Có một tôn giáo duy nhất sinh ra và chỉ phát triển ở Trung Quốc, đó chính là Đạo giáo, tư tưởng Hoàng Lão vô vi đã từng có vị trí quan trọng trong đời sống của đất nước, có ảnh hưởng to lớn đến chủ trương bồi dưỡng sinh lợi, khôi phục sức sản xuất ở Trung Quốc một thời. Trong các thời đại khác, ảnh hưởng của Đạo gia cũng không phải là nhỏ.

Lão Tử và Trang Tử

Lão Tử họ Hiếu, tên là Nhĩ, tự là Đam, sinh vào cuối thời Xuân Thu, ông có thể được coi là nhà hiền triết số một trong lịch sử cổ đại Trung Quốc.

Khi còn ít tuổi, Lão Đam đến nước Chu xin học, thiên văn, địa lý, luân lý, không có gì không học, “thi”, “thư”, “dịch”, “lịch”, “lễ”, “nhạc”, không gì không xem, văn vật, điển chương, sử sách, không gì không đọc, chỉ sau ba năm đã có sự tiến bộ rõ rệt. Bác sĩ tiến cử ông làm quan coi giữ kho sách. Kho sách của triều Chu mà ông được giao coi giữ, tập hợp đầy đủ văn chương, sách vở trong thiên hạ, sách chất đầy nhà, không sách gì là không có. Lão Đam ở trong kho sách đó, như rồng được vào biển lớn, tha hồ bay nhảy; như con chim ưng giữa trời cao, bay vút tầng mây. Lão Đam như người đói khát lâu ngày nay gặp đồ ăn thức uống, chẳng bao lâu thông tỏ mọi thứ lễ nhạc, kinh sách, sau ba năm giữ kho sách tầm mắt được rộng mở, bốn phương đều biết.

Sau một thời gian ở triều Chu, học vấn của ông ngày càng sâu sắc, tiếng tăm ngày càng rộng khắp. Thời Xuân Thu, người ta gọi những người có học vấn uyên bác là “tử” để biểu thị sự tôn kính. Vì thế, mọi người tất cả đều gọi Lão Đam là Lão Tử. Năm 538 trước công nguyên, một hôm, Khổng Tử nói với đệ tử là Nam Cung Kính Thúc: “Lão Đam quan giữ kho sách của triều Chu là người bác cổ thông kim, biết ngọn nguồn của lễ nhạc, điều cốt yếu của đạo đức. Nay ta muốn đến xin học, ai muốn đi cùng với ta?” Nam Cung Kính Thúc dĩ nhiên là đồng ý, cả hai cùng xin phép vua Lỗ. Vua Lỗ bằng lòng, cho một cỗ xe, hai con ngựa và một người theo hầu. Lão Tử gặp Khổng Khâu vượt nghìn dặm đến, rất vui mừng, sau khi dạy bảo, lại dẫn Khổng Khâu đến thăm đại phu Trường Hoằng. Trường Hoằng cũng rất mừng, truyền cho Khổng Khâu nhạc luật, nhạc lý, lại dẫn Khổng Khâu đi xem xét những nơi thờ thần, nơi dạy học, lễ nghi ở đền miếu, khiến cho Khổng Khâu vô cùng cảm động, học được rất nhiều.

Trang Tử, tên là Chu, người đất Mông nước Tống vào khoảng giữa thời Chiến Quốc, sinh vào khoảng năm 369 trước công nguyên. Trang Tử suốt đời sống ẩn dật, trước thuật rất phong phú, được coi là tập đại thành của tư tưởng Đạo gia, ông có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với triết học, văn học sử và các ngành nghệ thuật. Lão Trang cùng Khổng Mạnh tạo thành ngọn nguồn của tinh thần quốc dân. Nhưng Trang Tử được coi là người trầm tư mặc tưởng, một nhà tư tưởng ở ẩn không cầu công danh, ông hầu như không tham dự vào những sự kiện lịch sử lớn lúc bấy giờ, vì thế, chúng ta rất khó biết được những điều chính xác trong cuộc đời của ông, tất cả chỉ là những điều được truyền lại. Trang Tử là người có cá tính coi thường vương hầu, thích chỉ trích cuộc sống, những điều ấy đều đẫ được lịch sử ghi lại. Cuộc đời học thuật diễn ra trong an tĩnh mang lại cho ông nhiều lạc thú, ông vui sướng vô hạn khi từ đời mình lý giải một cách sâu sắc về cuộc đời, xã hội và tự nhiên,

