Nghe lời rủ của nguời bạn, tôi có chuyến đi Hà Giang sớm hơn dự kiến. Đây chính là mảnh đất tiền tiêu của Tổ quốc trong cuộc đối đầu với quân xâm lược phương Bắc, gánh chịu nhiều thiệt hại trong cuộc xung đột Việt – Trung 1979 – 1986 mà một phần dấu tích còn được ghi lại tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên với 1.355 ngôi mộ.
Tôi đã 4 lần tới Hà Giang và lần thứ hai đến với Cao nguyên đá. Chuyến đi lần trước vào năm 2009, do thời tiết rất xấu, mưa suốt trên đường đi từ Quản Bạ về tới Đồng Văn nên không có điều kiện để cảm nhận cảnh sắc ở đây. Ngày 3 tháng 10 năm 2010, hồ sơ “Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn” đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Nhưng cao nguyên đó nằm trải dài trên đất của bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, nơi khoảng 250.000 dân của 17 dân tộc sinh sống. Trên bản đồ GPS, con đường quốc lộ 4C từ Quản Bạ qua Yên Minh lên Đồng Văn, sau khi qua khỏi Cổng Trời xoắn xuýt, quấn quýt, nhằng nhịt, … thật khó tưởng tượng nổi. Trên thực địa, con đường trở đi trở lại men theo các sườn núi với rất nhiều cua tay áo nối tiếp nhau và những con dốc toàn từ 10% trở lên giữa các triền núi đá khiến du khách choáng ngợp rất dễ làm nản lòng những nguời chưa đủ niềm hứng thú. Con đường Trường Sơn tôi vừa qua tháng trước mà nhiều nguời cho là đèo dốc khó khăn so với cung đường này thực chẳng “mùi mẽ” gì. Đường Trường Sơn quanh co năm xưa nay những con dốc đã được hạ bớt độ cao, khúc “cua” đã được rộng mở nên cũng chẳng khác đường trên đồng bằng là mấy. Nhưng đường Hà Giang ngoài việc được sửa sang để tương đối phẳng phiu, hạn chế những “ổ trâu”, “ổ voi”, vẫn giữ được sự hiểm trở vốn có. Có lẽ đây chính là sự hấp dẫn riêng mà Hà Giang nên gìn giữ để thu hút khách phương xa nhất là những nguời có “máu” chinh phục. Tôi đã thấy khách phương Tây ngoài thuê ta-xi lên Lũng Cú, Đồng Văn, Mèo Vạc còn có không ít nguời thuê “xe ôm” để cảm nhận được hết những khó khăn, trải qua những cú “thót tim” khi phải rạp nguời mỗi lúc xe vào những khúc “cua” hẹp. Những đoàn “phượt” của bao nguời trẻ tuổi, từng đoàn nối đuôi nhau vượt dốc, qua đèo cùng với tiếng máy tăng “ga” ầm ầm là tiếng “rú”, tiếng la đầy thích thú trên những chiếc xe phân khối lớn đang vun vút lao khiến vùng núi đá từ bao đời câm lặng như được khuấy động. Hình ảnh những đoạn đường như được xếp lớp chồng lên nhau để leo lên Cổng Trời, nhiều đoạn, nguời như đi trong mây trời mờ mịt ở Quản Bạ; hai bên đường là những rừng, những đồi cây thông hoặc sa mu rợp bóng thoang thoảng hương nhựa và những vạt hoa tam giác mạch trải dài hai bên đường chính đã nhân đôi niềm yêu thích của mỗi nguời.
