II. Sự ra đời của Khoa Phụ
Trong thần thoại truyền thuyết Trung Quốc, Khoa Phụ chỉ là một vị thần nhỏ, sự tích cũng chỉ có một chuyện “Đuổi mặt trời”. Cuốn “Sơn hải kinh. Đại hoang bắc kinh” viết:
“Ngày xưa, giữa vùng hoang vu có một ngọn núi tên là Đô Tải Thiên. Có người có hai con hoàng xà tên là Khoa Phụ. Hậu Tổ sinh Tín, Tín sinh Khoa Phụ. Khoa Phụ không biết lượng sức, muốn đuổi theo mặt trời nên đuổi theo vào núi sâu, khát nước, uống cả sông vẫn không đủ, chạy ra đầm lớn rồi chết ở đó.”
Cuốn “Sơn hải kinh. Hải ngoại bắc kinh” cũng viết:
“Khoa Phụ đuổi bắt Mặt trời, gặp Mặt trời, khát nước quá, uống cả hồ, cả sông Vị. Nhưng vẫn không đủ, lên phía bắc uống cả đầm lớn, rồi chết khát ở đó. Vứt bỏ cây gậy, hoá thành Đặng Lâm.”
Có quan hệ với Khoa Phụ, ngoài “Sơn hải kinh” còn có các sách cổ như “Liệt Tử”, “Triều dã thiêm tải”, “Thái Bình ngự lãm”, nhưng các ghi chép dù có những sai khác nhỏ vẫn chung chuyện “đuổi Mặt trời”.
Trong đoạn văn trên, một đặc điểm rất rõ của thần thoại truyền thuyết Trung Quốc là lịch sử hoá, nhân văn hoá, đạo đức hoá; các anh hùng trong truyền thuyết có tính người nhiều hơn tính thần, nếu nói là thần chẳng qua cũng chỉ là người sáng tạo văn hoá viễn cổ và quy phạm đạo đức. Nghiêu, Thuấn, Vũ không cần phải nói, ngay như Phục Hy, Nữ Oa,… cũng chủ yếu là những vị cứu tinh cho nhân dân được truyền tụng cho đời sau. Phục Hy “quan sát thiên văn, địa lý, đoạ nam nữ, định ra Ngũ hành rồi ới định ra phép tắc cho con người, vẽ ra bát quái để cai trị từ đó mới ổn định thiên hạ”[1]; Nữ Oa “luyện đá ngũ sắc vá trời, chặt chân Ngao để lập ra bốn cực, giết Hắc long để cứu Ich Châu, tích luỹ tro than để lấp đầm lầy, còn tế thần để làm bà mối, từ đó lập ra hôn nhân”[2]. Nhưng những truyền thuyết về Khoa Phụ lại không giống nhau, vừa không có nội dung về đạo đức cũng không mang màu sắc về lịch sử và nhân văn. Vì sao Khoa Phụlại “đuổi Mặt trời”? Việcnày có quan hệ như thế nào với con người, trong truyền thuyết không nói rõ. Cái gọi là đuổi Mặt trời chính là thi chạy cùng với Mặt trời. Khoa Phụ tất nhiên là không thể chạy không bằng Mặt trời, lại còn bị Mặt trời thiêu đốt cho “khát mà chết”. Thật là anh hùng bi tráng! Nhưng nếu đánh giá theo cách nhìn của người Trung Quốc cổ đại, hành động của Khoa Phụ không đáng để ca ngợi, cái “chết vì khát” nhẹ tựa lông hồng. Trong truyền thuyết, ngoài Khoa Phụ giao đấu với Mặt trời, còn có Hậu Nghệ. Cuốn “Hoài Nam tử. Bản kinh huấn” chép:
“Vào thời Nghiêu, có mười Mặt trời cùng mọc thiêu đốt trái đất, làm chết hết cây cỏ và muông thú. Con người không có cái gì ăn, các yêu quái như Nhạ Dữ, Tạc Xỉ, Cửu Anh, Đại Phong, Phong Hy, Tu Xà đều rất sức hại dân. Nghiêu bắn chết Tạc Xỉ trong rừng Trù Hoa, giết Cửu Anh ở Hung Thuỷ, dồn Đại Phong xuống đầm lấy Thanh Khưu, bắn rụng chín Mặt trời, giết Nhạ Dữ, chém chết Tu Xà ở hồ Động Đình, bắn chết Phong Hy ở rừng Dâu, muôn dân đều vui mừng tôn Nghiêu làm vua.”
