II. Hai kiểu sản xuất và hai hệ thống thờ cúng

 Loài người có hai kiểu sản xuất, như Ăngghen đã nói,  một là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt, hai là sản sinh ra bản thân con người. Có điều, hai kiểu sản xuất của loài người chỉ là việc trong khoảng vạn năm trở lại đây. Nói một cách chính xác, đó chỉ là chuyện sau khi phát minh ra nông nghiệp, loài người    mới có việc sản xuất ra tư liệu sinh hoạt, còn trước đó, chỉ có một kiểu sản xuất, đó là sản sinh ra bản thân con người.

Loài người đã có lịch sử hai ba triệu năm, nhưng việc sùng bái thần linh là việc về sau, chúng ta hiện chưa có cách gì để xác định thời điểm khởi đầu vì không biết được người xưa đã có giấc mơ từ khi nào, có quan niệm vạn vật hữu linh từ khi nào. Hơn nữa, quan niệm vạn vậthữu linh và  sùng bái thần linh  cũng không phải đồng nhất. Vạn vật hữu linh chỉ là tiền đề cho sùng bái thần linh, nhưng chúng không phải là một. Quan niệm vạn vật hữu linh chỉ là  cách nhìn của người nguyên thuỷ coi mọi vật đều có sinh mệnh và linh hồn, không có nghĩa là xem mọi vật đều là đối tượng để sùng bái. Người nguyên thuỷ sùng bái thần linh có sự lựa chọn, tiêu chuẩn để lựa chọn tuy vô cùng phức tạp, nhưng ít nhiều có liên quan đến lợi ích, hơn nữa, có quan hệ chặt chẽ  với sản xuất và đời sống của họ, với hoàn cảnh tự nhiên nơi mà họ sinh sống.

Người nguyên thuỷ dùng đá đập quả có vỏ cứng, dùng giáo dài và cung tên để săn thú, đó chưa phải là sản xuất.   Sản xuất với ý nghĩa lao động sản xuất chỉ  sau khi có nghề nông, nghề  chăn nuôi và nghề  thủ công phát triển. Nhưng điều này có nghĩa là nói, chỉ sau khi phát minh ra nông nghiệp, người xưa mới có sùng bái thần linh. Nó không liên quan đến sản xuất, nhưng do quan niệm vạn vật hữu linh của giới tự nhiên và   quan tâm đến sự tồn tại của bản thân nên cũng có thể trên cơ sở phát triển thuyết vạn vật hữu linh thành sùng bái thần linh. Nhưng có một điểm rất rõ, sự phát triển đầy đủ của sùng bái thần có liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, đặc biệt là với nghi thức tế lễ lớn.

Đối với người xưa, thần bí nhất là từ không thành có. Họ sùng bái đất đai, sùng bái các sản phẩm phần lớn từ suy nghĩ đó. Sản xuất của loài người, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, với con người ngày nay là rất dễ hiểu, còn đối với người xưa, đây lại là việc không thể hiểu nổi, do bị chi phối từ quan niệm vạn vật hữu linh,  họ đã lý giải theo chủ nghĩa thần bí. Sản xuất và sản xuất tư liệu sinh hoạt với người xưa  trồng hạt thành quả, trồng ít thành nhiều, trong đó tất có tác dụng của thần linh. Đặc biệt là với khởi nguồn của vạn vật, họ càng giải đáp bằng chủ nghĩa thần bí. Vì thế, xung quanh việc sản xuất ra tư liệu sinh hoạt đã có một hệ thống tín ngưỡng phức tạp. Nhưng đối lập với hệ thống tín ngưỡng này, một hệ thống tín ngưỡng khác cũng có tầm quan trọng không kém, đó lad sự sùng bái phồn thực.

