Mấy hôm nay chuẩn bị kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức, đồng thời với chương trình “Xin đa tạ những năm tháng vĩ đại”, một chương trình khá công phu để lại nhiều ấn tượng cho nguời xem tái hiện lại những mốc lớn trong cuộc kháng chiến, ca ngợi hình ảnh của Hồng quân Liên Xô trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, trên mạng còn lưu hành nhiều tin bài khác, như “Bạo hành tình dục, tội ác của Hồng quân trong Đệ nhị thế chiến”, hay “Hồng quân, nỗi kinh hoàng của phụ nữ Berlin năm 1945”, … Quả là lần đầu tiên được đọc những tin này, và trong quá khứ, chưa bao giờ nghĩ tới những điều tương tự, nhưng tôi hoàn toàn không ngạc nhiên. Đó chỉ là mặt trái của mọi tấm huân chương, trong khi chúng ta thường chỉ nhìn thấy cái hào quang lấp lánh ở mặt phải.
Tôi được biết câu tục ngữ Pháp “Tất cả những tấm huân chương đều có mặt trái của nó” trong buổi nói chuyện của Trần Việt Phương (khi ấy là thư ký cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng, sau có in tập thơ Cửa mở gây xôn xao dư luận) với học sinh trường Chu Văn An năm 1962. Ông là diễn giả được lớp học sinh sinh viên Hà Nội lúc ấy vô cùng ngưỡng mộ. Suốt buổi chiều, chúng tôi há hốc miệng ra mà nghe, chẳng khác gì nuốt từng lời, nhưng sau hơn nửa thế kỷ, chỉ còn nhớ mỗi câu tục ngữ ấy, chắc vì nó giúp nhiều cho tôi khi nhìn nhận, đánh giá con người, cuộc đời. Cùng với chứng kiến nhiều sự thực lịch sử, đối chiếu với cái loa tuyên truyền, tôi nhận ra được bài học là phải luôn luôn tiếp thu mọi chuyện có chừng mực, như vậy nên ít khi lâm vào tình trạng cuồng tín hay ngược lại.
Nguời ta ngạc nhiên, thậm chí hốt hoảng khi đọc những tin ấy chẳng qua vì từ hơn nửa thế kỷ nay, hệ thống tuyên truyền của chế độ đã quen đưa tin, viết bài “phong tỏa” mọi người bằng các thông tin theo lối tư duy của truyện cổ tích. Đã là ta thì phải hay, phải đẹp, phải tốt, phải đủ thứ đáng ca ngợi, còn đã là “nó” là “địch” thì muôn vạn lần xấu xa, chỉ đáng “đào đất đổ đi”. Cho nên, nói về ta thì “nổ” hết cỡ (xưa gọi là “bốc phét”, giờ còn gọi là “chém gió”), mà cái sự “nổ” ấy không bao giờ bị phê phán, nhắc nhở, có khi còn được khuyến khích. Mỗi khi nói về kẻ thù, mọi thói tật đều được phanh phui, thậm chí như thế chưa đủ, nhiều khi nguời ta còn dùng lối “gắp lửa bỏ tay nguời”, kiểu như “chúng (chỉ thực dân Pháp) nhồi sọ cho học sinh nguời Việt Nam “Tổ tiên của chúng ta là nguời Gô-loa”, hay “Thực hiện luật 10/59, Ngô Đình Diệm kéo lê máy chém đi khắp miền Nam tàn sát những nguời yêu nước”, … Mãi tới sau này, hỏi từ các bậc “trưởng lão” đã học trường Pháp từ những năm đầu thế kỷ trước cho tới lớp nguời đang ngồi trên ghế nhà trường hồi 1945, ai cũng bảo: “Không biết thế hệ nào phải học như thế, chứ còn chúng tôi thì không.” Hay sau khi đất nước thống nhất, tìm hiểu mới được biết cả miền Nam trước đây chỉ có mỗi cái máy chém do Pháp để lại ở nhà giam Chí Hòa, mà cái máy chém ấy nặng lắm, không thể nào “kéo lê” đi được! Cái “tệ” ấy ngày càng phát triển vì những nguời giỏi dựng chuyện ấy chắc luôn được khen vì tỏ rõ “lập trường địch ta”
Lại có thêm chuyện này:
Hơn chục năm trước, tôi được hai nguời học sinh cũ cho hai cuốn sách nhật ký của Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thùy Trâm, hai cuốn sách khá “hot” vào lúc bấy giờ. (Một nguời gọi anh Thạc bằng chú và một nguời có quan hệ gì đó với chị Trâm mà tôi không nhớ). Nguời tặng là những nguời quý mến mình, lại tặng sách, tôi không thể từ chối. Nhưng rồi tôi xếp lên giá, chưa bao giờ lật một trang. Tôi thờ ơ không phải vì nghi ngờ lòng yêu nước, nghị lực phi thường của những thanh niên cùng trang lứa. Những phẩm chất tuyệt vời trong những năm tháng ấy đâu phải xa lạ, nó là của cả một lớp nguời say mê lý tưởng, tràn trề lòng yêu nước, sẵn sàng chịu đựng gian khổ và chấp nhận hy sinh vì những gì cao đẹp nhất. Tôi không đọc vì biết rằng, với cái lối tư duy quen thuộc, những nguời biên tập sách sẽ không thể mang lại cho tôi điều gì khác thường và càng không thể có cái gì mới lạ trong đó.
