Văn tự ngục là tên gọi sự  ngăn cản và trấn áp các phần tử trí thức   chống lại  tầng lớp thống trị, cố ý tầm chương trích cú trong từng tác phẩm, từ đó thêu dệt tội danh để đẩy người ta vào oan khuất. Từ cổ, Trung Quốc đã có văn tự ngục, đến triều Thanh thì trở nên vô cùng nghiêm trọng.

Trong triều Thanh, giới quý tộc Mãn nắm quyền, trước thực tế trong cả nước, người Hán chiếm tuyệt đại đa số nên  cần phải phòng ngừa, trấn án nghiêm khắc. Đặc biệt là trước triều Thanh, chỉ cần là văn nhân học sĩ, qua văn tự bộc lộ sự bất mãn hoặc là tỏ ý nghi ngờ  kẻ thống trị,  bị cho rằng trong văn tự có nội dung xúc phạm vương quyền và cho rằng bản thân bị ngăn cản đều  được gọi là văn tự ngục, nó sẽ liên luỵ đến  khoảng từ mười người đến hàng trăm người.

 Truyền thống văn tự ngục ở Trung Quốc

 Trong lịch sử cổ đại  Trung Quốc thực tế đã có văn tự ngục do văn chương giáng tai hoạ! Để gia tăng quyền lực chuyên chế của nhà vua tầng lớp thống trị Trung Quốc  có những thủ đoan cực kỳ tàn nhẫn với những người đọc sách; từ Nguỵ Tấn đến Minh Thanh, văn tự ngục từ việc giết một người dần liên luỵ đến cả những dây mơ rễ má, chỉ cần động một chút là tru di tam tộc, lăng trì, phanh thây. Các ông vua, khát máu đã thành bản chất, như Chu Nguyên Chương, như Ung Chính, như Càn Long, không cần phải có lý do danh chính ngôn thuận, đã có thể giết người. Chuyên chế mấy nghìn năm, cái lưới văn chương dày đặc, tai hoạ vì văn chương không kể xiết, không biết  có bao nhiêu người trí thức đã phải trở thành quỷ không đầu!

Trong truyền thống, Trung Quốc chính là  nước có nhiều  tai hoạ văn chương như thế. Mọi người phạm tội, phải chịu hình phạt  do tư tưởng, do tác phẩm, do lương tâm, do chân lý. Hậu quả trực tiếp là  tư tưởng, văn hoá bị đàn áp, tính sáng tạo của người trí thức, khí tiết tinh thần không thể tồn tại, cái mầm bệnh ấy ở người Trung Quốc ngày càng  lan rộng. Vì thế trong xã hội đã hình thành một thói quen bỏ tốt, chọn xấu, tinh anh bị sát hại, tiểu nhân gặp thời. Người đọc sách muốn tỏ mặt với đời thì phải phủ phục dưới cái đống giấy lộn.

Văn tự ngục sớm nhất là từ   chuyện “Thôi Trữ giết thái tử” ở nước Tề thời Xuân Thu. Năm 548 trước Công nguyên, Tề Trang công do tư thông cùng với vợ của Thôi Trữ nên bị Thôi  Trữ giết hại, sử quan ghi “Thôi Trữ giết vua”, Thôi Trữ giết luôn quan chép sử, em của sử quan là Bỉnh Thừa nối nghiệp anh, lại viết như thế, cũng bị giết.

 Thời Hán, Dương Huy sau khi bị triều đình miễn chức viết sách “Ruộng ở núi Nam, hoang vu bất trị, trồng một khoảnh đậu, tàn còn một cây. Cái vui của đời người, đâu chỉ phú quý?    349             Vua Tuyên đế căm ghét tột độ, thêu dệt nên tội danh, nói ông ta là “hoang uế”, phỉ báng triều đình, phải chém.

Đời Bắc Tống một văn hào là Tô Thức bị án Điểu đài thi giễu cợt tân đảng, mất hết tất cả, may mà có Vương An Thạch dâng sớ  xin cho, thêm vào là Tô Thức cũng kiểm thảo bản thân viết những câu thơ đó, tự thành khẩn nhận tội nên mới chỉ bị biếm đến Hoàng Châu; bọn Tô Triệt, Hoàng Đình Kiên, Tư Mã Quang cũng bị liên luỵ. Từ đó, văn tự ngục trở thành một cuộc tranh chấp giữa các phe đảng trong xã hội phong kiến Trung Quốc, là công cụ để tranh chấp cá nhân, kiểm thảo, phản tỉnh trở thành thủ đoạn của tầng lớp thống trị thuần phục phần tử trí thức.