Hậu Nghệ bắn Mặt trời, “Hoài Nam tử” gọi là “Thượng xạ thập nhật”, thực ra chỉ bắn rơi chín Mặt trời, còn vẫn giữ một Mặt trời ở lại, để mang lại ánh sáng và sự ấm áp cho dân. Vì thế, Quách Phác chú thích trong “Hải ngoại đông kinh” rằng “Hậu Nghệ bắn rụng chín trong số mười Mặt trời”.
Khoa Phụ đuổi Mặt trời, Hậu Nghệ bắn Mặt trời, giống nhau ở chỗ cùng là quan hệ với Mặt trời, nhưng ý nghĩa văn hoá ẩn chứa trong đoa không giống nhau. Thứ nhất, Hậu Nghệ là thần của Nghiêu, bắn Mặt trời là vì sự nghiệp đế vương của Nghiêu, còn Khoa Phụ đuổi Mặt trời không vì ai, là tự do, không do ai sai khiến; thứ hai, Hậu Nghệ bắn Mặt trời, trừ hại cho dân công lao rất lớn, còn Khoa Phụ đuổi Mặt trời chẳng có ý nghĩa gì; thứ ba Hậu Nghệ bắn Mặt trời, công lao tràn đầy, muôn dân vui mừng, “tôn Nghiêu làm vua”, còn Khoa Phụ đuổi Mặt trời chẳng có kết quả gì, còn bị khát mà chết. Điều đó cũng nói Khoa Phụ đuổi Mặtt rời khong có ý nghĩa gì, không phải vì dana trừ hại, cũng không phải vì sựnghiệp đế vương. Nhưng , ý nghĩa của nó nằm ở trong cái vô nghĩa. Nội dung vô đạo đức, vô chính trị, vô lịch sử, mới thể hiện được cái chân thực của nó. Để nói về điều này, chúng ta hãy đọc truyền thuyết Sisphus trong thần thoại Hy Lạp cổ đại. Theo miêu tả của Homerơ trong sử thi Ôđyxê, Sysyphus là một kẻ tự tư, xảo quyệt, tội ác chồng chất, nên bị trừng phạt bằng cái chết, sau khi chết rồi cònphải đẩy đá lên núi, đá mới đưa lên đỉnh lại lăn xuống, nên lại phải vần đá lên đỉnh núi. Cứ như thế ngày qua ngày, năm qua năm, không bao giờ ngừng.
Công việc của Sisyphus là vô ích, việc đuổi Mặt trời của Khoa Phụ cũng là vô ích, việc làm của cả hai đều mang màu sắc bi tráng, cùng phản ánh một đặc điểm rõ rệt của thần thoại cổ đại là không suy nghĩ đến lợi ích chung. Tính không có lợi ích chung này không có ý nghĩa. ý nghĩa ở đây chính là sự sùng bái ssức mạnh và khúc ca của chủ nghĩa ành của loài người thời viễn cổ. Khoa Phụ đuổi Mặt trời, nếu lấy tiêu chuẩn thành bại hay thiện ác để đánh giá thì hoàn toàn không có ý nghĩa gì, nhưng hành động vĩ đại của chủ nghĩa anh hùng chạy thi cùng Mặt trời làm chấn động trời đất quỷ thần. Nó thể hiện đầy đủ phẩm cách anh hùng của loài người thời viễn cổ hoặc có thể nói nó thể hiện đầy đủ tinh thần nội tại của người Trung Quốc xưa trong thời đại anh hùng.
