Sa hoàng nước Nga là một trong những đế quốc đã quen xâm lược trên thế giới, trước đây, họ và Trung Quốc đã từng là  láng giềng, nhưng sau khi Trung Quốc bước vào triều Thanh, cái vòi xâm lược của nước Nga đã thò đến vùng đông bắc Trung Quốc. Lúc đó, Trung Quốc đang dưới triều đại của vua Khang Hy, còn Sa hoàng nước Nga La Tư có tên là Đỉnh Đỉnh Đích Ba Đắc Nhất Thế, hai ông vua vĩ đại này đã cùng  để lại những ảnh hưởng to lớn trong lịch sử cho đời sau.

 Nga La Tư xâm lược vùng đông bắc và phản ứng của triều Thanh

     Vào giữa thế kỷ 17, những kẻ theo chủ nghĩa thực dân ở nước Nga đã ngó sang lãnh thổ  Trung Quốc. Năm 1643 vua Nga Nha Khố Tư Khắc đốc quân Qua Lạc Văn cử quan văn thư Ngoã Tây Lý. Ba Nha Khoa Phu dẫn đầu một toán quân tất cả có 133 người, mang theo súng đạn, xâm phạm vùng Hắc Long Giang. Những kẻ xâm lược này tiến hành giết chóc, cướp đoạt, toàn làm những điều ác. Hành động tàn bạo của chúng  gặp sự kháng cự anh dũng của nhân dân tộc Đạt Cát Nhĩ nên đã phải  chịu tổn thất rất nghiêm trọng. Đến mùa xuân năm 1646, Nha Bố Tư Khắc  trở về nước, đội quân 133 người chỉ còn 53 người.

Tháng 1 năm 1650 Hiệp La Phi. Ha Ba La Phu đi cùng 70 tên Ca Sa Khắc vượt qua núi Hưng An, xâm phạm vùng lưu vực sông Hắc Long Giang đến phía tây Nha Khắc Sa. Đầu năm 1651 họ lại mang 137 người một lần nữa đến vùng Hắc Long Giang dùng vũ lực chiếm thành Nha Khắc Sa. Các dân tộc vùng đông bắc Trung Quốc đã anh dũng chống lại, đuổi được bọn xâm lược ra khỏi lưu vực sông Hắc Long Giang. Mùa hạ năm 1655, một toán quân gồm 84 người  lại xâm phạm vùng lưu vực sông Hắc Long Giang, chiếm Nha Khắc Sa. Những hành động xâm lược của họ lại được Sa hoàng nước Nga tán thành lại cử Thiết Nhĩ Ni Quả Phu Tư Cơ làm tổng quản vùng Ba Nhĩ Ba Luật (tức Nha Khắc Sa), phát cho 2.000 rup vàng. Sau khi được chính phủ Sa hoàng ủng hộ Thiết Nhĩ Ni Quả Phu Tư Cơ thấy có chỗ dựa nên càng không biết sợ, còn xây dựng doanh trại ở Ni Bố Sở và Nha Khắc Sa, đào đắp công sự, bắt nộp tô thuế, bắt cóc con tin, xây dựng những nông trang thực dân, nô dịch và trấn áp các cư dân các dân tộc Trung Quốc, lại tiến hành quấy rối đến vùng hạ du sông Hắc Long Giang.

Lúc đó, đang trong thời kỳ vua Khang Hy trị vì, Trung Quốc đã hình thành một vùng biên giới bao la, nhiều dân tộc, đang có thế mạnh của một quốc gia phong kiến thống nhất, kinh tế, văn hoá trong những điều kiện ấy đã phát triển đến đỉnh cao, bản đồ Trung Quốc đang dần từng bước thống nhất và ổn định, có cơ sở để bảo vệ và chống lại sự xâm lược của nước Nga. Để bảo vệ vùng biên giới, vua Khang Hy quyết định kiên quyết tự vệ, đưa quân đánh lại, đuổi bằnh hết quân xâm lược Nga ở Nha Khắc Sa.

