Dương Vụ vận động tên cũ là Đồng Quang Tân Chính. Trong quá trình phái phản động liên kết với nhau để trấn áp cách mạng Thái Bình Thiên Quốc, trong tập đoàn phong kiến triều Thanh một số quân phiệt quan liêu có tính thực tiễn đã hình thành, bắt đầu chủ trương sử dụng một số kỹ thuật sản xuất tư bản chủ nghĩa để thực hiện mục đích bảo vệ ách thống trị phong kiến đang lung lay. Những người này thuộc phái Dương Vụ đang làm việc trong chính phủ đương thời. Từ những năm 60 đến những năm 90 của thế kỷ 19, họ đã thực hiện Dương Vụ cách tân, sử sách goi là Dương vụ vận động.
Dương Vụ vận động
Hai chữ “Dương Vụ” là để chỉ những người làm các công việc như ngoại giao, soạn thảo điều ước, cử học sinh đi học nước ngoài, mua vũ khí của nước ngoài cho đến những công việc liên quan đến quân sự, học tập khoa học nước ngoài, sử dụng cơ khí, khai mỏ, mở xưởng,… có quan hệ với nước ngoài. Phái Dương Vụ chủ trì và đề xướng việc dương vụ, ban đầu số người không nhiều nhưng thế lực của họ ngày càng tăng. Ở triều đình là đại thần Dịch Nghi, Tổng lý các quốc sự nha môn và Văn Tường cùng một số người nữa. ở địa phương là đại quan liêu Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương, Tả Tông Đường, Trương Chi Đồng… là những người đang nắm thực quyền. Trong đó, Tăng Quốc Phiên người đứng đầu tập đoàn hệ Tương, Lý Hồng Chương, người đứng đầu tập đoàn hệ Hoài về sau là tập đoàn Trương Chi Đồng có ảnh hưởng to lớn.
Nội dung của Dương Vụ vận động rất đa dạng, liên quan đến quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao… vì mục đích “tự cường”, mở mang công nghiệp quân sự, xoay quanh mở mang những xí nghiệp công nghiệp quốc phòng, chế tạo những loại vũ khí mới để trang bị cho lục quân, hải quân,… Nhiệm vụ chủ yếu của nó là như vậy.
Phái Dương Vụ từ những năm 60 đã bắt đầu mở mang Cục chế tạo Giang Nam, Cục Ban chính Phúc Châu, Sở quân giới An Khánh để tiếp cận với công nghiệp quốc phòng cận đại. Trong đó, Cục chế tạo Giang Nam là nhà máy quốc phòng tương đối lớn đầu tiên ở Trung Quốc, do Lý Hồng Chương xây dựng tại Thượng Hải năm 1865, nhà máy có khoảng hơn 2.000 người, chủ yếu chế tạo các loại hàng quân dụng như súng lớn, thuốc nổ, thuỷ lôi… đồng thời còn chế tạo tàu thuỷ, sau đó đến năm 1867 bắt đầu chế tạo tàu chiến.
Cục ban chính Phúc Châu là xưởng sửa chữa và đóng mới tàu thuyền có quy mô lớn nhất của chính phủ Thanh lập do Tả Tông Đường mở tại Phúc Châu năm 1866, cả nhà máy có hơn 1.700 người, chủ yếu chế tạo tàu chiến các loại lớn nhỏ. Sở quân giới An Khánh là binh công xưởng do chính phủ Thanh mở sớm nhất. Tháng 12 năm 1861, Tăng Quốc Phiên mở ra ở An Khánh, quy mô không lớn, chủ yếu chế tạo đạn, thuốc nổ, đạn pháo và các loại vũ khí.
Ngoài một số nhà máy quốc phòng đã kể ở trên, phái Dương Vụ còn cử học sinh đi học tập kỹ thuật nước ngoài. Nhưng trong quá trình mở mang công nghiệp quốc phòng, phái Dương Vụ đã gặp phải những vấn đề khó giải quyết, quan trọng nhất là những khó khăn về tiền vốn, nguyên liệu, nhiên liệu và giao thông vận tải.
Vì thế, phái Dương Vụ trong khẩu hiệu “phú quốc” từ những năm 70 đã dùng các phương thức nhà nước mở, nhà nước cho thương gia mở và nhà nước cùng các thương gia liên hiệp cùng mở, để mở cục Chiêu thương tàu thuỷ, cục Khoáng vụ Khai Bình, cục Điện báo Thiên Tân, đường sắt Đường Sơn – Tư Các Trang, cục Dệt vải cơ khí ThượngHải, cục Dệt dạ Lan Châu và nhiều xí nghiệp dân dụng khác. Cùng lúc đó. Phái Dương Vụ còn bắt đầu đặt kế hoạch phòng thủ bờ biển, năm 1884, bước đầu xây dựng hải quân ở biển Nam, biển Bắc và Phúc Kiến. Sau khi phái Dương Vụ đã kiểm soát được hải quân Nha Môn,lại mở rộng thêm hạm đội biển Bắc, sửa chữa vịnh Lữ Thuận và quân cảng Uy Hải Vệ.
Các xí nghiệp công nghiệp cận đại được phái Dương Vụ kinh doanh để làm tiền đề thay đổi quan hệ sản xuất phong kiến. Tính ỷ lại, tính phong kiến và tính lũng đoạn từ bên ngoài sẽ tạo nên những hạn chế rất lớn khi mở các xí nghiệp. Vì thế, phái Dương Vụ muốn trong việc mở mang các xí nghiệp công nghiệp cận đại ở Trung Quốc và kế hoạch phòng thủ bờ biển đều không được nhận các vấn đề về kỹ thuật, tiền vốn và quản lý của nước ngoài. Nếu không làm như thế sẽ tăng thêm sự khống chế của các nước đế quốc về chính trị, quân sự và kinh tế đối với Trung Quốc. Phái Dương Vụ cũng tăng nhanh việc mại bản hoá các hoạt động, nếu không các xí nghiệp này sẽ không thể tránh khỏi cảnh phá sản và trở thành những trở ngại cản trở sự phát triển nền công nghiệp cận đại của Trung Quốc.