còn với quyền lực và tiền tài ông thậm chí không bao giờ màng đến. Khi Huệ Thi làm Tể tướng nước Nguỵ, một lần Trang Tử đến nước Nguỵ, có người khuyên ông cạnh tranh chức Tể tướng với Huệ Thi; Huệ Thi biết chắc cái chí của Trang Tử, hoàn toàn không lo lắng gì về việc này; nhưng Huệ Thi lại lo Trang Tử sẽ hội kiến với Nguỵ Huệ vương, trong cuộc tranh biện, ông không giữ gìn lời ăn tiếng nói sẽ rước hoạ vào thân, vì thế, Huệ Thi nhờ người dẫn đến tìm gặp Trang Tử. Trang Tử cũng nghe những lời đồn về việc Huệ Thi tìm cách loại bỏ ông trong cuộc cạnh tranh quyền chức. Hai người gặp nhau, Trang Tử nói: “Phương nam có một con chim phượng, thức ăn không xứng thì không ăn, nước không xứng thì không uống. Khi con phượng bay đến phương bắc thấy ở đó có một con chim ưng đang quắp ăn một con chuột chết. Chim ưng thấy chim phượng bay đến, kêu lên một tiếng để doạ, rồi vội giấu con chuột chết vào sau mình, sợ bị cướp mất. Ông có phải là cũng muốn đem chức Tể tướng ra để doạ tôi không?”

Tư tưởng của Lão Tử và người nối tiếp ông là Trang Tử đã trở thành tư tưởng chính của học phái Đạo gia sau này.

Tư tưởng Hoàng Lão và bồi dưỡng sinh lợi

Các đại thần đầu triều Hán có không ít người tôn sùng Đạo gia, họ cũng đã tiếp xúc với học thuyết Đạo gia một cách có hệ thống. Như Tào Tham từng học Hoàng Lão từ Cái Công, Trần Bình cũng đã học Hoàng Lão, Điền Thúc học Hoàng Lão từ Lạc Thần Công, cho đến đầu đời Hán Vũ Đế, có Cấp Ám, và nhất là Tư Mã Đàm cũng đã học tập học thuyết Hoàng Lão. Vua, tông thất, ngoại thích đầu triều Hán, và bản thân Hán Văn Đế cũng tu dưỡng Hoàng Lão, Hoàng hậu của Văn Đế là Đậu thị cũng đặc biệt thích học Hoàng Lão, rồi đến Hán Cảnh Đế và Thái tử cùng những người họ Đậu cũng thích đọc Hoàng Lão. Trong các tân khách của hầu vương, đại thần, Hoài Nam Vương đã tập hợp đến hơn một nghìn tân khách biên soạn thành “Hoài Nam Tử”, “Hán thư. Hoài Nam ngự sơn Tế bắc vương truyền”, trong đó có nhiều nội dung là Hoàng Lão của Đạo gia. Khi Tào Tham làm tướng ở nước Tề, ông đã tập hợp hơn một trăm Nho sinh ở đó hỏi về cách để an định trăm họ, các Nho sinh đưa ra rất nhiều ý kiến, Tào Tham không biết nghe ai. Sau mời đến Cái Công người Giao Tây, Cái Công đã giảng cho Tào Tham lý luận chính trị của Đạo gia “Thanh tĩnh vô vi, nhi dân tự trị”. Tào Tham dựa vào đó mà thực hiện, làm Tể tướng nước Tề được chín năm, dân chúng đều yên vui, nước Tề vững mạnh. Sau khi Tiêu Hà chết, Tào Tham lại kế nhiệm làm Tướng quốc triều Hán, ông cứ theo cách cai trị mà Tiêu Hà đã thực hiện trước đây, chuyên môn tìm chọn những quan lại trung hậu trong quận quốc để đảm nhiệm chức Thừa tướng, bãi miễn những thuộc lại có lời nói cay nghiệt, hiệu quả rất tốt, dân chúng ca ngợi ông “tải kỳ thanh tĩnh, dân dĩ ninh nhất” (mang lại sự thanh tĩnh khiến dân được yên lành) (“Sử ký. Tào tướng quốc thế gia”).