Hơn nữa, tôi viết nhật ký từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông và vẫn hiểu, đó là thế giới của riêng mình và căm thù những ai tìm cách “nhòm trộm” vào cái thế giới riêng tư ấy. Nhưng khi chưa đầy hai mươi tuổi, tôi đã được một bậc đàn anh bảo cho rằng đừng có dại mà bộc bạch những điều gan ruột vào nhật ký khi sống ở tập thể. Hóa ra, ngay trong thế giới riêng tư, tưởng rằng của chỉ của riêng mình ấy, nguời ta cũng phải “tự diễn”, chỉ có thể nói ra những điều phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách, phải thể hiện lập trường tư tưởng tiến bộ, phải tỏ rõ thậm chí phải “ngoa” thêm những nghĩ suy “tích cực”, còn tất cả những gì thường bị đánh giá chỉ là lạc hậu thôi cũng liệu phải giấu kín. Vậy thì cái thể loại tưởng như chân thực nhất trong các thể loại văn học liệu có còn đáng tin cậy?
Chẳng bao lâu, tôi đã được chứng kiến vài bài học nhãn tiền của những nguời xung quanh do thành thật khi viết những trang tưởng chừng riêng tư. Chẳng lẽ lại phải tự lừa mình, và từ đó, tôi không bao giờ viết nhật ký nữa.
Cho nên tôi rất thích vì có thể bổ sung từ đó nhiều hiểu biết quý giá, nhưng luôn hoài nghi khi đọc những cuốn Nhật ký ấy, từ của của Nam Cao, của Nguyễn Huy Tưởng, … hay của những Nguyễn Thi, Anh Đức,… vì tôi biết khi viết những trang tưởng như chân thực nhất ấy, các tác giả của nó cũng đã phải làm một việc mà sau này, nguời ta gọi là “tự kiểm duyệt”. Đừng có mà “thấy đỏ cứ ngỡ là chín”!
Thế là thêm một lý do để tôi thờ ở với những cuốn sách được coi là hấp dẫn một thời, thậm chí được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Mới đây lại thấy có những lới phàn nàn về cuốn sách này. Tôi thì nghĩ rằng nên để nguời đã ra đi yên nghỉ, họ chẳng có lỗi gì; cũng nên thông cảm với gia đình nguời đã khuất, chẳng qua cũng chỉ là một chút “hấp dẫn” khó khước từ. Còn về những cái khác thì, nói như một nhà văn đã khuất … “cái nước mình nó thế!”.
Mà…, huân chương nào chẳng có mặt trái?
Cũng là một kinh nghiệm xin chia sẻ với các bạn xa gần trước khi định tin vào một cái gì đấy!
Em chia sẻ cùng suy nghí như bác:
Vì sao tôi không đọc nhật ký Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc
http://nguoidongbang.blogspot.com/2015/05/vi-sao-toi-khong-oc-nhat-ky-ang-thuy.html
Khi nhìn vào mặt trái của xã hội và nói lên những điều đó trong các buổi trà dư tửu hậu, tôi thường bị các bạn bè còn tại chức phê ” ông toàn nhìn thấy màu xám của xã hội, điều đó không tốt ” . khổ cái là mình lại không thích làm con ngựa già của chúa Trịnh bịt mắt mà đi theo định hướng của một số người có quyền nào đó. Đúng là tấm huy chương nào cũng có hai mặt nhưng có điều chúng ta có chịu lật mặt trái ra mà nhìn hay không thôi. Rất nhiều người chỉ chấp nhận nhìn bề mặt bóng loáng của tâm huy chương, để chấp nhận bị lừa rồi tự mình lừa mình, trước khi tiếp tục đi lừa người khác. Cái vòng tròn lẫn luẫn của cuộc đời.
Ngưỡng mộ Ông giáo già
Đừng có mà “thấy đỏ cứ ngỡ là chín”!
Chúng ta sống trong nửa thế kỷ mê mụ và bị nhiễu loạn !