Thần thoại có quá tình phát triển từ tính phân tán đến tính hệ thống, ngày hôm nay, chúng ta có thể thấy thần thoại Hy Lạp, thần thoại Bắc Âu, thần thoại ấn Độ, kể cả thần thoại Tây Tạng đều là thần thoại được hệ thống hoá. Điều này chỉ có thể nói những thần thoại này đã không ngừng được hoàn thiện và bổ sung, không phải ngay từ khi mới ra đời đã được quy mô hệ thống hoá. Xem xét quá trình hình thành của thần thoại Hy Lạp, ta thấy nó bắt đầu từ thời văn minh Crister thời kỳ văn minh Nycenea, hoàn thiện ở thời Hômerơ. Sự phát triển của văn minh Trung Quốc, nếu xem xét theo thời gian, không sai khác nhiều với sự phát triển văn minh của thế giới Địa Trung Hải và cổ đại Ai Cập, lưu vực Lưỡng Hà cổ đại, cũng nghĩa là nói, vào trước đời Chu, thậm chí còn xa hơn vào thời Ngũ Đế, tổ tiên của chúng ta đã có những câu chuyện thần thoại rời rạc. Sau đó, những thần thoại truyền thuyết rời rạc này đã phát triển tiếp tục. Điều khác biệt là, thần thoại của các dân tộc phát triển theo xu hướng hệ thống hoá, còn thần thoại Trung Quốc phát triển theo xu hướng đạo đức hoá.
Đây chính là mấu chốt khi nghiên cứu lịch sử văn minh Trung Quốc. Xin thử nêu một số ví dụ sau:
1. Truyền thuyết về Hậu Nghệ
Đoạn trên đã nói Hậu Nghệ có nét giồng Khoa Phụ, những truyền thuyết được dẫn đều từ cuốn “Hoài Nam tử” của Lưu An đời Hán. Xem từ “Hoài Nam Tử” những câu chuyện về Hậu Nghệ trước sau có mâu thuẫn. Sách nói trước khi bắn Mặt trời, Hậu Nghệ là thần của vua Nghiêu, sau được Nghiêu cử đi vì dân trừ hại, đồng thời lại nói, sau khi Hậu Nghệ bắn Mặt trời, muôn dân vui mừng, mới bầu Nghiêu làm vua. Rất rõ ràng, “Hoài Nam Tử” viết theo lập trường quân bản vị lúc ấy, nên đã đưa thêm vua Nghieue vào, hoàn toàn là bịa đặt. Thực tế là, trước đời Hán, truyền thuyết về Hậu Nghệ chưa có nhân tố đạo đức, ngược lại, còn là một ác thần. Cuốn “Tả truyện. Tương công tứ niên” viết: “Từ khi nhà Hạ suy sụp, Hậu Nghệ từ chỗ làm ruộng ở Cùng Thạch dựa vào tài năng của mình đã lên nắm chính quyền. Hậu Nghệ không chăm lo cho dân mà hoang dâm như dã thú”. Cuốn “Sở từ. Ly Tao” viết: “Hậu Nghệ ham chơi mà mất ruộng, ham săn bắn mà trở nên cô độc. Nghệ lưu lạc khắp nơi, quá tham lam mà mất hết cơ nghiệp.”