 Vua Khang Hy trước hết  cho xây thành đóng quân ở  hai nơi là Hắc Long Giang (nay là  Ái Huy) và Hô Mã Nhĩ, tích trữ lương thực, tu sửa thuyền bè, dự định lập ruộng, mở các dịch trạm  để có thể đánh là thắng, thắng rồi có thể giữ. Mùa hạ năm 1683, vua Khang Hy lại hạ lệnh thiết lập Hắc Long Giang tướng quân do đô thống Sa Bố Tố phụ trách, đóng quân ở Ái Hồn (nay là Ái Huy), lại 3 lần điều quân đến tất cả 3.000 người bảo vệ lưu vực Hắc Long Giang. Cùng với việc tiến hành hoàn tất  những công tác chuẩn bị, quân Thanh đã nhiều lần cử người đưa thư cho những kẻ xâm lược Nga ở Nha Khắc Sa, yêu cầu họ phải rút khỏi lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng những kẻ xâm lược nước Nga bỏ ngoài tai những lời cảnh cáo ấy, ngược lại, còn tăng cường quân số ở Nha Khắc Sa, cử thêm người có kinh nghiệm  tác chiến đến chỉ huy ở Nha Khắc Sa. Sau nhiều lần cảnh cáo và khuyên nhủ nhưng vô hiệu, vua Khang Hy quyết định tiêu diệt. Tháng 6 năm 1685, vua Khang Hy cử đô thống  Bành Xuân đem quân tiến đến Nha Khắc Sa. Ngày 23 tháng 6. thống sư quân Thanh đến Nha Khắc Sa và đã đối thoại với quân Nga, quân Nga ngoan cố, vẫn giữ lời lẽ ngông nghênh. Ngày 24 tháng 6, quân Thanh bày trận, bao vây Nha Khắc Sa. Ngày 25, có một đội quân Nga theo dòng sông Hắc Long Giang  xuống phía dưới hòng tiến vào Nha Khắc Sa nhưng bị quân Thanh chặn lại. trên sông xảy ra một trận quyết liệt, quân Nga chết và bị thương hơn 40 người. Sau đó, quân Thanh gia tăng pháo lớn bắn vào Nhã Khắc Sa, quân Nga tổn thương nghiêm trọng, muốn hàng không có lối. Được lời khuyên hàng của quân Thanh, kẻ cầm đầu của quân Nga Thác  Nhĩ Bố Kim giương cờ xin hàng. Quân Thanh nhận sự đầu hàng của quân Nga, lại có thái độ khoan hồng, cho hơn 700 lính Nga rút khỏi Nhã Khắc Sa, qua sông Ngạch Nhĩ Cổ Nạp  về nước, có 45 tên lính Nga không muốn về nước, được cho ở lại Trung Quốc.

    Thác Nhĩ Bố Kim từ Nhã Khắc Sa rút về đến Ni Bố Sở, lúc này Bỉ Đốn đã đưa hơn 600 quân đến  tăng viện, lực lượng của quân Nga đã đông thêm. Đồng thời, lợi dụng sau chiến thắng, toàn bộ quân Thanh đã rút khỏi Ái Hồn, lại không để quân lại đóng giữ ở Nhã Khắc Sa, Thác Nhĩ Bố Kim và Bỉ Đốn lập tức đem quân chiếm giữ Nhã Khăc Sa, ra sức xây dựng doanh trại và công sự, tích trữ lương thảo với ý đồ chống cự đến cùng. Tháng 3 năm 1686 vua Khang Hy lệnh cho tướng quân Sa Bỗ Tố đem 2.000 quân, đánh chiếm thành Nhã Khắc Sa. Tháng 7, Sa Bố Tố phụng mệnh mang hơn 2.000 quân cùng với 400 quân cùng mộc khiên người Phúc Kiến đến Nhã Khắc Sa bao vây rồi tiến công thành. Qua hơn hai tháng  vây hãm  và công kích, quân Nga tổn thất rất nặng. Đến cuối tháng 9, Thác Nhĩ Bố Kim chết, phần lớn quân Nga trong thành chết vì đạn hay vì bệnh, hơn 800 quân ban đầu nay chỉ còn 66 tên, lương thực, đạn dược cũng không còn. Cố thủ trong thành, quân Nga chỉ còn đợi chết.

