Người ta đã nói nhiều về chữ “Nhẫn”, đủ cả. Nhưng có điều này chưa thấy ai nói. Xin góp đôi lời.

Xưa tôi vẫn được Ông Cha dạy, với người thân, anh em ruột thịt, ngay cả với hàng xóm láng giềng cũng nên nhẫn nhịn để  trong nhà thì hòa thuận, với bạn hữu và những người xung quanh thì “dĩ hòa vi quý”. Có gia đình, Cha Mẹ để lại Di chúc cho con cháu, dặn: Trong các việc có bất hòa,  ai nhẫn nhịn  sẽ được coi là hiếu thuận với Cha Mẹ hơn. Để giữ cái tình “máu chảy ruột mềm”.

Còn khi đi học, Thầy lại dạy,  với cường quyền, bạo lực phải biết “Dũng”,  tức là phải Dũng cảm đương đầu, không sợ hãi, không trốn tránh, không Hèn. Có thế mới giữ được cái khí phách của Con người. Lớn chút nữa, biết lời Mạnh Tử dạy học trò: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất thị chi đại trượng phu”  (Phú-quý không làm cho dâm dật, nghèo-nàn không làm cho thay đổi, uy-vũ không làm cho khuất-phục, đó gọi là đại trượng-phu). Đó là mẫu ứng xử của đấng trượng phu, người quân tử thời xưa. Người ta còn thấy khí tiết của nhà nho rạng rỡ qua những câu này

Nhưng nay thời thế đổi thay, người ta “Dũng” với anh em. Chỉ vì một mảnh đất con con cha mẹ quên để lại Di chúc mà khúc ruột trên với khúc ruột dưới dùng  dao mang kiếm để giải quyết, đến mức không còn thèm nhìn mặt nhau.

Là do cái lòng tham vô đáy.

Còn trước  kẻ có quyền lực thì lại giương cao chữ “Nhẫn”. Biết người  có quyền là kẻ chẳng ra gì về đủ mọi phương diện, bị chèn ép đủ mọi cách, thậm chí bị làm nhục đủ mọi kiểu,  nhưng vẫn đành “ngậm miệng”, vừa được ăn tiền, vừa được yên thân.

Cũng là do cái lòng tham vô đáy.

Không biết thế có phải là Nhẫn không?

7 BÌNH LUẬN

  1. Ở đời, không phải lúc nào cũng “nhẫn” được đâu. Chỉ một chữ , nhưng cách nhận thức về nó không hề đơn giản. Từ Hán-Việt trong vốn từ vựng của ta, ko thể nhân danh “thoát Trung” mà đối xử với nó tùy tiện được, ông Giao nhỉ.

  2. Nhưng nay thời thế đổi thay, người ta “Dũng” với anh em. Chỉ vì một mảnh đất con con cha mẹ quên để lại Di chúc mà khúc ruột trên với khúc ruột dưới dùng dao mang kiếm để giải quyết, đến mức không còn thèm nhìn mặt nhau.

    Là do cái lòng tham vô đáy.==> cái này sẽ có nhẫn.

    … Còn trước kẻ có quyền lực thì lại giương cao chữ “Nhẫn”. Biết người có quyền là kẻ chẳng ra gì về đủ mọi phương diện, bị chèn ép đủ mọi cách, thậm chí bị làm nhục đủ mọi kiểu, nhưng vẫn đành “ngậm miệng”, vừa được ăn tiền, vừa được yên thân.

    Cũng là do cái lòng tham vô đáy.

    Không biết thế có phải là Nhẫn không? ==> cái này là nhịn.

    Xin phép tác giả được lạm bàn. Mong thứ lỗi.

  3. … Nhưng nay thời thế đổi thay, người ta “Dũng” với anh em. Chỉ vì một mảnh đất con con cha mẹ quên để lại Di chúc mà khúc ruột trên với khúc ruột dưới dùng dao mang kiếm để giải quyết, đến mức không còn thèm nhìn mặt nhau.

    Là do cái lòng tham vô đáy.==> cái này sẽ có nhẫn.

    … Còn trước kẻ có quyền lực thì lại giương cao chữ “Nhẫn”. Biết người có quyền là kẻ chẳng ra gì về đủ mọi phương diện, bị chèn ép đủ mọi cách, thậm chí bị làm nhục đủ mọi kiểu, nhưng vẫn đành “ngậm miệng”, vừa được ăn tiền, vừa được yên thân.

    Cũng là do cái lòng tham vô đáy.

    Không biết thế có phải là Nhẫn không? ==> cái này là nhịn.

    Xin phép tác giả được lạm bàn. Mong thứ lỗi.

  4. Theo chữ tượng hình của TQ thì chữ nhẫn gồm có chữ đao ( dao găm)đật trên chữ tâm ( quả tim)- Tính mạng bị đe dọa.Theo tôi thì xử lý theo cách nào thì còn tùy từng hoàn cảnh và điều kiện cụ thể để giành được thắng lợi mà vẫn tồn tại, không bị nhục

  5. Theo ý tôi : Việc nầy xảy ra do thể chế , chế độ xã hội đạo đức xuống dốc trầm trọng làm cho con người vô cảm trước mọi hoàn cảnh . . . Không còn luân thường đạo lý , không nghĩ đến tình thâm cốt nhục , máu mũ !! Của cải mà làm tổn thương đến tình người .

  6. Nhẫn viết theo chữ Hán gồm chữa Tâm ở dưới và chữ Đao có một nét gạch ở trên ( ý là thủ tiêu cái ác) . Thâm ý sau xa của Nhẫn là : phải có tình thương là gốc,là nền tảng ,có tình thương mới tha thứ được ,mới nhẫn nhịn được . Đó là một phẩm chất của nhan cách chứ khong phải là sự thiệt thòi ! Để có Nhẫn con người phải được giáo dục và rèn luyện chứ khong thể sống theo bản năng được . Một xã hội hùa theo sống bản năng thì lam sao có nhẫn được . Tôi tin rằng các ông thầy đo cả già lẫn trẻ viết thư pháp chữ nhẫn để kiếm tiền e rằng khó có người nhẫn được trong thời buổi này !

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here