2. Truyền thuyết về Cộng Công
Trong truyền thuyết cổ đại, Cộng Công là một nhân vật phản diện, nhưng xem từ những hành động của Cộng Công, vai trò nhân vật phản diện chỉ là do các văn nhân đời Chu thêm vào để tô đậm hình tượng chính diện của các tiên hiền như Nghiêu, Thuấn, Vũ. Tách chữ nghĩa ra để bình giá đạo đức, chuyện về Cộng Công có thể chia làm hai phần; Một là tranh giành ngôi vua; hai là vì bực tức mà san núi Bất Chu. Việc tranh giành ngôi vua ở thời đại Viêm Hoàng, không phải là việc ác. Hoàng Đế đánh bại Viêm Đế ở Bản Tuyền, đánh bại Xuy Vưu ở Trác Lộc cũng giống như tranh giành ngôi vua. San núi Bất Chu, không rõ nghĩa như thế nào, hiện không biết được, hoặc đây chỉ là một ẩn ngữ, giống như Vũ trị thuỷ. Nhưng sách vở sau đời Chu chép chuyện của Cộng Công, thì Cộng Công đích thực là một ác thần. Cuốn “Dật Chu thư. Sử ký giải” chép:
Xưa, Cộng Công tự cho là hiền, vô thần nên chỉ được làm hạ quan, ông ta nổi loạn, dân không theo, còn bị Đường thị đánh, Cộng Công chết.”
Cuốn “Hàn Phi tử”. Ngoại trừ thuyết hữu thượng” viết:
“Nghiêu muốn truyền thiên hạ cho Thuấn, Cổn (cha Vũ) tâu rằng: không nên! Tại sao không đem thiên hạ giao cho kẻ bỉ phu này! Nghiêu không nghe mà liền cất quân đánh chết Cổn ở cạnh núi Vũ Sơn. Cộng Công lại tâu rằng nên giao thiên hạ vào tay bỉ phu! Nghiêu cũng không nghe và lại cất quân đánh chết Cộng Công ở U Châu.”
Cuốn “Tuân Tử. Nghị binh” viết:
“Nghiêu đánh Hoan Đậu, Thuấn đánh Hữu Miêu, Vũ đánh Cộng Công, Thang đánh Hữu Hạ, Văn Vương đánh Sùng, Vũ Vương đánh Trụ. Bốn vương hai đế ấy nhờ dấy binh nhân nghĩa mà được thiên hạ.”
Cuốn “Hoài Nam Tử. Nguyên đạo huấn” nói càng mơ hồ hơn:
“Cộng Công có sức nên san bằng núi Bất Chu làm đất nghiêng về phía đông nam. Vì tranh ngôi vua với Cao Tân nên bị dìm chết ở suối Uyên, từ đó, tông tộc tuyệt diệt.”
3. Truyền thuyết về Viêm Đế
Viêm Đế là anh em với Hoàng Đế. Cuốn “Quốc ngữ. Tấn ngữ tứ” nói rất rõ ràng: “Thiếu Điểu lấy Hữu Kiều Thị, sinh được Hoàng Đế và Viêm Đế. Hoàng Đế vốn dòng họ Cơ, Viêm Đế dòng họ Khương, nên Hoàng Đế được gọi là Cơ, Viêm Đế được goij là Khương.”
Trước thời Chu, không hề có truyền thuyết về Viêm Hoàng. Sự tích về Hoàng Đế do quan niệm về Ngũ phương cũng là do yêu cầu của tầng lớp thống trị đời Chu. Câu “Hoàng Đế vốn họ Cơ” đã ít nhiều bộc lộ bí mật ấy. Nhưng từ nhà Chu đến thời Xuân Thu Chiến Quốc, truyền thuyết tuy ra sức biểu dương nhân đức và công đức của Hoàng Đế, nhưng Viêm Đế lại bị coi là nhân vật phản diện. Cuốn “Đại Đới Lễ. Ngũ đế đức” viết:
“Hoàng Đế trị Ngũ khí, định ra Ngũ lượng, chăm sóc muôn dân, đức độ nổi tiếng bốn phương. Ông òcn dạy cho hổ, báo, gấu, lợn đánh Xích Đế ở trong rừng Bản Tuyền, sau ba trận giao tranh đã thắng.”
