II. Lại bắt đầu nói từ “Sơn Hải kinh”
Trong thư tịch cổ của Trung Quốc,, cuốn sách thần bí, kỳ ảo nhất phải kể tới “Sơn Hải kinh”. Học giả Hồ Ứng Dân đời Minh đã gọi đó là “Tổ tông của những cuốn sách kỳ quái viết về thời cổ đại”.
Nội dung của “Sơn Hải kinh” đã được Lưu Hâm đời Hán khái quát như sau: “Bên trong thì viết về núi của năm phương, bên ngoài thì viết về biển của tám hướng, sách viết về sự sinh ra của những của quý vật lạ trên đời, sự mất đi của đất đai cây cỏ, côn trùng, muông thú, lân phượng, v.v.. Ngoài việc viết về bốn biển, sách còn nói về một quốc gia rộng vô biên, nói về những con người đặc biệt.” Còn về loại hình của cuốn sách này, từ Lưu Hâm trở đi, quan niệm của các học giả xưa nay rất khác nhau. Lưu Hâm và nhiều học giả các đời thì cho cuốn sách này thuộc loại sách địa lý; “Hán thư” và “Tống thư” thì cho đây là thuật số học; Hồ ứng Lân đời Minh thì cho là sách chuyên viết về những chuyện thần kỳ; Kỷ Quân đời Thanh gọi đây là “cuốn tiểu thuyết cổ nhất của Trung Quốc”; Trương Chi Động thế kỷ 19 cho đây là cuốn sách lịch sử; Lỗ Tấn thế kỷ 20 thì lại cho rằng đây là “loại sách mê tín”; Viên Kha thế kỷ 10 lại cho rằng đây là loại sách “nguồn gốc của thần thoại”.
Trong nhiều cách nói trên, trừ cách nói “cuốn tiểu thuyết cổ nhất Trung Quốc” của Kỷ Quân, các cách nói khác đều có lý riêng hoặc đều có phần đúng. “Sơn Hải kinh” lấy “sơn và “hải” làm chủ đề, nội dung chính là ghi chép về tình hình địa lý núi sông, phong tục tập quán của các vùng đất, xem nó là một cuốn sách về địa lý, tất nhiên không phải không có lý. Nhưng nội dung của cuốn sách ngoài phần địa lý, điều làm cho người đời sau khó hiểu là phần viết về những điều thần kỳ mang đầy màu sắc thần bí ly kỳ và cổ quái. Do vậy, xem đây là sách thần thoại , sách vu thuật thì cũng chẳng sai. Hơn nữa, tỏng sách có bàn tới nhiều nhân vật trong truyền thuyết như Hoàng Đế, Đại Vũ, … do vậy xem đây là một cuốn sách về lịch sử thì cũng chấp nhận được.
Nhưng mặt khác của vấn đề là, nếu xem nội dung thì có thể xếp cuốn sách vào nhiều loại khác nhau, nhưng trên thực tế nói như vậy cũng đồng nghĩa với việc không thể xếp “Sơn hải kinh” vào bất cứ loại nào vừa nêu ở trên. Cũng chính vì tính chất không rõ ràng của cuốn sách nên khi nghiên cứu và và giải thích về cuốn sách này, các học giả cũng khó tránh khỏi viẹc mỗi người một cách, nhiều lắm thì cũng chỉ là mò mẫm kiểu người mù xem voi, chỉ rút ra được một số ấn tượng cục bộ mà thôi.
Trên thực tế, “Sơn hải kinh” là một bộ sách nổi tiếng về văn hoá nhân loại học sớm nhất trong lịch sử nhân loại. Chỉ có điều nội dung của cuốn sách không phải là lý luanạ về nhân loại học mà là những tài liệu kinh nghiệm về nhân loại học. Nói ngược lại chỉ có thể đi từ góc độ văn hoá nhân loại học mới có thể hiểu được sự huyền ảo của bộ “sách trời” này. Tjheo lời của học giả Chung Kính Văn vào khoảng năm 1930, ông đã có ý dùng quan điểm văn hoá nhân loại học giải thích “Sơn hải kinh”, ông còn viết cuốn khảo sát về lịch sử văn hoá trong “Sơn hải kinh”. Đáng tiếc là cuốn sách chưa hoàn thành và chưa được in ra.
