1. Đài Trung là một thành phố ở miền trung Đài Loan. Thành phố đang trong quá trình mở rộng. Các khu nhà cao tầng mọc san sát nhưng giá các căn hộ vẫn cao “ngất ngưởng”. Một căn hộ có diện tích 100 m2 ở khu vực trung tâm có giá tới 15 tỷ đồng Việt Nam. (Cũng có người cho rằng đây là giá do giới đầu tư bất động sản cố tình “thổi” lên).

Nhưng điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là Nhà hát ô-pê-ra mới khánh thành. Ở Đài Bắc, tôi biết đã có hai nhà hát lớn tầm cỡ quốc gia nằm gần khu tưởng niệm Tưởng Giới Thạch, một dành cho kinh kịch, kịch hát truyền thống của Trung Quốc và một dành cho o-pê-ra. Nhưng ở Đài Trung, thành phố chỉ khoảng hơn triệu dân, một nhà hát o-pê-ra cũng được xây dựng trên khuôn viên tới 56.000 m2 (Đài Trung quốc gia ca kịch viện). Trong tòa nhà 5 tầng, ở tầng 2 có hai phòng biểu diễn, một có 2.000 chỗ ngồi và một phòng biểu diễn nhỏ hơn với 800 chỗ. Điều đặc biệt là hai phòng biểu diễn này có thể nối với nhau để trở thành phòng biểu diễn chứa được gần ba nghìn khán giả. Cư dân còn ít, nhà hát lại mới xây dựng nhưng hôm tới đây, tôi đã thấy thông báo chương trình biểu diễn của Nhà hát từ 19 đến 21 tháng 1 năm 2018 là vở nhạc kịch Mac-bet của G. Vec-đi (nhà soạn nhạc người Ý) dựa theo kịch bản văn học của nhà viết kịch Anh nổi tiếng W. Sêc-xpia. Trong 3 ngày, mỗi ngày có hai suất diễn 14.30 và 19.30.

Lại nhớ hồi cuối năm 2015, Nhà hát kịch Việt Nam đã bỏ nhiều công sức tiền của để dựng vở kịch nói Ham-let cũng của W. Sêc-xpia. Chỉ mới biểu diễn được chừng chục buổi, từ ngày 4.3.2016 tới nay, vở diễn đành “đắp chiếu” vì không có khán giả. Ở một trung tâm văn hóa của cả nước với gần 7 triệu dân.

Chỉ qua tần suất sáng đèn của một Nhà hát, người ta thấy được tầm văn hóa của đất nước.

Trên tầng thượng của  Nhà hát, là một khu vườn với bài trí gần với thiên nhiên, những thảm có, tiểu cảnh, … các lan can phòng hộ cũng được xây dựng rất hài hòa trong khung cảnh một công viên. Buổi tối hôm tới đây, tôi thấy một góc “công viên” đang có biểu diễn ca nhạc. Trên sân khấu nhỏ, một tốp ca sĩ đang biểu diễn. khoảng vài ba trăm người đang ngồi nghe. Họ ngồi rải rác trên bãi cỏ, đôi ba người, cũng có nhóm khá đông  nghe rất chăm chú, tuyệt đối yên lặng trong âm thanh nhẹ nhàng và ánh điện mờ mờ. Những người qua lại cả trẻ em cũng không thấy ai lớn tiếng phá vỡ khung cảnh đầy nghệ thuật ấy.

