Cái chết là quy luật của muôn đời với muôn loài, chẳng ai có thể cưỡng nổi. Mỗi người, tùy theo tín ngưỡng, tôn giáo có những quan niệm khác nhau về cái chết. Có người coi chết là hết, là trở về với cát bụi; có người coi chết chỉ là kết thúc cuộc đời ở kiếp người để đầu thai sang một kiếp khác với hy vọng sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn; lại cũng có người lo lắng chết đi, không biết sẽ được lên Thiên đường nơi hằng tồn tại cuộc sống đầy hoan lạc hay phải xuống Địa ngục sống chung với vạc dầu, quỷ sứ. …
Nhưng dù lý giải về cái chết ra sao, mỗi người đều có những ý nguyện cuối cùng, thể hiện cái ước muốn sau hết trước khi từ giã cõi đời. Người bình thường thì là vài lời trăng trối với cháu con trước khi nhắm mắt, người có chút chữ nghĩa thường ghi lại bằng giấy mực. Tờ giấy ghi lại tâm nguyện cuối cùng ấy được gọi là Di chúc, hay Chúc thư. Với các bậc đế vương, những nguyện vọng ấy được gọi là Di Chiếu. Dù là vài lời trăng trối, hay Chúc thư, Di chiếu, tựu trung cũng thường nói tới ba việc.
Trước hết là thể hiện nguyện vọng của người chết về cách thức lo chuyện tang ma. Nguyễn Khuyến đã di chúc bằng thơ cho con cháu, thể hiện đúng nguyện vọng của con người suốt đời sống thanh bạch và hóm hỉnh nhưng luôn coi trọng khí tiết nhà Nho:
Việc tống táng lăng nhăng qua quýt,
Cúng cho thầy một ít rượu hoa
Đề vào mấy chữ trên bia
Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu.
Điều thứ hai Di chúc thường nói tới là việc phân chia gia sản (với người bình thường) hoặc người được kế vị (với các bậc vương giả). Có điều này, anh em con cháu còn sống sẽ hạn chế những bất hòa, tranh cạnh; đất nước sẽ tránh cảnh huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt.
Và cuối cùng là những lời căn dặn con cháu cùng những người còn sống về lẽ ăn ở trong đời, những hoài bão ước mong người chết chưa thể thực hiện muốn con cháu nối gót….
Dù là của các bậc vương giả hay những kẻ nghèo hèn, những tâm nguyện trước khi chết ấy bao giờ cũng được coi là tuyệt đối thiêng liêng, là bất khả xâm phạm và những người còn sống phải thực hiện bằng mọi giá. Bởi vì những Di chúc, Di chiếu này thường được làm từ nhiều năm trước, những điều ấy đã được người chết suy ngẫm, cân nhắc đắn đo tới từng câu từng chữ, thậm chí có thể tới từng dấu chấm dấu phẩy, có khi còn lắng nghe ý kiến của con cháu, lại tham khảo thêm ý kiến của những người hiểu biết đáng tin cậy. Thêm nữa, người Việt ta có truyền thống coi “nghĩa tử là nghĩa tận”. Một chút gì của người đã khuất bao giờ cũng được người còn sống vô cùng trân trọng. Những ước nguyện ấy sao con cháu có thể coi thường?
Nhưng cuộc đời không phải lúc nào cũng như thế. Dù Di chiếu hay Di chúc cũng vẫn có khi bị coi như một trò chơi. Ngay như bậc đế vương, cũng có những Di chiếu bị xuyên tạc. Trong lịch sử, điển hình người ta thường nói tới Di chiếu của Tần Thủy Hoàng đã bị Triệu Cao cùng Hồ Hợi làm giả để tìm cách thao túng chính sự, để có thể tự tung tự tác “chỉ hươu nói ngựa”. Những kẻ như Triệu Cao, Hồ Hợi bị người đời lên án là “loạn thần nghịch tử”.
Người dân thường cũng có những đứa con bất hiếu dám tìm cách làm trái lời Di chúc của ông cha để giành quyền lợi cho mình, cho những người thuộc phe nhóm với mình. Từ đó dẫn tới cảnh anh em cốt nhục tương tàn.
Tôi hiểu biết hạn hẹp, suy nghĩ nông cạn, không dám bàn tới Di chiếu và việc thực hiện Di chiếu của các bậc đế vương.