Thưa thầy “Giáo làng”-em cũng tâm đắc ý kiến của người ban thầy là không nên nói suy nghĩ THẬT của mình tr0ng nhật ký-Bản thân em cũng đã bị “dính” như vậy : Năm 1970 đơn vị em vào Tây nguyên(Bắc Kon tum).Lúc đó em vừa rời ghế nhà trường,lên đường thực hiện nghĩa vụ “Trai thời loạn”.vào trong đó xung quanh là rừng núi,lúc đó em có mang theo 1 cây bút bi và 1 quyển sổ(là quà lưu niệm của bạn gái)-hàng ngày em chỉ ghi lại cảm nghĩ của mình thôi-thực tế thế nào em viết như thế: Muỗi.vắt,đói,thiếu muối và ác liêt,trong một hôm đi bám địch em để ba lô ở nhà,thế là mấy tay lính cũ ở nhà lục ra xem,có 1/2 cân ruốc(được phát) họ mang ăn hết.còn quyển ghi chép của em họ mang lên báo cáo chính trị viên tiểu đoàn(lúc đó em là lính trinh sát thuộc tiểu đoàn bộ).thé là chiều về ông chính trị viên gọi em lên phê bình là tư tưởng yếu kém,tiêu cực.Em trả lời là tôi chỉ nói thật và hỏi ông ấy là tôi nói có đúng thực tế:muỗi,vắt,thiếu muối và ác liệt và ông có nhớ nhà như tôi không?nếu tôi sợ thì tôi không vào đây để sát cánh cùng các ông,chịu gian khổ và quyết tâm chiến đấu như các ông.Ông ấy cong nhận em nói đúng nhưng cũng khuyên em :giữ trong lòng,không nên viết ra,ảnh hưởng đến đồng đội.Em bảo :đấy là tôi viết để tôi xem,tôi chẳng tuyên truyền cho ai,vậy tại sao lại lục ba lô của tôi,ăn đồ của tôi,xem nhật ký của tôi ?thế là ông ấy gọi mấy tay lính cũ lên phê bình.Đấy là bài học cho em vì cả tin.Hơi dài dòng nhưng em muốn nói là bài viết của “thầy” quá chuẩn.Cảm ơn thầy !
ĐỊA ĐẠO LONG PHƯỚC
Tôi có thằng em hiện đang làm xếp một công ty thuộc ngành dầu khí . Sau khi tốt nghiệp kỹ sư xây dựng ở Hà Nội đâu khoản năm 80- 81, nó vào tìm việc và lập nghiệp ở Vũng Tàu. Hồi này dân còn hoảng hốt bởi các đợt cải tạo, ai còn ở lại có nhà cửa hơi đẹp một chút cũng tìm cách làm cho nó xấu đi để không ai để ý cho nên nghề xây dựng của nó cũng khó kiếm việc làm.
Lăn lóc với vai trò làm thuê mãi cho đến khoảng 89 – 90 gì đó, nó mới thành lập được một “Tổ hợp xây dựng” là doanh nghiệp riêng của mình và nỗ lực tìm công trình , gầy dựng sự nghiệp . Qua mối mai nó gặp được một xếp của Tỉnh phụ trách ngành Tuyên giáo. Xếp này thấy thành phố Hồ chí Minh có cái địa đạo Củ Chi rùm beng nổi tiếng, trong khi đó, Bà Rịa Vũng Tàu trong thời kỳ chiến tranh cũng có khu địa đạo ở Xã Long Phước, giáp ranh Huyện Đất Đỏ . Xếp Tuyên giáo có ý định khôi phục địa đạo Long Phước để làm Khu du lịch truyền thống kháng chiến giống như Củ Chi.
Tham vọng là vậy nhưng tiền thì không có. Xếp bàn với thằng em : Mày tính toán huy động vốn ở đâu đó làm đi, chi phí bao nhiêu thì kết toán để đó, Tỉnh xác nhận nợ , khi nào có kinh phí trên “rót” về Tỉnh sẽ thanh toán cho. Ai nợ thì sợ chứ đảng, nhà nước nợ có mất mát gì đâu mà phải sợ…
Thằng em mừng húm, vội vã đi vay mượn khắp nơi được một số vốn tính ra tạm đủ để tiến hành xây dựng. Có tiền và hoàn tất các thủ tục rồi, thằng em tiến hành công việc.
Thằng này cũng biết làm việc lắm ! Đầu tiên nó đến xã gặp xã ủy, ủy ban trình bày nội dung và mục đích công việc , sau đó nó “trân trọng kính mời” các cụ là du kích xã ngày xưa ra Vũng Tàu “thư giãn” mấy hôm. Hồi này bia ôm bắt đầu mở cửa, không khí ăn chơi khá là sôi động, các cụ được dịp xả cảng chơi bời thoải mái. Thằng em cũng không ngờ các cụ du kích già mà sức khỏe tốt thế !.