So với 7 năm trước, các thị trấn nơi đây, đặc biệt là thị trấn Đồng Văn đã được mở rộng và xây dựng khiến không khí khá sôi động. Nhiều nhà cao tầng đã mọc lên, buổi tối trên cái nền sương mù lạnh giá rực rỡ những sắc màu của đèn và các tấm biển quảng cáo. Phố cổ Đồng Văn cũng đã được phục dựng với mấy ngôi nhà làm các quán cà-phê, quán ăn, nơi du khách hội tụ chủ yếu vào buổi tối. Rất nhiều nơi ở các loại từ khách sạn hạng sang tới nhà nghỉ, nhà trọ hạng bình dân san sát khắp nơi nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu nhất là vào dịp cuối tuần.
Mùa này, Hà Giang hấp dẫn du khách bốn phương bởi mùa hoa Tam giác mạch. Tam giác mạch là loài cây thân cỏ, hoa nhỏ và có màu sắc tùy thuộc vào thời gian. Ban đầu hoa có màu trắng xen hồng, nhỏ li ti, cánh chụm lại thành hình chóp nón, có ba mặt tam giác, ở giữa là hạt mạch. Những phiến lá bé nhỏ trông gần giống lá ăng-ti-gôn cũng trông tựa hình tam giác. Càng lớn hoa chuyển sang màu đỏ rồi đỏ tím trước khi tàn. Cây Tam giác mạch ban đầu thường mọc hoang ở các vách núi, sườn đồi, sau được nguời dân gieo trồng để bổ sung nguồn lương thực ít ỏi do địa hình rất ít đất canh tác. Thân tam giác mạch khi còn non có thể dùng để luộc ăn như rau. Sau mùa lúa nương, người dân ở đây bắt đầu gieo hạt tam giác mạch, khoảng tháng 10, cây bắt đầu trổ hoa, đến cuối tháng 11, đầu tháng 12 thì bắt đầu cho hạt. Khi thu hoạch, có thể xay tam giác mạch thành bột làm lương thực, phục vụ cho bữa ăn chính hoặc nấu với ngô tạo nên một thứ rượu có hương vị thật đặc biệt. Vì vậy, hoa tam giác mạch có vai trò quan trọng không chỉ làm đẹp mà còn là nguồn thực phẩm cho bữa ăn chính mỗi ngày. Mấy năm gần đây, tỉnh Hà Giang đã khuyến khích nguời dân các nơi trồng nhiều Tam giác mạch vừa để tạo thêm nguồn lương thực vừa để hấp dẫn khách du lịch bốn phương. Chỉ sau thời gian ngắn, việc làm này đã gặt hái thành công. Dịp này Tam giác mạch đang rộ hoa. Dọc đường đi, nhất là đoạn qua Sủng Là, những chủ nhân của các đám Tam giác mạch hai bên đường đang nở hoa đã có thể trưng biển thu 10.000 đ/nguời nếu muốn dừng lại quay phim, chụp ảnh. Tối qua, trước khi dời Hà Giang, tôi đã chứng kiến lũ lượt khách từ Hà Nội lên ngắm Tam giác mạch, mãi tới hơn 8 giờ tối, vẫn còn gần trăm nguời chưa tìm được chỗ qua đêm.
Nhớ năm 2005, khi đi làm xóa đói giảm nghèo ở Sơn La, thấy có nhiều bãi đất trống hai bên đường sau khi mở rộng nâng cấp quốc lộ 6 phục vụ cho xây dựng thủy điện Sơn La để hoang, nhất là đoạn từ Mộc Châu lên Yên Châu, tôi đã đề xuất ý tưởng trồng cây hoa ban để tạo vẻ đẹp riêng cho Sơn La và cảnh quan hấp dẫn khách du lịch. Nếu kế hoạch được thực hiện, lại được các tỉnh Tây Bắc hưởng ứng, có thể hình dung chỉ dăm ba năm sau, Từ Mai Châu lên Sơn La, rồi qua Thuận Châu, qua đèo Pha Đin tới Tuần Giáo, lên Mường Ảng, Điện Biên, lên Lai Châu, cả tuyến quốc lộ 6 khoảng 500 km sẽ rực rỡ sắc hoa ban đỏ thắm và trắng muốt mỗi độ xuân về. Con đường đi Tây bắc sẽ trở thành “con đường hoa ban” chào đón nguời tới với Tây bắc. Nhưng đáng tiếc đề xuất của tôi không được chú ý. Giá ý tưởng này được thực hiện, chắc Sơn La chẳng cần mất tới 1.400 tỷ để thu hút khách các nơi.