    Tháng 11 năm 1686 thành Nhã Khắc Sa bị vây, chỉ  trong một đêm có thể hạ, quân Nga cử tín sư  Văn Nữu Khoa Phu và Pháp Sở La Phu từ Mạc Tư Khoa đến Bắc Kinh đưa thư yêu cầu rút quân bao vây khỏi Nhã Khắc Sa và cử sứ thần Qua Lạc Văn đến bàn việc ký một nghị định về biên giới. Vua Khang Hy đồng ý yêu cầu của vua Nga, hạ lệnh ngừng bắn, thực hiện đơn phương rút quân bao vây khỏi Nhã Khắc Sa. Cuối tháng 11, quân Thanh đình chỉ tiến công. Tháng 5 năm 1687 quân Thanh rút khỏi Nhã Khắc Sa về Ái Hồn, đợi sứ đoàn Nga đến. Cuộc chiến ở Nhã Khắc Sa kéo dài trong hơn 2 năm đến đây kết thúc.

 Điều ước Ni Bố Sở

     Ngày 13 tháng 6 năm 1689 sứ đoàn triều Thanh Tố Ngạnh Đồ từ Bắc Kinh lên đường từ cửa Cổ Bắc tiến về phía bắc, ngày 31 tháng 7 đến Ni Bố Sở, trú ở bờ nam sông Thạch Lặc Ca. Thành viên của sứ đoàn gồm: thị vệ nội đại thần Tố Ngạch Đồ,  Đô thống nhất đẳng công Đồng Quốc Cương, Đô thống Lương Đàm, Đô thống Ban Đạt Nhĩ Thiện, Hắc Long Giang tướng quân Sa Bố Tố, Hộ quân thống lĩnh Mã Lạp, Lý phiên viện thị lang Ôn Đạt, phiên dịch là giáo sĩ đạo Da Tô người Pháp Trương Thành (tên Pháp là Phí Lang Tố Ngẫu. Nhiệt La Bì Ông), Từ Nhật Thăng người Bồ Đào Nha (nguyên tên là Thác Mã Tư. Bôi Lôi La).

Sứ đoàn Qua Lạc Văn của nước Nga khởi hành từ Mạc tư Khoa tháng 2 năm 1686, tháng 9 năm 1687, đến bờ đông của hồ Viên Gia Nhĩ, sau 2 năm dừng lại ở đó, ngày 19 tháng 8 năm 1689 mới đến Ni Bố Sở. Thành viên của sứ đoàn gồm : Ngự tiền đại thần Qua Lạc Văn, Hộ La Thác Mộc Tư Khắc, Tổng đốc Phù La Tố Phu, Bí thư Khoa Nhĩ Khoa Nhĩ Ni Trì Cơ.

Sau một thời gian chuẩn bị đến ngày 22 tháng 8, hai bên  bắt đầu chính thức hội đàm. Khi hội nghị mới bắt đầu, đại biểu phía Nga đã đề nghị hai nước lấy Hắc Long Giang làm biên giới, phía trái là thuộc nước Nga, phía phải là thuộc Trung Quốc, ý đồ là giành lấy vùng lãnh thổ rộng lớn phía bắc sông  Hắc Long Giang khi chưa thể giành được bằng vũ lực. Trước yêu cầu về lãnh thổ ngang ngược và vô lý, đại biểu  phía Trung Quốc  hoàn toàn cự tuyệt. Tố Ngạnh Đồ đã nói rõ lãnh thổ Trung Quốc có sông Hắc Long Giang, đề xuất lấy sông Ngạc Nộn, Bố Ni Sở làm đường biên giới. Hai bên bàn luận suốt một ngày mà không có kết quả. Ngày 23 tháng 8, sứ thần hai bên Trung Nga tiến hành  họp lần thứ hai. Phía Nga kiên trì giữ nguyên phương án cũ, phía Trung Quốc cực lựcphản đối, cả hai bên đều kiên quyết không nhượng bộ, đàm phán có nguy cơ bị phá vỡ. Qua Lạc Văn thấy phương án một không thể thực hiện được bèn sửa đi chút ít hòng lấy sông Ngưu Mãn hoặc sông Tinh Ký Lý làm biên giới. Tố Ngạch Đồ vẫn muốn  hoạch định được biên giới, một mặt thể hiện thái độ không tán thành với phương án hai của đại biểu nước Nga, mặt khác  chủ động nhượng bộ nói có thể nhường Ni Bố Sở cho nước Nga. Phía Nga vẫn không vừa lòng với nhượng bộ này. Ý kiến của hai nước vẫn rất xa  nhau, hai lần hội đàm đều không có kết quả.