Chỉ nhớ lại sinh thời Bố tôi, mỗi khi nghe ai nhắc tới những kẻ dám làm trái lời Di chúc của Ông Cha, dẫn tới cảnh anh chị em chia đàn xẻ nghé, Cụ chỉ đưa ra một lời bình phẩm:
– Con nhà vô phúc!
Bao nhiêu năm rồi, chỉ nhớ lại cái giọng của Cụ khi nói những lời ấy, tôi vẫn còn xanh cả mắt!
Bài hay quá anh giáo ạ!
Đời người hữu hạn, nhưng những bình luận về sự sống và cái chết thì vô cùng.Dù thể hiện ra hay không,ai ai cũng hằng nghĩ suy vê chủ đề ấy.
Một bài viết rất hay, rất đáng suy ngẫm.
Tôi nghe một câu chuyện về di chúc, rằng nếu ai đó khi tạ thế mà để lại di chúc, nhưng con cháu không thực hiện theo di chúc thì thi thể sẽ trào máu tươi trong quan tài.
Theo thiển ý của tôi, di chúc có ý nghĩa nhất cho con cháu là những việc làm, lời ăn tiếng nói, đạo đức lối sống….khi đương thời của người đã khuất, làm tấm gương sáng cho con cháu noi theo.” Cha dạy con bằng chính cuộc đời Cha”.
Con cháu ko làm theo di chúc, suy cho cùng cũng do dạy bảo chúng không đến nơi đến chốn!
Di Chúc là ước nguyện của người quá cố ,vì vậy việc tuân thủ chính là đạo lý.Trong trường hợp di chúc không được thực hiện một phần hoặc tất cả nó thể hiện sự toan tính của những kẻ thừa hưởng và đều bị liệt vào hạng ” con nhà vô phúc ” cả.Mặc dù bọn “con nhà vô phúc” này lại biện minh rằng việc chúng làm là để phục vụ những điều cao quý
Bác Giáo làng ạ.
Bây giờ họ xem di chúc chỉ là của một người, còn đại cục là lợi ích của 175 người đó ạ
ĐẤT NƯỚC
Đất nước bây giờ là của những bộ mặt chai
Tự sướng tương lai bằng trang sử cay… đồng loại
Là những đứa chăn dắt dân…mất dạy
Vì đồng tiền và thứ chủ nghĩa ngoai lai.
Đất nước bắt đầu từ đâu ? câu hỏi thật gay
Bởi ngày từ lớp vở lòng người ta dã bắt trẻ con học dày sách vở
Những bài văn mẫu đọc nghe bỡ ngỡ
Với đầu óc bé con đã tập tành hơi thở cao siêu
Hay đất nước bắt đầu bằng những gánh bún riêu
Mẹ tảo tần nôi con nhưng bị bắt, vì an toàn vệ sinh thực phẩm
Vì chiếm dụng lòng lề đường không văn minh, văn hoá
Đất nước bây giờ là của phường láu cá
Là của dân số má…giang hồ
Đất nước giờ dần mất những ao hồ
Bởi những khu đô thị mọc lên tồ tồ lợi nhuận
Nơi mà người ta bảo rằng đồng thuận
Bằng đầy tớ dân bằng dựng những cuộn kẽm gai
Đất nước ở những bàn tiệc đầy chai
Whisky, X.o… lable..dô!… dô! thường nhật
Cái thiên đường hết rồi bĩ cực
Được xây bằng bút mực khựa tàu
“ Đất nước chẳng lạ đâu” với kẻ đói, thằng giàu
Miệng luôn gào đất nước là…tự do, dân chủ.
Một bầy sâu, giòi nhúc nha, lủ khủ
Chẳng biết bao nhiêu đút đủ…chúng ăn
Đất nước này còn đó những vành khăn (tang)
Hoàng Sa, Gạc ma người ta nói thiêng liêng…một tấc đất thề quyết giữ ?
Hôm nào anh sẽ đưa em ra chơi thử
Nơi mà ngôn ngữ xì xào…hảo lơ…hảo lơ
Đất nước này nơi bắt đầu cái lủ bá vơ
Con nhà quan mơ mình làm lãnh tụ
Nơi bao quanh một bầy gật gà, gật gụ
Anh ba, anh lụ dạy bầy tôi
Đất nước này nhan nhản những nụ môi
Của những thôn nữ nổi trôi từ đồng quê ra thành thị
Chấp nhận đổi thân mình cùng bao lời dị nghị
Kiếm chút tiền dư nuôi mẹ, nuôi em
Đất nước của những que kem
Ngọt ngào, rải rơi tèm lem, túa lúa
Đất nước của mỗi nơi một ngài lãnh chúa
Sẳn sàng… cứa !…đập !… dân đen
Đất nước này của vô số bằng khen
Cùng những huy chương chen chân ai cũng có
Hay chắc bởi rất nhiều người lấp ló
Nên ở đâu cũng có anh hùng
*« Đất nước này là đất nước của vua……
Nên sinh ra một lũ vừa khùng, vừa điên.