Trong năm sáu mươi năm đầu triều Hán, chính trị xã hội tương đối ổn định, nội bộ tập đoàn thống trị tuy có phát sinh sự kiện “loạn họ Lữ”, “loạn thất vương”, nhưng kinh tế xã hội không bị ảnh hưởng nghiêm trọng; những hành vi chính trị tương đối lành mạnh, tầng lớp thống trị từ Hoàng đế tông thất đến bách quan quần thần đều xuất thân từ tầng lớp dưới, cuộc sống tương đối thoải mái, ý thức nhân văn còn hạn chế, địa chủ, thương nhân ở hạ tầng xã hội đối với nông dân còn chưa bóc lột đến mức tàn tệ, quan hệ giữa Hán tộc ở nội địa Trung Nguyên và các dân tộc thiểu số vùng biên cương cũng tương đối hoà bình, đó cũng là những điều kiện để thực hiện chính sách chính trị của Đạo gia.

Đạo gia thời kỳ Tiên Tần có các phái Lão Tử, Dương Chu, Trang Tử. Lão Tử tuy chủ trương “thủ nhất”, vô vi, thanh tĩnh (Chú thích: “Trang tử. Thiên hạ”: “Quan Doãn, Lão Đam văn kỳ phong nhi duyệt chi, kiến chi dĩ thường vô hữu, chủ chi dĩ thái nhất” (Quan Doãn, Lão Đam được nghe thuyết đó thấy thích rồi lập ra thuyết vô và hữu và quy cả về cái thứ nhất (Thái cực).) “Sử ký. Lão Tử Hàn Phi liệt truyện” “Lý nhĩ vô vi tự hoá, thanh tĩnh tự chính” (Lý Nhĩ chủ trương vô vi mà dân tự cảm hoá, thanh tĩnh mà dân tự quay về đường phải), có khuynh hướng chính trị thực tiễn rõ ràng, tư tưởng chính trị Đạo gia thực hiện đầu triều Hán chủ yếu là do tư tưởng Hoàng Lão có nguồn gốc từ Lão Tử, trong đó có cả những quan niệm của Danh gia, Mặc gia, Pháp gia, Nho gia, nói chung những tư tưởng ấy là thông qua con đường thanh tĩnh mà đạt tới đại trị thiên hạ, thông qua vô vi mà đạt tới

hữu vi. Đầu triều Hán lấy tư tưởng chính trị Hoàng Lão làm chủ đạo, trong hoàn cảnh riêng của xã hội đương thời đã mang lại những hiệu quả tích cực, làm cho hoàn cảnh kinh tế xã hội đương thời từ chỗ “từ Thiên tử chưa có được xe ngựa, Tướng hoặc Thừa còn đi xe trâu” dần khôi phục và phát triển “tiền tích luỹ ở kinh sư đến hàng trăm vạn, dây xâu tiền mục nát mà vẫn chưa dùng, kho vựa lớn chứa lương thực tràn cả ra ngoài, để lâu không dùng được nữa, ngựa đi ngoài phố, ngoài ruộng thành đàn” (Hán thư. Thực hoá chí).

Tư tưởng Đạo gia cũng có mặt tiêu cực. Đến giữa thời Tây Hán, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn dân tộc dần gay gắt, đời sống chính trị ngày càng phức tạp, tư tưởng chính trị Đạo gia không thể đáp ứng được với hoàn cảnh xã hội, cuối cùng bị tư tưởng Nho gia thay thế.