Văn hoá nhân loại học là một môn khoa học do người phương Tây sáng tạo, đây là sản phẩm phụ ra đời cùng với sự xâm lược của các nước phương Tây, hình thành vào nửa cuối thế kỷ 19., chủ yếu nghiên cứu về tôn giáo, tập quán, nghệ thuật, kết cấu xã hội, … thời nguyên thuỷ. Cũng đã xuất hiện nhiều nhà nghiên cứu có uy tín và những tác phẩm kinh điển trong bộ môn này như cuốn “Văn hoá nguyên thuỷ” của Taylor”, Kim chi” của Fraser (John) Malcolm, cuốn “Văn hoá lý luận khoa học của Malinovxki, cuốn “Tư duy nguyên thuỷ” của Lebreuer, cuốn “Tư duy của người cổ” của Lewish Stralaus, cuốn “Mô hình văn hoá” của Bleyclik, v.v…
Những tác phẩm kinh điển này cùng với sự phục hưng của trào lưu chuộng văn hoá trong những năm gần đây hầu như đã có tác phẩm dịch sang tiếng Trung Quốc, cũng đã có một số học giả thử dùng lý luận để giải thích hiện tượng văn hoá viễn cổ Trung Quốc. Nhưng do thời gian du nhập tương đối muộn, vì phong trào học xập xí xập ngầu hám công danh lợi lộc nên hieuẹ quả còn rất mờ mịt. Các học giả nghiên cứu cổ sử vẫn phải dựa vào những tài liệu văn hiến và khảo cổ rất khó dùng lý luận văn hoá nhân loại học để soi sáng những lâu đài còn tối tăm trong việc nghiên cứu cổ sử.
Khi nghiên cứu cổ sử, đặc biệt là với những tư liệu như “Sơn hải kinh”, nếu chỉ dựa vào phương pháp xem xét truyền thống sẽ rất khó thu được kết quả. Những tài liệu khảo cổ nếu không có sự giải thích của lý luận đúng đắn thì chẳng qua cũng chỉ là những đồ bỏ đi. Nguyên nhân là: thứ nhất, mỗi thời đại đều có một hệ thống ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói riêng, nó có liên hệ mật thiết đến cuộc sống xã hội đương thời, một khi đời sống xã hội thay đổi, ngôn ngữ mất đi hoàn cảnh xã hội, ý nghĩa của nó sẽ trở nên mơ hồ, từ đó dẫn đến việc người đời sau sẽ rất khó khăn để hiểu nó.. Thứ hai, khi đối diện với những tư liệu cổ, người đời sau thường khó tránh được cách hiểu và giải thích nó theo nhu cầu của mình, từ đó mà dẫn đến hiểu sai. Thứ ba, tư liệu khảo cổ tuy có thể phản ánh chính xác lịch sử của người cổ đại nhưng do nó còn rải rác nên cũng thiếu tính chính xác và càng khó thể hiện được toàn cảnh lịch sử đương thời. Bản thân tư liệu khảo cổ không biết nói mà người nói chính là nhà nghiên cứu. Khi nhà nghiên cứu bị giới hạn về kiến thức, khuynh hướng tư tưởng, lợi ích của nhiều người, quan niệm lịch sử, đều có thể dẫn tới những giải thích sai lầm. Khi vận dụng kiến thức nhân loại học vào nghiên cứu cổ sử sẽ có thể bù đắp được những khiếm khuyết nói trên. Nhân loại học được xây dựng trên cơ sở ccr những tư liệu thực chứng còn tồn tại về các dân tộc nguyên thuỷ, căn cứ của nó là những sự thực kinh nghiệm đầy sức sống, hơn nữa, những sự thực kinh nghiệm này lại rất toàn diện, nó vừa có trong không gian của vật chất vừa có trong lĩnh vực tinh thần của cuộc sống. Quan trọng hơn nữa, nó có thể đem nối liền cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh thần của người xưa để tìm hiểu. Dễ dàng để thấy, chỉ có dưới ánh sáng của lý luận nhân loại học những tài liệu cổ và những tư liệu khảo cổ mới có thể sống lại, mới có thể thể hiện tình hình lịch sử đương thời, từ đó làm cho cách hiểu của người đời sau gần với thực tế hơn.
Vốn “Sơn hải kinh” được xem như một bộ “sách trời”, là “nguồn gốc của những sách kỳ quái” là vì lịch sử mà nó phản ánh đã sớm mất đi trước khi có dân tộc Hán. Ngôn ngữ trong sách do đã không còn bối cảnh lịch sử nên đã mất đi ý nghĩa. Nói theo cách nói hiện nay là do ngữ cảnh đã mất nên ngữ nghĩa cũng mất. Những từ trong sách như “nhân ngư”, “thiên mã”, “cổ thú”, “cử phụ”, “trường tả”, đặc biệt là “nước Vũ Dân”, “nước Quán Đầu”, “nước Yếm Hoả”, “nước Giao Kinh”, “nước Tam Thủ”, v.v… nếu không rõc được thế giới tinh thần của người xưa, chỉ lưu ý tới ý nghĩa của tên gọi thì không bao giờ có thể hiểu nổi.