Văn tự ngục đời Minh có ý nghĩa là khởi điểm cho triều Thanh. Chu Nguyên Chương đã từng làm hoà thượng, nhân một bài biểu trong đó hai chữ “tắc” và “tặc” gần giống nhau, “sinh” và “tăng” đọc gần giống nhau, “đạo” (con đường) và “đạo” (trộm cướp),…, nghi ngờ mà đem giết. Lâm Nguyên Lương, giáo thụ ở phủ học Triết Giang, Triệu Bá Ninh, huấn đạo ở phủ học Bắc Bình, Lâm Bá Cảnh, huấn đạo phủ học Phúc Châu, Tưởng Chất, huấn đạo phủ học Quế Lâm Ngô Hiến, huấn đạo phủ học Đức An, Tưởng Trấn, huấn đạo phủ học Thường Châu, Chu Miện, huấn đạo phủ học Trần Châu, Lư Nhuệ, huấn đạo phủ học Hoàn Khánh, Lâm Vân, huấn đạo phủ học Bạc Châu, … đều do thơ mà bị giết. Một hoà thượng viết thơ tạ ân: “Kim bàn tô hợp lai thù thành, Ngọc uyển đề hồ xuất thượng phương. Trù tuyển lạm thừa thiên hạ tứ, Tự  tàm vô đức tụng đào đường”. Chu Nguyên Chương nói : chữ Thù gồm chữ “đãi” và chữ “Chu”, phải giết (“đãi” có nghĩa là xấu xa); một chuyện khác của hoà thượng làm thơ “Kiến thuyết Viêm Châu tiến thuý y, Cương la nhất nhật biên đông tây. Vũ mao diệc túc vi thân luỵ, Na đắc thu lâm tĩnh sử thôi”

 Văn tự ngục dưới thời Khang Hy và Càn Long

     Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa chuyên chế, văn tự ngục triều Thanh lại đạt đến một đỉnh cao mới. Thời Thuận Trị đã sinh ra vụ án Thích Hàm Khả, vụ án Hoàng Dục Kỳ, vụ án Mao Trọng Trác, vụ án Trương Tấn Ngạn, vụ án Trang Đình, v.v…

Văn tự ngục tương đối lớn sớm nhất triều Thanh là vụ  án “Minh sử” bản khắc của Trang Đình Lung dưới đời vua Khang Hy. Trang Đình Lung    người Điểu Trình, Triết Giang (nay là Ngô Hưng), Trang Đình  Lung   mua được một di cảo Minh sử của  đại học sĩ đời Minh  Chu Quốc Trinh từ một người hàng xóm, ông đã biên tập lại, rồi lại thêm vào một số việc của đời Sùng Trinh cuối đời Minh, gọi là “Minh sách”, coi đó là trước tác của mình. Trong sách đã phạm những điều cấm, như tên người viết sách dưới triều Thanh mà viết về những kẻ phản nghịch đã hàng Thanh, lại không dùng niên hiệu triều Thanh mà dùng niên hiệu Vĩnh Lịch của nhà Nam Minh. Sách được soạn xong, Trang Đình Lung chết, cha của ông là Trang Doãn trở thành người tiếp tục. Không ngờ có người cáo giác, Trang Doãn bị bắt về kinh rồi chết ở trong ngục, Trang Đình Lung bị quật mộ, đốt xương, phàm những người có can dự từ người duyệt bản khắc, đọc sách, giữ sách đều bị giết. Trước sau vụ án này giết đến hơn 70 người, còn bị đầy đi vùng biên cương xa xôi tới mấy trăm người. Một vụ án văn tự ngục nổi tiếng khác đời vua Khang Hy là vụ “Nam sơn tập”. Phương Lý Tiêu từng đến Vân Nam làm quan  thời Ngô Tam Quế, sau đó đã sớm hàng phục triều Thanh nên được miễn tội chết, trước tác của ông có  “Điền kiềm ký văn” và một số sách khác. Đới Danh Thế thấy sách lạ,  lại dẫn “Nam sơn tập” ở trong đó  bị coi là “đại nghịch”. Thực ra cuốn sách này không có gì là “đại nghịch” với triều Thanh. Chỉ có điều là trong sách có nói đến chính quyền Vĩnh Lịch  thời Nam Minh không đáng được coi là một nguỵ triều nhưng sách lại gọi  niên hiệu Hoằng Quang đế, lại nói rõ việc vua Khang Hy giết thái tử nhà Minh. Kết quả là vào ngục hơn trăm người, Đới Danh Thế bị chém đầu., Phương Lý Tiêu đã chết thì bị giết cả nhà, trai gái hai nhà trên 16 tuổi đều bị giết, con gái trở thành nô tỳ, những người cùng họ Phương đều bị đưa đi Hắc Long Giang.