Tư tưởng Lão Trang và sự hình thành Đạo giáo

Đạo giáo có nguồn gốc lâu đời từ Vu giáo, nhìn chung là sùng bái quỷ thần, học thuyết thần tiên, các loại tu luyện phương thuật, bao gồm âm dương ngũ hành, lý luận dịch học, sấm ký thần học lấy học thuyết của Đạo gia làm nền tảng lý luận, lấy các loại công thuật làm thực tiễn, coi “Đạo” là tín ngưỡng tối cao, lấy Thái Thượng Lão Quân làm giáo chủ, do Trương Đạo Lăng sáng lập từ cuối đời Hán sau đã trở thành tôn giáo đặc sắc trong văn hoá của quần chúng Trung Quốc.

Đạo gia là một lưu phái học thuật triết học của Lão Tử, Trang Tử, lấy việc nghiên cứu “đạo” làm tiêu biểu.

Đạo giáo và Đạo gia đều lấy Đạo của Lão Tử làm căn bản, học thuyết Đạo gia là trụ cột của triết học Đạo giáo còn Đạo giáo là hình thức tôn giáo của Đạo gia. Sự xuất hiện của cuốn “Lão Tử” là biểu hiện sự hình thành học phái Đạo gia, đạo của Trang Tử tuy không giống Lão Tử, nhưng về cơ bản có thể quy về những lời nói của Lão Tử, đặc trưng bản chất là kế thừa tư tưởng của Lão Tử, tư tưởng Lão Trang trở thành mạch chính của học phái Đạo gia.

Đầu đời Tây Hán, dựa vào những tấm gương trong hoàn cảnh cụ thể của đời sống đương thời, Lục Cổ đề xuất nguyên tắc vô vi, dựa vào hoàn cảnh chính trị đương thời, khiến cho dân chúng có điều kiện sống thoải mái. Chủ trương vô vi nhi trị mãnh liệt nhất là của Lão Tử, vì thế, đến thời Văn Cảnh, triều đình nhà Hán đều dùng Hoàng Lão để trị nước, khiến cho đây là thời đại huy hoàng nhất của học thuyết Lão Trang. Nhưng học thuyết Lão Trang không phải là học thuyết chính trị thuần tuý, nó không phải là một sáng tạo để trị nước, vì thế vào lúc này, cũng không thể không “thái Nho, Mặc chi đạo”, “toát danh pháp chi yếu”. Thời này tuy là Văn Cảnh chi trị, nhưng có kế thừa chế độ của nhà Tần nên cũng bị mọi người phê phán. Loạn bảy nước về sau đã làm xuất hiện nhu cầu đòi hỏi cần phải có Nho gia trong bộ máy trung ương tập quyền, cuối cùng dẫn tới độc tôn Nho thuật, Khổng Tử thay thế Lão Tử, trở thành người thay mặt cho đạo trời, Nho thuật thay thế Lão Trang trở thành tư tưởng chỉ đạo việc trị nước. Nho thuật thông qua việc xây dựng một xã hội đảm bảo trật tự và ổn định để củng cố địa vị của nhà vua. Sau đó, dù dưới triều đại nào, nhà vua cũng không thể không lấy Nho thuật để trị nước. Học thuyết Đạo gia từ đó dần bị loại bỏ khỏi trung tâm của vũ đài chính trị.