Từ ngày 24 tháng 8 đến ngày 6 tháng 9 trong nửa tháng, sứ thần hai nước không hội đàm, nhưng hai bên thông qua các phiên dịch tiếp tục bàn bạc. Nhiều lần trong quá trình hiệp thương, đại biểu phía Trung Quốc đã vạch ra những yêu cầu vô lý của  đại biểu Nga, đồng thời lại đã có những nhượng bộ nhất định. Đại biểu Nga trước  sự kiên trì của đại biểu Trung Quốc cũng biểu thị không tiếp tục tham vọng chiếm Hắc Long Giang, ý kiến hai bên có biểu hiện đã nhất trí. Từ ngày 22 tháng 8 sứ thần toàn quyền hai nước họp lại, hai bên cũng phải trải qua bàn bạc trong 16 ngày, cuối cùng tất cả những vấn đề quan trọng đã đạt tới một hiệp nghị toàn diện.

   Ngày 24 tháng 7 năm Khang Hy thứ 26, hai bên Trung Nga đã ký  điều ước biên giới lần thứ nhất (Điều ước Ni Bố Sở Trung Nga), điều ước có tất cả 6 khoản, quy định rõ ràng  đường biên giới của hai nước Trung Nga đoạn phía đông từ dãy núi Hưng An (tức dãy núi Tư Tháp Nặc Đại Phu) đến biển, sông Cách Nhĩ Tất Tề và sông Ngạch Nhĩ Cổ Nạp cũng là đường biên giới, toàn bộ đất đai ở phía nam núi và sông ngòi  chảy vào sông Hắc Long Giang đều thuộc Trung Quốc; đất đai và sông ngòi phía bắc, tất cả thuộc nước Nga.

1. Phía bắc dòng chảy sông Xước Nhĩ Nạp chảy vào Hắc Long Giang (Tchernaya, Chorna), tức sông Mã Lỗ Mộc  (Ourouon), phụ cận sông Cách Nhĩ Tế Tề (Gorbitza, Kerbetchi) làm biên giới,  từ cửa sông này ra đến biển, tất cả các dòng chảy vào Hắc Long Giang  về phía dương đều thuộc Trung Quốc, về phía âm thuộc nước Nga. Phía nam sông Duy Điểu Đệ, bắc của núi Hưng An là phần đất trung gian chờ xem xét sau đó sẽ cử sứ, hoặc công văn bàn bạc lại.

2. Dòng chảy sông Ngạch Nhĩ Cổ Nạp vào Hắc Long Giang làm biên giới (Aregun, Ergone), bờ nam thuộc Trung Quốc, bờ bắc thuộc Nga La Tư. Phía nam sông Mặc Lặc Khắc hiện còn nhà cửa của người Nga, phải dời về bờ bắc.

3. Tường thành của Nga La Tư ở Nhã Khắc Sa, phải phá huỷ, cư dân và các vật trên đó đều phải đưa về Sát Hãn Hãn.

       4. Sau khi phân định biên giới hai nước không được cho người bên mình vượt qua. Nếu chỉ có một hai người tuỳ theo nặng nhẹ mà trị tội. Nếu số người đông từ 15 người trở lên, lại có hành vi giết người cướp của phải kịp thời làm tấu biểu, trị theo pháp luật. Nếu một hai người vô tình vi phạm, hai nước bàn bạc trên cơ sở hữu hảo không cần phải trừng phạt.

5. Tất cả những việc cũ trước đây không được nói đến, trên đất Trung Quốc hiện có  một số người Nga La Tư sinh sống, hay ngược lại, trên đất Nga La Tư có người Trung Quốc sinh sống, số người này  không phải trở về, được ở lại sinh sống bình thường.

6. Hai nước giữ mối hoà hảo lâu dài, sau này tiếp tục qua lại bằng thư từ, hay giao dịch khác.

7. Nếu có những người chạy trốn, không được thu nhận mà phải bắt giữ trả về bên kia.

8. Những điều được ký kết trong điều ước này, hai bên cam kết tôn trọng, không được làm sai.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here