Mấy chục năm đã trôi qua tôi vẫn chưa quên được ấn tượng về những phiên chợ miền núi từ những năm 60 ở Định hóa (Thái Nguyên), Chiêm Hóa (Tuyên Quang), … Năm 2007, có dịp tới Bắc Hà, tôi cứ nuối tiếc mãi vì khác với trước đây, chợ họp vào những ngày âm lịch định trước, lâu nay, các phiên chợ vùng cao đều họp vào các ngày chủ nhật. Ban đầu để phù hợp với lịch làm việc của cán bộ nhà nước, không tranh thủ đi chợ quên việc cơ quan, giờ thì thêm một lý do nữa, phù hợp với các chuyến đi của khách du lịch. Suốt 10 năm, cứ mong ngóng tới Bắc Hà đi chợ nhất là sau khi nhiều phương tiện truyền thông coi đây là phiên chợ rất đặc biệt ở vùng cao, trong đó có chợ trâu, ngựa thu hút cả các thương lái khắp miền bắc.
“Lưng chữ cụ, vú chữ tâm”? Ấy chết, em cứ tưởng đó không phải là trâu, mà là…
Rất hào hứng theo dõi các chuyến đi của bác. Nhưng em trộm nghĩ, đi thế hơi nguy hiểm (đi xe khách ban đêm lái xe hay chạy nhanh, chạy ẩu lắm ạ) và không thấy được nhiều cái hay.
Nếu đi được đâu là em cứ ngày đi đêm nghỉ để còn “hóng hớt” cảnh đời.
Em cũng “ngứa ngáy” Bắc Hà mà chưa tìm được cơ hội. Cám ơn phong cảnh trữ tình bác đã phác họa.
Qui luật của phát triển Thầy ạ …. nhất lại trong một sự định hướng như bây giờ . Chợ Bắc Hà đánh mất bản sắc đã lâu ,gần đó có chợ Cán Cấu ở Si Mai Cai đỡ hơn chút chút
Hồi tưởng lai thời ông Thủ Tướng Đỗ Mười “ĐÁNH TƯ SẢN””NGĂN SÔNG CÂM CHƠ”.Mua của DÂN như CƯƠP,bán cho cac QUAN CÁN BỘ
thì như CHO ,như BIẾU KHÔNG.
Đồng Xuân là chợ Thương Nhân,Vỉ Hè là chơ NHÂN DÂN ANH HÙNG
Đây bài của ông Hoàng Tuấn Công đây: http://tredeponline.com/2017/06/lung-chu-cu-vu-chu-tam-suu-tam-hoang-tuan-cong/
Cuộc sống ở miền núi thực sự khiến cho mỗi người cảm giác thoải mái, bình an. Nếu được sống ở đây thì quả là điều đáng sống nhất.