Đạo gia sau đó cũng đã thành một học phái đối lập, nhân vật tiêu biểu của nó cũng từ miếu đường đi vào cuộc sống nhân dân. Những người theo tín ngưỡng của Đạo gia không bị loại ra khỏi vũ đài chính trị, họ mang chủ trương chính trị dâng lên Hoàng đế, đó chính là “Thái bình kinh”, lý tưởng của Đạo gia là ra sức đi tìm một thế giới thái bình, thực hiện thủ đoạn thái bình chính là lấy Lão học trị nước. Nhưng do họ lấy con đường của Lão Trang làm mục tiêu, tôn sùng Lão Tử nên không giành được sự ủng hộ của những nhà Nho đang nắm quyền lực của quốc gia trong tay. Được coi là phái phản đối về chính trị, họ không thể thông qua chính quyền đương thời để thực hiện lý tưởng chính trị, vì thế họ phải ra tay, đó chính là nguyên nhân dẫn tới những cuộc khởi nghĩa của từ Thái Bình đạo đến Ngũ Đẩu Mễ đạo. Nhưng hành động quân sự của Thái Bình đạo thất bại, sự cát cứ của Ngũ Đẩu Mễ đạo cũng không được duy trì. Sau khi những nỗ lực chính trị cuối cùng thất bại, Đạo giáo chỉ còn lấy Lão Tử làm giáo chủ,  trọng đời sống của con người; Trang Tử thì đề xướng “toàn sinh”, xem sống chết là hiện tượng tự nhiên, Đạo giáo về sau coi trọng “dưỡng sinh”, để “kéo dài tuổi thọ, hợp với lẽ trời”, chủ trương tín niệm mong trường sinh bất tử. Quan niệm sống chết của Lão Tử là “quý sinh”, chỉ ra sự chuyển hoá sống chết khiến cho sinh mệnh con người hoà hợp với hoàn cảnh, bảo vệ được sức sống, đó là cơ sở của quan niệm về sống chết của Đạo giáo đời sau. “Toàn sinh” là từ trong “Trang Tử. “Dưỡng sinh chủ” giải thích phải giữ tinh khí, “phàm là con người sinh ra, trời cho tinh, đất cho hình, hợp lại mà thành người, hoà hợp thì sống, không hoà hợp thì chết”. Thuyết quý sinh của Lão Tử dẫn tới quan niệm hình thần tương giao. Đời Hán, cùng với sự kết hợp giữa các phương thuật, lấy dưỡng sinh để đi tìm trường sinh, từ đó hình thành quan niệm sinh tử của Đạo giáo. “Trang Tử. Tại hựu”: “Nhữ thần tương thủ hành, hình nhưng trường sinh”. Cho đến “thượng vu đạo vật giả du, hạ vu ngoại tử sinh, vô thuỷ chung giả vi hữu”, “vu thiên địa tinh thần vãng lai” “điềm nhiên độc vu thần minh cư”, … là những quan điểm tư tưởng của Đạo giáo được dùng để giải thích trạng thái thành tiên về sau. Học thuyết thần tiên của Đạo giáo tuy là để mong người ta nhập Đạo, nhưng cũng có những tác dụng tích cực. Cái chết và tật bệnh là những sức ép tự nhiên không thể chống lại trong đời sống con người , trong xã hội phong kiến nó còn là sức ép trực tiếp của xã hội. Thần tiên của Đạo giáo đã khắc phục được cái chết và tật bệnh, nó có đặc trưng là tiêu dao tự tại, nó không chỉ vượt qua thế lực của tự nhiên mà còn có thể vượt qua được thế lực của xã hội. Sau Lão Tử, vào thời Chiến Quốc và đầu đời Hán, Đạo gia từ hai phái đã tổng hợp và phát triển, một là thời Chiến Quốc, học phái Trang Tử hình thành, các học giả về sau đã đứng trên lập trường của mình, đánh giá bách gia, tổng hợp các chi phái của Đạo gia. “Trang Tử” là cuốn sách mà bản thân nó đã tập hợp những tư tưởng của các phái Đạo gia. Các phần “Bạch tâm”, “Nội nghiệp”, “Tâm thuật” trong “Quản Tử” đều là tập hợp các tư tưởng của các học phái trên lập trường của Đạo gia. Hai là thời Tần Hán, tư tưởng Hoàng Lão phát triển, đại diện của tư tưởng này là “Hoàng đế tứ kinh”, “Hoài Nam tử”, “Hoài Nam tử” là cuốn sách tổng hợp thành quả của thuật số âm dương ngũ hành và con đường dưỡng sinh thần tiên, là thành quả của sự kết hợp giữa học thuyết Đạo gia và phương thuật thần tiên. Nhưng Lưu An là người tổ chức biên soạn cuốn sách này đã bị triều Hán giết chết, khiến cho học thuyết Đạo gia từ đó sa sút, chuyển hướng cùng kết hợp với phương tiện trở thành tín ngưỡng đạo Hoàng Lão, mở đầu cho Đạo giáo thời kỳ đầu.