Tư Mã Thiên trong “Ngũ Đế bản kỷ” cũng cho rằng đại thể như “Đại đới lễ”:
“Viêm Đế muốn xâm chiếm các chư hầu, các chư hầu quy phục HIên Viên. Hiên Viên tu đức rèn binh, trị Ngũ khí, định ra năm loại võ nghệ, chăm sóc muôn dân, đức độ nổi tiếng khắp nơi. Ông dạy cho hổ, báo, gấu, lợn cách đánh Viêm Đế trong rừng Bản Tuyền, giao tranh ba trận liền thì giành thắng lợi.”
Về sau, Viêm Đế và Thần Nông lạidj coi là một người. Thế mà Thần Nông trong truyền thuyết lại được coi là điển hình của đạo đức, vì thế, Viêm Đế từ việc dùng sức “đánh các chư hầu” chuyển thành người đạo đức “nếm thử cỏ cây” để giúp dân. Cao Dụ khi chú giải “Hoài Nam Tử” viết: “Xích Đế, Viêm Đế là con của Thiếu Điển, hiệulà Thần Nông, ông là vua nhân đức ở phương nam.” Tống Trung khi chú “Thế bản. Đế hệ biên” cũng viết: “Viêm Đế tức Thần Nông, Viêm Đế là thân hhiệu, Thần Nông là đại hiệu.” Trên thự tế, ở thời đại Tiên Tần, Viêm Đế và Thần Nông là hai người, thuộc hai thời đại khác nhau, Thần Nông có trước, Viêm Đế có sau, cuốn “Dịch. Hệ từ” xác định: “Khi Thần Nông mất, Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn mới lên thay.”. “Ngũ Đế bản kỷ” của Tư Mã Thiên cũng viết: “Sau khi Thần Nông suy, các chư hầu thôn tính lẫn nhau, muôn dân khốn đốn, Thần Nông không thể ra tay dẹp loạn. Vì Hiên Viên là người giỏi can qua, thiện chiến, các chư hầu bị thu phục.” Thần Nông có trước Hoàng Đế, Hoàng Đế và Viêm Đế lại là anh em,làm sao Thần Nông và Viêm Đế có thể là một người được?
Quá trình đạo đức hoá của thần thoại truyền thuyết vừa phản ánh nét đặc sắc trong diễn tiến của Trung Quốc, vừa cho thấy sự sai khác với hình thái ban đầu của thần thoại. Sự sai khác này vừa là sai khác của thần thoại vừa là sự sai khác với văn minh viễn cổ, đồng thời, nó còn lam thay đổi mô thức phát triển của văn minh Trung Quốc về sau. Ba nghìn năm trở lại, chủ nghĩa lý tưởng đạo đức được đề cao, nguồn gốc crc nó là sự đổi nhịp của thần thoại truyền thuyết viễn cổ. Con đường của sự phát triển văn minh này, đồng thời cũng chỉ rõ, chỉ cần chúng ta bóc lớp vỏ đoạ đức đẹp đẽ để chỉ còn lại bộ mặt thật của thần thoại truyền thuyết, sẽ có thể thấy khởi điểm của văn minh Trung Quốc chính là thời đại anh hùng oanh liệt, một thời đại chỉ coi trọng đạo đức chứ không coi tọng sức mạnh. Hoàng Đế đánh nhau với Viêm Đế, Xuy Vưu, Cộng Công giao tranh với Cao Tân, Khoa Phụ đuổi Mặt trời, Hậu Nghệ bắn Mặt trời, Hình Thiên trêu ghẹo Can Thích… đeùe cho thấy trong thời đại anh hùng của dân tộc Trung Hoa không hè có chuyện kẻ quân tử “dĩ hoà vi quý” mà đây chính là thời địa lấy binh đao, sức mạnh để khuất phục mọi người. Hơn nữa, sự sùng bái sức mạnh không chỉ dừng lại ở việc tranh quyền đoạt lợi mà cchủ yếu là ở sức sống mãnh liệt của người nguyên thuỷ được thể hiện qua lực lượng sùng bái ấy.
[1]Bạch hổ thông, quyển 1
[2]”Thái Bình ngự lãm”, quyển 7, 8 dẫn Phong tục thông.