Trên thực tế, toàn bộ cuốn “Sơn hải kinh” chính là lịch sử thế giới trong con mắt tác giả bấy giờ. Coi đây là một tác phẩm nhân loại học vì cái gọi là “sử” trong đó khác với “sử” của người đời sau rất nhiều . “Sử” của người đời sau chủ yếu là lịch sử chính trị của các vương triều, còn “sử” của cổ nhân lại là phong tục tập quán, tình hình cuộc sống cho tới sự sùng bái thần linh, chú trọng về văn hoá chứ không phải là chính trị. Đây cũng là đối tượng nghiên cứu của văn hoá nhân loại học hiện đại. Từ đó cũng có thể suy đoán rằng, thời gian ra đời của “Sơn hải kinh” nhất định là rất sớm, hoặc nói cách khác, cuốn sách đã được hình thành trong thời gian rất dài chứ hoàn toàn không phải hình thành vào đời Chiến Quốc hay đời Hán như các học giả đời sau thường nói.
“Sơn hải kinh” ghi chép có sông có núi, có vị trí địa lý cụ thể của các bộ lạc. Ví dụ, trong “Sơn hải kinh” viết “Đứng đầu “Bắc sơn kinh” là một ngọn núi độc lập có nhiều cây cối, trên đó có nhiều hoa cỏ, có nước chảy mạnh, ở phía tây thì chảy vào một dòng suối nhỏ, bên trong núi có nhiều đá hoa cương, đá lớp.” Rồi lại nói “Cách 250 dặm về phía bắc có một trái núi hình tròn, trene núi có nhiều đồng, chân núi có nhiều ngọc, không có cây cối.” Rất rõ ràng, viết như vậy là về địa lý, hơn nữa, vị trí nói trong đó rất khó nói là hư cấu. Có điều hàm nghĩa của “núi độc lập”, “núi hình tròn” người đời sau còn chưa hiểu được mà thôi. Nhưng sông núi mà “Sơn hải kinh” ghi chép hoàn toàn không chỉ là địa lý học mà là mượn địa lý để giới thiệu phong tục tập quán, đặc biệt là giới thiệu tôn giáo và phong tục tập quán nguyên thuỷ của các nơi. Tuy chữ nghĩa ở trong sách đã được thần bí hoá ở mức độ nhất định nhưng nhờ có lý luận của nhân loại học nên cũng có thể đọc được. Như “Hải ngoại nam kinh” viết nước Kết Hung nằm ở phía tây nam, người nước này bụng đều thắt lại” hay “nước Vũ Dân nằm ở phía đông nam, người nước này đầu dài, trên người mọc nhiều lông”. Nếu như bình thường, đoạn văn này thật là khác thường, những người được miêu tả ở đây như người từ hành tinh khác. nhiều nhà chú thích do không rõ sự ảo diệu nên đã ép câu gượng chữ, cuối cùng vẫn chưa thoát khỏi được đám mây mù, không có cách nào tách bạch ra được sự thật lịch sử hàm chứa trong lớp ngôn ngữ thần bí ấy.. Nhưng nếu xem xét từ góc độ văn hoá nhân loại học thì sẽ rất dễ giải thích. Cái gọi là “nước Kết Hung” chính là bộ lạc Văn Hung; cái gọi là “nước Vũ Dân” chính là một bộ lạc chuyên dùng lông vũ để hoá trang thân thể. Ngoài ra những tên gọi như “nước Tu Cổ”, “nước Kỳ Cổ”, “nước Nhất Tý”, “nước Tam Thân”, “nước Phản Thiệt”, “nước Hắc Xỉ”, v.v.. đều là tên gọi các bộ lạc và gắn liền với quan niệm tôn giáo của người xưa, sự sùng bài tô tem gắn liền với việc hình thành những phong tục tập quán.Trong hoàn cảnh ấy, chỉ cần đọc những tài liệu văn hoá nhân loại học về các vùng đất trên thế giới của các học gỉa phương Tây, chúng ta sẽ thấy rất dễ hiểu.
Đương nhiên, cũng có điều phải chỉ ra rằng “Sơn hải kinh” không hề được viết thành sách vào một thời gian nhất định, càng không phải là của một tác giả duy nhất mà nó được hình thành trong thời gian dài, điều này đã quyết định một số nội dung trong “Sơn hải kinh” đã được người đời sau tô vẽ thêm. Ví dụ như những phần viết về Hoàng Đế, Đại Vũ, Chu Mục Vương rất khó nói không phải là hư cấu. Nhưng dù sao chăng nữa, những phần thêm bớt vào sau này cũng không thể thay đổi được thuộc tính văn hoá nhân loại học của toàn bộ cuốn sách.