Chuyến đi không dài, chưa đủ thời gian để chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp hùng vĩ của những dáng núi, con đèo, chưa đủ khả năng để nói hết vẻ đẹp duyên dáng lộng lẫy của một loài hoa đang thu hút sự chú ý của những nguời ngưỡng mộ. Xin có vài lời mời các bạn tới Hà Giang. Hà Giang không chỉ có núi đá tai mèo, không chỉ có những ngọn đồi, có nghĩa trang Vị Xuyên ghi dấu cuộc chiến đấu vô cùng oanh liệt với quân Trung Quốc xâm lược, … Hà Giang còn có những cánh đồng Tam giác mạch với bao vẻ rực rỡ và mang lại no ấm.
Ông giáo mà cũng viết là TAM GIÁC MẠCH? hình như đó không phải là tiếng Việt???
Ai thì cũng phải dùng cái vốn từ chung thôi!
TAM GIÁC MẠCH
TAM GIÁC MẠCH
Mọi người đang điên lên vì tam giác mạch.
Ngày xưa, còn bé, đọc truyện cổ Grim đến đoạn (đại ý là) chú bé mang bột đi xay, được bà tiên tốt bụng dặn rằng khi nào lão chủ cối xay hỏi mang cái gì thì hãy nói là mang túi bột, đừng bảo là mang bao bột là lão ấy không cho xay đâu vì lão ấy là người cực yêu tiếng Đức, tôi thực sự không hiểu lắm. Bây giờ thấy mọi người, từ già tới trẻ, từ TV đến bình dân, từ dân phượt đến ông giáo làng,… lúc nào cũng “TAM GIÁC MẠCH” mới thấy yêu tiếng Việt thật là khó!!!!!
Một thực tế không thể phủ nhận là có tới 60 – 70%từ tiếng Việt là các từ Hán Việt. Cho nên khi xuất hiện một từ mới như Tam giác mạch cũng là điều dễ hiểu. Những từ như “hội nhập”, “thoát Trung”,… chẳng phải cũng là những từ Hán – Việt đó sao!
Đúng rồi, theo tôi nghĩ mình không nên quá gò bó chính bản thân cũng không nên quá chủ nghĩa dân tộc dẫn đến cực đoan.
Rất khâm phục cách vượt qua chính mình của anh.
CHÁN!!!!!
là người hà giang tôi rất tự hạo về quê hương vẫn anh hùng vượt khó đi lên
Tôi tra tự điền Việt Anh “Tam giác mach=Triangular mach’
cây có hoa đỏ hạt hình tam giác gọi là “Kiều Mach=Bucwheat(Anh)
hay Sarrasin (Phap).
Cacloại lùa của nước ngoài có Đai Mạch(Barley),Tiểu Mạch
Kiều Mách ,Yến Mạch (Oats)
Xin ông Giáo chỉ rõ thêm
Đại mach=Barley(Anh} Orge (Pháp
Kiều mạch=Buckwheat(Anh0 Sarrasin(Phap)
Yến mạch oat(Anh),avoine(Phap)
còn Tiểu mach =không biết là loai gì
trong “Google” mũc Translate khi tôi gõ chữ “TAM GIÁC MẠCH”
thì ra chữ “TRIANGULAR CIRCUIT” có lẽ người Trung Quôc khi nhìn hình dãng HOA vá hat có hình TAM GIAC nên gọi thế .
Người Anh goi là Buckwheat,ngườ Pháp gòi là Sarrasin {Kiều Mạch”