Từ đời sống của tư tưởng Lão Trang mà xem xét, Lão Tử chủ trương “quý sinh”, coi trọng đời sống của con người; Trang Tử thì đề xướng “toàn sinh”, xem sống chết là hiện tượng tự nhiên, Đạo giáo về sau coi trọng “dưỡng sinh”, để “kéo dài tuổi thọ, hợp với lẽ trời”, chủ trương tín niệm mong trường sinh bất tử. Quan niệm sống chết của Lão Tử là “quý sinh”, chỉ ra sự chuyển hoá sống chết khiến cho sinh mệnh con người hoà hợp với hoàn cảnh, bảo vệ được sức sống, đó là cơ sở của quan niệm về sống chết của Đạo giáo đời sau. “Toàn sinh” là từ trong “Trang Tử. “Dưỡng sinh chủ” giải thích phải giữ tinh khí, “phàm là con người sinh ra, trời cho tinh, đất cho hình, hợp lại mà thành người, hoà hợp thì sống, không hoà hợp thì chết”. Thuyết quý sinh của Lão Tử dẫn tới quan niệm hình thần tương giao. Đời Hán, cùng với sự kết hợp giữa các phương thuật, lấy dưỡng sinh để đi tìm trường sinh, từ đó hình thành quan niệm sinh tử của Đạo giáo. “Trang Tử. Tại hựu”: “Nhữ thần tương thủ hành, hình nhưng trường sinh”. Cho đến “thượng vu đạo vật giả du, hạ vu ngoại tử sinh, vô thuỷ chung giả vi hữu”, “vu thiên địa tinh thần vãng lai” “điềm nhiên độc vu thần minh cư”, … là những quan điểm tư tưởng của Đạo giáo được dùng để giải thích trạng thái thành tiên về sau. Học thuyết thần tiên của Đạo giáo tuy là để mong người ta nhập Đạo, nhưng cũng có những tác dụng tích cực. Cái chết và tật bệnh là những sức ép tự nhiên không thể chống lại trong đời sống con người , trong xã hội phong kiến nó còn là sức ép trực tiếp của xã hội. Thần tiên của Đạo giáo đã khắc phục được cái chết và tật bệnh, nó có đặc trưng là tiêu dao tự tại, nó không chỉ vượt qua thế lực của tự nhiên mà còn có thể vượt qua được thế lực của xã hội. Sau Lão Tử, vào thời Chiến Quốc và đầu đời Hán, Đạo gia từ hai phái đã tổng hợp và phát triển, một là thời Chiến Quốc, học phái Trang Tử hình thành, các học giả về sau đã đứng trên lập trường của mình, đánh giá bách gia, tổng hợp các chi phái của Đạo gia. “Trang Tử” là cuốn sách mà bản thân nó đã tập hợp những tư tưởng của các phái Đạo gia. Các phần “Bạch tâm”, “Nội nghiệp”, “Tâm thuật” trong “Quản Tử” đều là tập hợp các tư tưởng của các học phái trên lập trường của Đạo gia. Hai là thời Tần Hán, tư tưởng Hoàng Lão phát triển, đại diện của tư tưởng này là “Hoàng đế tứ kinh”, “Hoài Nam tử”, “Hoài Nam tử” là cuốn sách tổng hợp thành quả của thuật số âm dương ngũ hành và con đường dưỡng sinh thần tiên, là thành quả của sự kết hợp giữa học thuyết Đạo gia và phương thuật thần tiên. Nhưng Lưu An là người tổ chức biên soạn cuốn sách này đã bị triều Hán giết chết, khiến cho học thuyết Đạo gia từ đó sa sút, chuyển hướng cùng kết hợp với phương tiện trở thành tín ngưỡng đạo Hoàng Lão, mở đầu cho Đạo giáo thời kỳ đầu.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here