Sùng bái phồn thực cố nhiên từ việc không giải thích được chuyện từ không thành có, nhưng đồng thời lại từ chủ nghĩa công lợi mãnh liệt. Cộng đồng người nguyên thuỷ, bất kể là thị tộc hay bộ lạc đều cần có một số lượng người nhất định. Nếu số dân của họ quá ít sẽ không có khả năng chống lại sự xâm lược của cộng đồng khác, không  bảo vệ được không gian sinh tồn, lại không đủ sức chống lại sự tiến công của  dã thú. Nói gọn lại, sự sinh tồn của họ phải dựa vào một số thành viên nhất định. Tình hình này, không những người xưa gặp phải, chính thời cận, hiện đại cũng như vậy. Hơn nữa, quan niệm người đông sức mạnh lớn càng là người xưa càng mãnh liệt. Nhưng trong xã hội của người xưa, trẻ sơ sinh sống được rất ít, tuổi thọ của con người không dài, hơn nữa, việc săn bắt thú khiến thường xuyên mất người. Như vậy, làm thế nào để bảo vệ được dân số đã trở thành một việc quan trọng. 

Nguồn gốc của dân số dựa vào việc sinh sản của phụ nữ. Nhưng phụ nữ làm thế nào để  sinh đẻ? Trẻ em do đâu mà có? Câu hỏi này với người xưa thật khó giải đáp, dường như không thể hiểu nổi. Hơn nữa, người xưa lại có tính hiếu kỳ và chủ nghĩa công lợi mãnh liệt, họ có lời giải đáp rất tự tin về những vấn đề ấy, vì cách giải đáp này trực tiếp quyết định  khả năng sinh tồn của họ. Đương nhiên, lưòi giải đáp của họ không có ý nghĩa khoa học mà chỉ có thể là thần bí. Theo lời của Wecker là “huyền học thô sơ”. Họ tưởng tượng trên cơ thể giới nữ có lực lượng thần bí, có thể từ không sinh thành có. Điều này có quan hệ mật thiết đến hình thái hôn nhân  và hình thái xã hội của họ lúc bấy giờ. Xã hội mẫu hệ sở dĩ coi trọng người mẹ vì chưa thấy được vai trò của người đàn ông trong việc sinh sản. Người ta chỉ biết được việc sinh đẻ là hoàn toàn do người phụ nữ, tính thần bí trong thân thể người phụ nữ đã quyết định điều đó. Nói chính xác hơn, họ quy công sinh đẻ hoàn toàn do sinh thực khí của phụ nữ.

Phải nói rằng, sự sùng bái phồn thực của người xưa đã trải qua một quá trình thay đổi, cùng với sự gia tăng của tri thức về giới tính, nội dung của tín ngưỡng này cũng thay đổi, cụ thể là, trong xã hội mẫu hệ cái mà người xưa sùng bái là hình tượng âm vật hoặc người phụ nữ mang thai; đến xã hội phụ hệ, bắt đầu sùng bái dương vậtthần và thần hôn phối nam nữ, đồng thời, sùng bái âm vật và bản thân hành vi nam nữ.

Cx giống như sự sùng bái các thần động vật, thần thực vật, thần thiên thể, sùng bái sinh thực khí cũng là một hành vi tín ngưỡng phổ biến trong xã hội của người xưa. Chỉ có điều, nó không giống với việc sùng bái các thần linh khác,  mà hình thức biểu hiện của nó là dùng ẩn ngữ hoặc tượng trưng.. Như sùng bái âm vật phần lớn được tượng trưng bằng một phù hiệu hình tam giác ngược, cũng có dùng hình tròn hoặc biểu thị  bằng hoa văn hình vảy cá.

Tình hình cụ thể của việc sùng bái của các dân tộc trên thế giới,  cuốn sách này không thể giới thiệu hết. Những tài liệu về phương diện này vô cùng phong phú, không những có thể xem ở các di chỉ khảo cổ được khai quật, các tài liệu ghi chép mà còn ở trong một số lượng lớn các tác phẩm văn học cổ đại, đặc biệt là sử thi  và thần thoại. Đáng chú ý nhất là những nghiên cứu công phu của các học giả hiện đại về tài liệu cổ hoặc  tài liệu điền dã nhân loại học gần đây., từ đó rút ra được những kết luận khoa học về sự sùng bái phồn thực của người xưa, ví dụ các học giả Frazer, Freud, đều đã có những cống hiến quan trọng.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here