Hiệu quả cùng những vấn đề của Dương Vụ vận động
Từ sớm nhất là năm 1862, Tăng Quốc Phiên đã bắt đầu xây dựng “Sở quân giới An Khánh”, đế quốc Đại Thanh đã mở 20 nhà máy công nghiệp quốc phòng; Lý Hồng Chương ở Thượng Hải xây dựng Cục chế tạo Giang Nam đến những năm 90 đã trở thành “nhà máy công nghiệp quốc phòng tổng hợp lớn nhất Viễn Đông”; xưởng đóng thuyền Mã Vĩ, Phúc Châu đã chế tạo 34 quân hạm; cả nước đã xây dựng hơn 400 km đường sắt, đã có hơn 100 thương gia, chủ xí nghiệp cỡ lớn và cơ sở do nhà nước làm chủ, nhà nước và thương gia hợp doanh, xí nghiệp hợp doanh trong và ngoài nước; năm 1888, hải quân biển Bắc thành lập, trở thành “uy lực lớn nhất trên biển Viễn Đông” (báo Anh Thái Ngô Sĩ Báo năm 1890). Lý Hồng Chương đã khoe: “Đứng ở Bột Hải mà nhìn, đã thấy cái thế vững như bàn thạch!”
Năm 1862, “Kinh sư đồng văn quán” thành lập chuyên trách việc phiên dịch, giới thiệu sách khoa học kỹ thuật, sách tranh ảnh của nước ngoài; năm 1864, Đồng Văn quán tiếp tục được thành lập ở Thượng Hải, Quảng Châu; năm 1867 ở Phúc Châu thành lập “Ban chính học đường”, Cục chế tạo Giang Nam thành lập Phiên dịch quán giới thiệu một số lượng lớn các trước tác khoa học kỹ thuật và xã hội hiện đại phương Tây. Những năm 70, chính phủ Thanh bắt đầu dùng tiền ngân quỹ đưa một số lớn lưu học sinh đi học tập văn hoá, kỹ thuật khoa học phương Tây, đến những năm 80, rất nhiều người đã học xong trở về nước phục vụ. Từ năm 1885, cuối đời Thanh, bắt đầu không những trả được toàn bộ số nợ nước ngoài mà tài chính còn dư dật, đến năm 1894, mỗi năm đã đạt tới 4 triệu lạng. Những cải cách của triềuThanh đã đạt được những thành quả to lớn được cả thế giới theo dõi. Lúc đó, học giả nổi tiếng của nước Anh đang ở Trung Quốc đã bình luận: “Đế quốc Đại Thanh từ cuộc chiến tranh ngu xuẩn năm 1860 đến năm 1895 đã có những tiến bộ vượt bậc, thật là không thể ngờ!” Đây chính là thời đại “Đồng Trị trung hưng” huy hoàng mà đế quốc Mãn Thanh đã từng có, lịch sử lại một lần nữa cho thấy đế quốc già nua này đã lột xác, cơ hội để đất nước phồn thịnh lâu dài đã hiện ra trước mắt! Nhưng công cuộc cải cách vào thời điểm quan trọng nhất lại gặp những trở lực.
Năm 1885, nhân vật tiêu biểu của phái cải cách Cung thân vương Dịch Nghi bị Từ Hy cách chức, cuộc cải cách Dương Vụ vận động lúc này liên quan tới thượng tầng vương quyền, tổ chức xã hội và nguyên tắc chế độ nhân sự ở vào thời điểm khó khăn nhất, sau lưng Từ Hy chính là bọn “Bát cổ văn” đã xơ cứng trước nhu cầu cải cách, những người được tuyển chọn bằng chế độ khoa cử không thể thích ứng với sự phát triển của xã hội, thế lực bảo thủ của “đảng Thanh Lưu” ” đầu óc rỗng tuyếch, lời nói ba hoa, chỉ toàn danh hão” lợi dụng gây khó khăn tập hợp bọn tham ô hủ bại không chịu thay đổi, coi những tệ đoan không mang tính phổ biến là do cải cách gây nên, đổ tất cả vào đầu phái Dương Vụ nhằm ngăn cản bước tiến của cải cách thể chế. Mấy năm sau, những trọng thần, những người đã trực tiếp làm nên sự quật khởi trong những năm 50, 60 như Lý Hồng Chương, Văn Tường, Tăng Quốc Phiên, Tả Tông Đường, Thẩm Bảo Trinh, Trương Chi Đồng… đã già nua hoặc thôi chức theo thời gian; các trọng thần có chút ít tài năng, trí năng ngày càng ít đi, trong chốn quan trường đầy bí hiểm, sự trong sáng dần đã hết, con đường bổ sung nhân tài lại không có khiến cho triều đình không còn những tài năng xuất chúng, chỉ thấy bọn tiểu nhân vụ lợi, những văn nhân tầm thường, chuyên a dua nịnh nọt, xuất hiện tình trạng “nhân tài chẳng còn ai, khi người còn, lẽ phải được gìn giữ, khi người mất lẽ phải cũng mất theo”. Từ đó, trong hoàn cảnh quốc tế ngày càng xấu đi, triều Mãn Thanh ngày càng lúng túng rơi vào tình trạng không kiểm soát nổi, sự sa sút ngày càng nghiêm trọng.