Sau mấy ngày vui chơi thoải mái, cả hội trở về bắt tay vào công việc. Khoác áo dài tay, đội mũ tai bèo, các cụ vui vẻ hướng dẫn cả đoàn kỹ sư vào lại chiến khu xưa…có sự tham dự của mấy nhóc con ham vui trong xã , chúng đi theo với đồ nghề bắt chim bắt chuột.
Và thật bất ngờ ! Khi trở lại “chiến khu xưa” các cụ quần cả ngày mà không tìm ra được các địa đạo ngày xưa. Cụ thì nhớ ở bụi tre này, cụ thì cho là ở gốc đa nọ… Có lẽ theo thời gian, các địa đạo bị mưa lũ vùi lấp hết rồi…Đi cho đến tối, hoàn toàn bế tắt.
Trở về nhà trong tâm trạng buồn bã. Thực sự thì các cụ cũng có trách nhiệm với mấy “phát” ngoài Vũng Tàu, giờ không làm được việc ai cũng thấy buồn bã ngao ngán.
Sáng hôm sau, cả đoàn họp nhau tại xã đội để tính kế hoạch tiếp theo, tuy nhiên, không ai đưa ra được ý tưởng gì sáng sủa . Đã đi hết rồi, tìm không ra. Biết tính sao đây?.
Đang ngồi bàn tán thì có thằng nhóc chừng 12 tuổi đã tham gia suốt “cuộc vui” từ hôm qua xía miệng vô : Chuyện dễ ợt mà tui thấy mấy ông bàn hoài không ra…Ngày xưa cũng mấy ổng đào, bây giờ mưa lấp hết rồi thì kêu mấy ổng đào lại, có gì khó đâu?
Mọi người chưng hửng. Hay. Thằng nhóc này nói hay. Ngày xưa cũng mấy ổng đào mấy cái địa đạo đó, bây giờ cũng mấy ổng đào chứ ai vô đây. Mình làm đồ thiệt, cái đó gọi là “người thật việc thật” chứ có dối gian gì ai?..Chỉ có điều bây giờ mấy ổng già cả hết rồi, mấy ổng đào không nỗi thì thuê thanh niên nó đào , tiền thì có thằng em lo…Hay.
Cuối cùng thì công trình cũng hoàn thành. Ngày khai trương đầy cờ hoa khẩu hiệu. Và quan trọng nhất là có các cụ du kích “người thật việc thật” với khăn rằn, tai bèo tham gia đón khách. Tỉnh cũng kiếm đâu ra được đoàn khách Mỹ đưa vô tham quan. Gặp các cụ du kích đang vui vẻ uống rượu “sần sần” thấy có mấy “thằng Mỹ” tới, các cụ hưng phấn nói gì đó mà thông dịch nó dịch y chang cho nên mấy “thằng Mỹ” mặt mày xanh lè xanh lét rút lui cho đến nay hơn 30 năm rồi chưa thấy trở lại.
Còn khoản quyết toán của thằng em thì mới khốn khổ khốn nạn. Chờ 3 năm chưa có kinh phí rót về, lãi mẹ đẻ lãi con…Lãnh đạo Tỉnh thấy thương nên giao cho nó cái kho hàng “bao cấp” bên Công ty du lịch , trong đó có lavabo, bàn cầu, bồn rửa, bàn cầu màu xanh thì thùng nước màu đỏ ; lavabo cỡ này thì vòi nước kiểu kia. Hồi đó có chế độ phân bổ vật tư theo kiểu bao cấp, thứ “cần thì đéo có lại có thứ đéo cần”…
Nãi giờ nói lòng vòng giờ mới vô nội dung chính . Lần đó, vì khu thi công giáp ranh Huyện Đất Đỏ, quê hương “chị Võ thị Sáu”, thằng em hỏi các cụ du kích về chị. Một cụ thuộc hàng đàn anh của chị trề môi : Xì ! Tưởng ai chứ con Sáu trong xã của tau, tau rành nó lắm. Từ nhỏ nó bị khùng. Mầy biết hông, khùng có loại khùng dữ, khùng hiền, nó thuộc loại khùng dữ. Lẩm rẩm lầm rầm vậy chứ ai chọc nó là nó lấy dao lụi liền, không cần cãi cọ nhiều lời. Mới 16 tuổi, sắp bị tử hình mà còn hái hoa cài mái tóc, ca hát nghêu ngao thì không khùng thì là cái gì hả?