang một cái tên rất chi là văn hóa: “du lịch tâm linh”.

23 tháng Chạp, thấy người ta cúng cá chép thì kém gì mà không cúng. Nhưng cúng xong thì vứt luôn bịch ni lông đựng cá chép xuống hồ nước ô nhiễm, không hề quan tâm đến số phận của những sinh linh đó thì “tâm linh” là cái gì?

Học hành thi cử rõ ràng là chuyện phải dựa vào năng lực và cố gắng cá nhân nhưng thí sinh trước khi đi thi tới Văn Miếu sờ đầu rùa để lấy may đã là điều ngớ ngẩn, đáng ghi vào kho tàng truyện tiếu lâm thì  giờ đây, cơ quan quản lý giáo dục Thủ đô lại tổ chức cho thí sinh cùng nhau dâng hương cầu xin các thánh thần phù hộ thì sự nhảm nhí đã tới mức không chịu nổi.

Hồ Gươm giữa lòng thủ đô có thêm mấy con thiên nga cũng vui mắt nếu  điều kiện cho phép. Nhà khoa học được hỏi nhưng chẳng thấy nói gì tới khoa học mà chỉ toàn nói tới “tâm linh”  buộc người nghe phải đánh dấu hỏi về cái trình độ khoa học mà lâu nay người ta vẫn lầm tưởng

.Tóm lại là … chẳng hiểu đó là tâm linh hay tâm thần?

Và cái con số 30% người Việt Nam mắc bệnh rối loạn tâm thần tôi e rằng còn xa với sự thật.

 

10 BÌNH LUẬN

  1. Thưa với Cụ: Sau khi cá chép cúng xong được phóng sinh cả túi Nilon luôn thì ấy là những người ít hiểu biết hoặc là biết nhưng thói tùy tiện luôn thường trực trong tâm trí họ, thành phần đó nếu chỉ bảo cặn kẽ thì chắc sẽ thay đổi được. Nhưng còn một dạng khác là họ luôn nói bài trừ mê tín, dị đoan, nhưng bản thân họ, gia đình họ khi mà có sự kiện nào đó thì cúng bái linh đình, có khi còn mở phủ, hầu đồng nữa, chi phí thì thôi rồi-Tốn kém phết. Thật không hiểu nó là thế nào nữa.

  2. Chuyện tâm linh,hay nói là mê tín nó gần gũi như trẻ sinh đôi.Chế độ nào cũng có.Văn minh nào cũng có.Một cầu thủ trước khi ra sân cũng làm dấu thánh,thử hỏi họ làm thế để làm gì?Nhưng nếu hỏi họ thì họ sẽ nhổ bọt vào mặt vì cho là ngu.Chuyện cúng cầu theo tôi cũng là một cánh cửa của sự nhân văn,nó chắt lọc bớt tội ác,nó tạo niềm tin cho họ trong công việc.Bởi thế dân gian có câu”Có thờ có thiêng,có kiêng có lành”Đừng như ai đó cứ đổi lỗi cho giáo dục cho chế độ CS.Văn mjnh như Nhật Bổn,những ngày trọng đạicác nguyên thủ quốc gia vẫn đến đền thờ mấy vị tội phạm chiến tranh thế giới để dâng hương cầu khấn đấy thôi.Còn gia đình các vị có cúng cầu gì không,đừng nói là không nhé.Dâng hương tưởng niệm, cầu lành, cầu an chẳng có gì đáng trách.Không viết giấy cũng chẳng thừa?Mong rằng ý kiến này cũng được hiển thị.Cám ơn lắm lắm

  3. Lão Cẩm nhận thấy, những dân tộc “có đạo”, hay có một tôn giáo nào đó, là những dân tộc rất hiền lành và thật thà – đến với họ, ta cảm thấy rất yên tâm, hông sợ lừa đảo, dối trá…
    Từ lâu rồi, ở xứ Vui Nhộn, người ta đập phá tan tành tất cả các chùa chiền miếu mạo, cấm đoán và coi tất cả các tôn giáo đều là “mê tín dị đoan”, thế là đất nước gần như trở thành… vô thần vô đạo, hay nói đúng hơn, là chỉ có một “đạo” duy nhất, đó là “đạo” XHCN vô thần – đạo nầy chả còn biết sợ zời sợ đất gì nữa, người ta sống và hành xử với nhau rất… hung bạo và… giả dối.
    Và thế là xã hội Vui Nhộn hình thành – một xã hội giả dối khắp nơi, dưới dối trên, trên lừa dưới và lừa dối… lẫn nhau, vươn vươn vui nhộn!
    Bi giờ thì chùa chiền miếu mạo lại được xây dựng khắp nơi, lễ hội với thắp hương cúng bái rộn ràng khắp nơi, phải chăng cũng có mặt tích cực nào đó – dần dần tập cho dân tình lại biết sợ zời sợ đất, biết đến cái lẽ “nhân – quả” ở đời, mà sống với nhau thật thà và tử tế hơn chăng?
    Lão Cẩm ủng hộ việc hương khói thờ cúng, tin vào những thế lực siêu nhiên nào đó (như Trời Phật…), nhưng lão Cẩm không ủng hộ việc nhà trường “giáo dục” nhồi nhét cho bọn trẻ về “giai cấp” nầy “giai cấp” kia, “chuyên chính vô sản” và “bạo lực cách mạng”, hay mấy cái học thuyết “tất yếu” của mấy ông Tây râu xồm – mấy thứ nầy rất không nhân văn (chỉ nhân văn… mồm thôi, mà hông có cơ sở nào để thực hiện được!), và chỉ làm cho dân tộc ngày càng trở nên hung hãn, đất nước ngày càng Vui Nhộn!

  4. Tưởng thoát được cảnh nô lệ thời đế quốc phong kiến, nhưng chính các vị lãnh đạo lại dẫn dân ta vào cảnh nô lệ cho hương khói !? Buồn.

  5. Bác đã đọc quyển Hành trình tới Phương Đông chưa ạ? Cháu mới đọc quyển đấy và thấy họ giải thích vấn đề “tâm linh” rất hay. Ngoài ra, cháu đọc quyển “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính cũng thấy nhiều cái bây giờ mọi người làm bảo làm theo văn hoá Việt Nam, phong tục tập quán thì quyển sách đó viết từ rất lâu đã nói đó là làm bậy rồi ạ.

  6. Đây là một bế tắc về niềm tin trong cuộc sống ! Tám linh là chỗ dự tinh thần với bất kỳ dân tộc nào ,nhưng chủ trương vô thần là một sự phản lại quy luật tám lý con người nên dẫn tới bế tắc ! Mà đã bế tắc không tìm ra lối đi thì kẻ xấu nhan danh ton giáo sẽ nhảy vào khuynh loắt và dắt dẫn người dân vào con đường mê muội !

  7. Sự sùng bái về tám linh là một đặc điểm trong tâm lý của người Việt ! Thần cay đa ma cay gạo cú cáo cây đề , rôi đất có thổ công sông có Hà bá, sơn thần thổ địa bà chúa bảy ông hoàng ba ! Khắp nơi chốn đều xem là linh thiêng cả một bình vôi vất ở gốc cay cổ thụ cũng thành đền miếu ! Dân ta đa tín ngưỡng như vậy bỗng chốc bảo vô thần , rồi bỗng chốc lại hùa nhau thờ cúng chiêm bai lung tung ! Dựng chùa chiền làm kinh tế chứ đâu phải truyền đạo lý ! Sư sãi tu hành làm giàu chứ mấy ai thuộc giáo ly , thông kinh kệ ! Vậy đó !

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here