 

  1. Dù không nhiều thắng cảnh, nhưng khách du lịch tới Đài Loan rất đông. Có công ty du lịch trong một tháng đón tới 60 đoàn khách từ khắp nơi. Dù không có dịp tới thăm những thắng cảnh “độc nhất vô nhị” để thỏa hiếu kỳ như nhiều nơi trên thế giới, nhưng du khách đều cảm thấy hài lòng khi tới đây. Quan trọng nhất là do cách tổ chức, phục vụ. Khắp các điểm du lịch, du khách không bị quấy rầy bởi những người bán hàng rong. Ngay các quầy hàng, cửa hàng cố định cũng được hạn chế ở mức vừa phải, điều này khiến vẻ đẹp của cảnh quan được bảo vệ không bị những chuyện mua bán xô bồ làm ảnh hưởng. Và tuyệt nhiên, không có chuyện khách bị “chặt chém”, lừa gạt vô tội vạ. Các mặt hàng đều có giá niêm yết, việc giảm giá được thông báo rõ ràng. Mua hàng, khách có thể mặc cả, nhưng giá cả chỉ “một chín một mười”. Và “thuận mua vừa bán”, không có lườm nguýt, thậm chí chửi rủa khi không bán được hàng như ở ta.

Chỉ nói riêng cái nhà vệ sinh đã đáng để các khu du lịch ở ta noi theo. Không chỉ ở các nhà hàng, khách sạn, … ngay các tụ điểm du lịch hay nơi công cộng, nhà vệ sinh cũng được đảm bảo sạch sẽ khiến không ai có thể phàn nàn.

 

  1. Trong một khoảng thời gian dài, đảo quốc Đài Loan được gọi là “Formosa” tức “hòn đảo xinh đẹp”. Tương truyền đó là cách gọi của những người thủy thủ Bồ Đào Nha khi lần đầu tiên cập bến đến hòn đảo này. Đài Loan với vẻ đẹp tự nhiên, bờ biển trong xanh, thơ mộng cũng thật xứng đáng với tên gọi đó.

Nhưng vì sao cái Dự án gang thép Vũng Áng của Formosa Hà Tĩnh lại trở nên xấu xí và gây bao tai họa cho môi trường biển, cho cư dân các tỉnh miền Trung nước ta như vậy? Ban đầu, khi sự việc vỡ lở, Quốc hội Đài Loan, thậm chí cả bà  Thái Anh Văn, Tổng thống Đài Loan cũng đã có những chất vấn về sự kiện này. Nhưng sau đó, mọi việc ở Đài Loan trở nên im ắng và có vẻ như “chìm xuồng”. Và ở Đài Loan, cuối cùng, Formosa chả sao cả. Tôi đã hỏi người dân Đài Loan về việc này khi có dịp tới đây. Hóa ra là, Formosa đã làm đúng những gì họ đã cam kết khi đầu tư vào Hà Tĩnh, làm đúng tất cả những điều đã có trong Hợp đồng. Để kêu gọi đầu tư bằng bất cứ giá nào (giữa động cơ xây dựng đất nước và mong muốn được những khoản “hoa hồng” kếch xù, không biết cái nào lớn hơn), những người chịu trách nhiệm việc này, đồng thời cũng là những kẻ “ăn không từ một thứ gì” đã giảm thiểu các ràng buộc chủ đầu tư về trách nhiệm bảo vệ môi trường. Cùng với những nguyên nhân khác, việc chấm dứt hợp đồng với họ là không thể.

Và tai họa với môi trường biển Việt Nam,  thảm họa với nhân dân Việt Nam không phải chỉ do Formosa mang tới mà còn do những kẻ “ăn không từ một thứ gì” cố tình rước về. Chỉ với mục đích làm giàu cho riêng mình bằng bất cứ giá nào.

Tôi không bênh vực cho Formosa, nhưng mỗi người cần nhìn thẳng vào sự thật này để thấy cần trừng trị bọn người “ăn không từ một thứ gì” như thế nào.

4 BÌNH LUẬN

  1. Formosa là một trong những tập đoàn lớn nhất Đài Loan và cũng là một trong những tập đoàn mà người lao động trong nước mơ ước được vào làm, bởi mức lương thưởng cao . Họ cũng đã phải đóng cửa một số nhà máy ở Đài Loan do gây ô nhiễm.

  2. fomosa bị Hoa Kì đuổi về, rồi cambodia cũng đuổi nốt, chỉ Việt Nam là rước về hại dân hại nước.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here