Tiếng Việt ngày càng được sử dụng một cách tùy tiện. Không phải chỉ có giới trẻ mà cả “giới già”, không phải chỉ người bình thường mà ngay cả các cơ quan truyền thông, lẽ ra phải mẫu mực về chữ nghĩa. Bát nháo lộn xộn trên đủ các lĩnh vực từ vĩ mô đến vi mô. Không biết cái Viện Ngôn ngữ học bây giờ họ làm gì?

Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là người đọc, người nói nhầm lẫn giữa nói và viết. Mặc dù đây là hai hình thức song song tồn tại của ngôn ngữ, nhưng nói và viết không hoàn toàn giống nhau. Phần lớn, viết thế nào thì nói thế ấy. Nhưng nhiều trường hợp cần phải “viết một đằng, nói một nẻo”.

1. Nhưng ký hiệu, công thức viết theo quy định chung, nhưng khi nói, người ta cần nói rõ chứ không chỉ đọc cái ký hiệu ấy. Thí dụ: ha (ký hiệu diện tích chỉ 10.000 m2) khi nói, hay đọc phải là “héc ta”. Thí dụ “20 héc ta”, chứ không phải “20 ha”. Cũng tương tự như thế, kg phải đọc là “cân”, hoặc “ki lô gam”, km phải đọc là “cây số” hoặc “ki lô mét”. Con gà nặng 2 cân (hoặc 2 ki lô gam), chứ không thể “con gà nặng 2 cờ gờ”

2. Khi người ta viết “tốc độ 60km/h”, năng suất 6 tấn/ha” không cần đọc “tốc độ 60 ki lô mét TRÊN giờ” hay “năng suất 6 tấn TRÊN héc ta”, chỉ cần đọc “tốc độ 60 ki lô mét giờ” hoặc “tốc độ 60 ki lô mét một giờ”, “năng suất 6 tấn một héc ta”, hoặc “năng suất 6 tấn héc ta” ( chữ TRÊN để thay cho cái “gạch”… chéo (/)là không cần thiết.

3. Phát thanh viên trên phát thanh hay truyền hình hay có cách nói lặp “tốc độ của ô tô mỗi giờ là 60 ki lô mét trên giờ”, “năng suất lúa mỗi héc ta là 6 tấn trên héc ta”. Nói thế là rất rườm rà. Chỉ cần nói “tốc độ của ô tô là 60 ki lô mét giờ”, “năng suất lúa là 6 tấn một héc ta”.

4. Trưa nay nghe VOV phỏng vấn một người mà nghe sốt cả ruột. ”Phỏng vấn khoảng 10 phút, sau cái màn giới thiệu và lời cám ơn kết thúc, cứ mỗi lần đặt câu hỏi, phóng viên lại: “Thưa Viện trưởng, giáo sư tiến sĩ, anh hùng lao động , thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn X., …” Nghe thật phát “sốt”. Nhất là những buổi gọi là “bàn tròn” hay “tọa đàm”. Bốn năm ông toàn chức danh học vị đầy mình cả. Nhà báo thưa các ông, rồi các ông thưa lẫn nhau, rối rít tít mù như canh hẹ. Chả lẽ các vị này lại háo danh như thế?
Nhớ một lần, nghe VOV truyền trực tiếp cái “bàn tròn”, có ba ông đều giáo sư tiến sĩ cả. Phát thanh viên thưa, rồi giới thiệu từng ông một.
Xong ngài thứ nhất, ngài nói:
– Xin chào quý vị khán giả.
Sang ngài thứ hai, ngài nói:
– Xin chào quý vị thính giả.
Đến ngài cuối cùng:
– Xin chào quý vị khán giả và thính giả.

Nhiều khi chán không muốn nghe đài vì thời gian nghe nói những cái vô nghĩa, chẳng có thông tin gì nhiều quá!

3 BÌNH LUẬN

  1. Mùa Xuân đã có từ 4 tỷ năm,Đàng CSVN có 70năm
    nhưng khẩu hiệu “Mừng Dảng,Mùng Xuân”
    “Toàn Đảng ,Toàn Quân,Toàn Dân” cái nao có trươc.
    Câu đối viết từ trên xuống dưới
    Thần khả bao Quân Ân ,Tử năng thừa Phụ nghiêp
    Cao Bá Quát sưa “Quân ân Thần khả báo ,Phụ nghiệp tử năng thừa”

  2. Trong ngôn ngữ Việt Nam hiễn tại có nhiều chữ “THỪA”
    Vì dụ :Bô GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO thừa chũ đào tạo
    Bộ NÔNG NGHIÊP vá PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN thừa chũ PTNT
    Ngoài ĐẠI HỌC KINH TÊ QUỒC DÂN còn có ĐH KINH TẾ nào khác
    Truờng ĐAI HOC Y KHOA SAIGON thành ĐAI hOC Y DƯƠC TP HCM
    Trương ĐH Y ở đương Hồng Bang Q5,ĐH DƯƠC ở đương Đinh Tiên Hoang ,Q1

  3. Thời Trung Học tôi đã được biêt những câu danh ngôn cáo ảnh hưởng suôt dời như “HỌC như bơi thuyền trên dòng nươc ngươc,không tiến ắt lùi”.TRI THƯC là SỨC MẠNH (Knowdlegde is our Strength).Đươg di khó không khó vi ngăn sông cách nứ mà khó vì lòng người ngại núi E sông.
    Mong sao Ông Giáo giảng cho Thanh Niên ViêtNam HIỂU

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here