Đất nước này nòi giống của rồng….
Giờ sinh ra cái đám điên điên, khùng khùng »
Em hỏi anh…đất nước, hay họ đã thay lòng ?
Không ! những đầu óc ấy lúc nào cũng luôn một chồng rau …mác
Và còn không cánh cò chiều bay bát ngát ?
Không ! Em ơi chỉ còn dáo dát rình nhau
Thôi Em !
đừng hỏi hoài anh…đất nước nghe đau
Cứ để lịch sử ngàn sau…phán xét.
*(Nguồn …. kẻ sĩ Bắc Hà )
Nhờ Thầy giáo làng chỉnh sửa và tuỳ nghi dùng
Ngokhahoangtran
XIN GÓP CÂU CHUYỆN NHỎ, CÂU CHUYỆN TRANH CỦA NHỮNG NĂM 1960. KỂ RẰNG: MỆ ẾCH MỘT MÌNH VẤT VẢ NUÔI CON, ẤY VẬY MÀ NÓ KHÔNG LO HỌC HÀNH CHỈ LÊU LỔNG BẦU BẠN. MẸ BUỒN LẮM. TUỔI TÁC ĐÃ LÀM MẸ YẾU ĐI, ẾCH TA CŨNG KHÔNG BIẾT CƠM CHÁO CHO MẸ. BIẾT MÌNH KHÔNG QUA, MỆ DẶN “KHI TA CHẾT CON CHÔN TA Ở MÉ ĐỒI TRƯỚC NHÀ”. THẾ NHƯNG NGẠI ĐƯỜNG XA, LẠI NGHĨ CHÔN ĐÂU MÀ CHẲNG ĐƯỢC. Y CHÔN MẸ BÊN BỜ SÔNG VÌ ĐẤT Ở ĐÓ DỄ ĐÀO LẠI GẦN NHÀ. MỘT CƠN LŨ ĐẾN, XÁC MẸ BỖNG CHỐC BỊ CUỐN THEO DÒNG NƯỚC. ẾCH THƯƠNG XÓT VÔ HẠN VÀ KHÓC DỮ LẮM. LIỆU HẮN TA CÓ NGHĨ LẠI VÀ SỐNG CHO TỬ TẾ KHÔNG, NẾU CÓ THÌ NHÀ ẤY CHƯA MẤT PHÚC.
Những kẽ không thực hiện di chúc cũa cha ông thì sẽ bị trời tru đát diệc
Vô phúc hay có phúc cũng tương đối thôi ,lấy ví dụ Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn không thực hiện di chúc của cha là Trần Liễu trả thù nhà (vợ Trần Liễu là Thuận Thiên công chúa đang mang thai 3 tháng bị Trần Thủ Độ bắt lấy Trần Cảnh là em Trần Liễu , Trần Cảnh là đương kim hoàng thượng lúc bấy giờ)nhưng Hưng đạo vương đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết cùng vua chống giặc ngoại xâm , ba lần đại phá quân Nguyên vang danh muôn thởu , như vậy hoá ra là có phúc cho dòng họ , cho dân tộc đó sao?
đồng ý với ĐỖ VĂN nói hay , có lẽ như thế mới là người đúng mực
Khổ vậy đấy Thầy, vô phúc nên mới đến nông nỗi này
Bài hay quá, cho phép cháu đưa về blog chú Giao nhé?
Cụ viết thâm thuý quá ! Thật là đích đáng !
[…] Blog Ông Giáo Làng […]
Nếu di chúc hợp với đạo nghĩa,lương tâm thì phải tuân theo.Hưng Đạo Đại Vương vì quyền Lợi Đất Nươc,không hận thù nên không theo lời cha dặn.Ông Giuse trong Cựu Ươc nói “Tha Thứ thì Vĩ Đại hơn trả thù,Thông Cảm thì Cao Cả hơn thù hân”
Cay quá, cho cháu xin bác trích đăng!