Văn tự ngục thời Ung Chính lại càng ghê gớm. Thí dụ, triều thần Tra Tư Đình được cử làm chủ khảo ở Giang Tây, ra đề thi “Duy dân sở chỉ”, bị cáo giác hai chữ “Duy chỉ” là dùng phần đầu của hai chữ “Ung Chính”. Vua Ung Chính tức giận, tống Tra Tự Đình vào ngục, kết quả là Tra Tự Đình chết ở trong ngục, cả nhà bị giết, thân thuộc của ông hoặc bị xử chém hoặc bị lưu đày. Có một lần quan hàn lâm Từ Tuấn viết tấu chương lấy chữ bệ của “bệ hạ” viết sai thành “bệ” (nghĩa là  ngục tù). Vua Ung Chính đọc được lập tức cách chức. Sau đó cử người đi điều tra, trong một tập thơ của Từ Tuấn người ta tìm thấy hai câu thơ: “Thanh phong bất tri tự, Hà sự loạn phiên thư?”. Lập tức bị coi hai chữ “Thanh phong” là ám chỉ triều Thanh, như vậy Từ Tuấn đã phạm tội phỉ báng triều đình, cả tính mệnh cũng mất. Ung Chính không những la người phát minh ra chế độ mật tấu mọi sự mà còn mở đầu những cuộc phê phán có tính quần chúng. Nho sinh Tiền Danh Thế tặng thơ Niên Canh Nghiêu “Phân thiểm tinh kỳ đồng chiêu bá,  (tướng quân triều Chu), Tùng thiên cổ giác Hán tướng quân (Hoắc khứ thống)”, sau việc Niên Canh Nghiêu, Ung Chính lệnh cho Tiền Danh Thế ở trong nhà treo một bức hoành đề “Danh số tội nhân”, lại tập hợp hơn trăm người toàn là những tiến sĩ soạn, viết thơ văn để phê phán. Toàn bộ thơ văn đó tập hợp lại thành  “Ngự chế Tiền Danh Thế”, phát cho các trường học để làm răn. Để trị tội của Tra  Tự Đình, Ung Chính lệnh cho tìm tội chứng trong nhật ký, từ đó tìm được đến 8 tội, đó là một các để tăng cường  ách thống trị về tư tưởng.

Sau khi vua Càn Long lên ngôi, lưới văn chương càng thêm dày , văn tực ngục càng nhiều hơn. Hàn lâm học sĩ Hồ Trung Tảo có câu thơ : “Nhất bả tâm tràng luận trọc Thanh”, vua Càn Long sau khi xem xong nổi giận lôi đình: “Thêm chữ “trọc” vào bên cạnh quốc hiệu (Thanh) là thâm ý của  hắn?”. Hồ Trung Tảo chỉ vì một chữ “trọc” mà bị giết chết, tội còn liên can đến cả thầy, cả bạn. Có người nói Từ Thuật     có tập thơ “Nhất trụ lầu”, trong đó có hai câu thơ “Minh triều ky chấn thiên, Nhất cử khứ thanh đô” bị vua Càn Long cho là “đại nghịch”, lý do là đã mượn chữ “triều” trong “triều tịch” đọc thành “triều” trong “triều đại”, “muốn chấn hưng Minh triều mà làm triều đại của ta mất đi”.  Kết quả là không chỉ Từ Thuật Quỳ   chết mà còn kéo theo cái chết cho cả nhà, con cháu của ông và những người  giữ tập thơ cũng bị giết chết tất cả.. Phàm là những chuyện như thế này, không sao kể hết. Trước triều Thanh,  tổng kết  đã có đến hơn 100 lần xảy ra văn tự ngục. Dưới sự thống trị của chủ nghĩa chuyên chế với  văn hoá, rất nhiều những phần tử trí thức không dám động đến chính trị. Chỉ có thể chúi đầu vào khảo cứu sách cổ. Khi đó có lão thần Lương Thi Chinh đã tổng kết kinh nghiệm xử thế trong những việc này như sau: “Bất dĩ tự tích vu nhân giao vãng, Tức ngẫu hữu vô dụng cảo đê, diệc tất phần huỷ” (Đừng để lại dấu tích trên chữ nghĩa và đừng giao du với ai, Nhỡ ra có tờ giấy vô dụng thì phải đốt đi).

1 BÌNH LUẬN

  1. […] Văn Tự Ngục: Văn tự ngục là tên gọi sự  ngăn cản và trấn áp các phần tử trí thức   chống lại  tầng lớp thống trị, cố ý tầm chương trích cú trong từng tác phẩm, từ đó thêu dệt tội danh để đẩy người ta vào oan khuất. Từ cổ, Trung Quốc đã có văn tự ngục, đến triều Thanh thì trở nên vô cùng nghiêm trọng. (https://onggiaolang.com/68-van-tu-nguc/) […]

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here