Lịch sử tiến bộ của nhân loại đồng thời cũng là lịch sử của các cuộc chiến tranh. Triển vọng của nhân loại khi bước vào thế kỷ mới là hoà bình và phát triển. Nhưng cho dù nguyện vọng hoà bình là tốt đẹp như thế nào, nguyện vọng phát triển là cấp thiết như thế nào, chiến tranh mỗi ngày đều có thể phát sinh trên trái đất. Trong lịch sử của mỗi nước, đôi khi, chiến tranh đã trở thành sự lựa chọn duy nhất nếu quốc gia ấy coi trọng nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình, coi trọng cuộc sống hoà bình của nhân dân. Năm 1950, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa vừa thành lập đã trải qua một thời khắc lịch sử như thế, cuộc chiến tranh không có sự lựa chọn này chính là cuộc chiến tranh Triều Tiên. Cuộc chiến tranh này đối với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa mới ra đời, đối với toàn bộ tiến trình lịch sử dân tộc Trung Hoa, đối với trào lưu phát triển của thế giới đều có ý nghĩa quan trọng.
Năm chiến dịch, năm thắng lợi
Tháng 6 năm 1950, nội chiếnở Triều Tiên bùng nổ. Nước Mỹ tuyên bố đưa quân đến Triều Tiên, lại đưa hạm đội hải quân xâm nhập eo biển Đài Loan của Trung Quốc. Mới thành lập chưa được một năm nhưng do nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế và yêu cầu bảo vệ đất nước, Trung Quốc đã kiên quyết cử Chí nguyện quân tham chiến, đây chính là cuộc chiến tranh “kháng Mỹ viện Triều” nổi tiếng trong lịch sử.
Sau khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, nước Mỹ đưa cái gọi là “quân Liên hợp quốc” đổ vào vùng Nhân Xuyên bờ biển phía tây, không đếm xỉa đến lời cảnh cáo của chính phủ Trung Quốc, vượt qua vĩ tuyến thứ 38, tiếp tục xâm phạm miền bắc, đưa chiến tranh đến bờ sông Áp Lục biên giới Trung –Triều.
Ngày 1 tháng 10 năm 1950, Mao Trạch Đông nhận được điện báo của Kim Nhật Thành. Điện báo nói: “Nếu kẻ địch tiếp tục tiến công khu vực phía bắc vĩ tuyến thứ 38, chỉ dựa vào lực lượng của bản thân thì khó chống lại”. Vì thế, “chúng tôi không thể không đề nghị các đồng chí viện trợ đặc biệt cho chúng tôi, nếu kẻ địch tiến công khu vực phía bắc vĩ tuyến thứ 38, mong quân giải phóng Trung Quốc trực tiếp đưa quân viện trợ quân đội của chúng tôi tác chiến”. Mao Trạch Đông sau khi nhận được điện của Kim Nhật Thành, ngày 2 tháng 10, điện cho Xtalin: “Chúng tôi quyết định cử một bộ phận quân đội với danh nghĩa là Chí nguyện quân đến Triều Tiên chiến đấu cùng quân Mỹ và tay sai Lý Thừa Vãn, giúp đỡ các đồng chí Triều Tiên”.
Ngày 4 tháng 10, chính phủ Trung ương đưa máy bay đi Tây An, đón Bành Đức Hoài thảo luận vấn đề đưa quân giúp Triều Tiên. Ngày 8 thnág 10, Mao Trạch Đông ra mệnh lệnh lấy quân biên phòng Đông Bắc tổ chức thành quân Chí nguyện nhân dân Trung Quốc, giao cho Bành Đức Hoài đảm nhận Tổng tư lệnh quân Chí nguyện nhân dân Trung Quốc kiêm uỷ viên chính trị. Hôm ấy, Bành Đức Hoài bay đến Thẩm Dương tuyên bố trong mười ngày tất cả phải chuẩn bị để lên đường chiến đấu.
Ngày 19 tháng 10, quân Chí nguyện Trung Quốc vượtqua sông Áp Lục, xốc tới chiến trường sát vai chiến đấu cùng quân đội Triều Tiên.
Hạ tuần tháng 10 năm 1950 đến tháng 1 năm 1951, Chí nguyện quân nhân dân Trung Quốc đã trải qua ba chiến dịch , đẩy lui quân địch qua vĩ tuyến 38, chiếm được Hán Thành, đánh đến vùng phụ cận phía bắc vĩ tuyến 37, buộc kẻ địch từ tổng tiến công thành tổng rút quân, chiến lược tiến công chuyển thành chiến lược phòng ngự, từ đó làm thay đổi cục diện chiến tranh Triều Tiên.
Từ ngày 26 tháng 12 năm 1951, tập đoàn quân thứ 8 của Mỹ do Lý Cơ Vĩ chỉ huy. Sau khi nhậm chức, Lý Cơ Vĩ liền chỉnh đốn quân đội, thay đổi chiến thuật. Ông ta sử dụng biện pháp “tiết tiết hậu triệt” đưa quân Mỹ đến tận vùng phụ cận vĩ tuyến 37, rất nhanh chóng tổ chức lại và tổ chức tiến công từ ngày 15 tháng 1 năm 1952, lúc này quân Mỹ đã thống nhất việc chỉ huy ở chiến trường Triều Tiên, nguyên bờ biển phía đông do Mạch Khắc A từ Nhật Bản chỉ huy từ xa nay gia nhập tập đoàn quân thứ 8, thống nhất do Lý Cơ Vĩ chỉ huy.
Sau khi cùng chí nguyện quân Trung Quốc giao tranh nhiều lần Lý Cơ Vĩ đã tìm được quy luật tiến công của quân ta. Do đường vận chuyển của quân ta bị phá hoại, lương thực, đạn dược dùng cho mỗi lần tiến công đều do bộ đội mang theo người nên chỉ có thể duy trì chiến đấu trong ngoài một tuần lễ. Vì thế Lý Cơ Vĩ mới gọi những cuộc tiến công của chúng ta là “tiến công nghi lễ”. Đợi cuộc tiến công của ta sau khoảng một tuần lễ, khi quana ta lúc di chuyển, ông ta thừa cơ phản công, bám sát không buông tha. Ông ta gọi chiến thuật này là “chiến thuật nam châm”.
Từ ngày 27 tháng 5 trở đi, 3 quân đoàn trên toàn tuyến của ta bắt đầu đánh chặn. Ngày 10 tháng 6, địch chuyển sang phòng ngự. Chiến dịch thứ 5 dần kết thúc. Từ đó, hai bên ta và địch tác chiến trong thế giằng co. Đến ngày 10 tháng 6, quân Chí nguyện nhân dân Trung Quốc 5 lần đánh 5 lần thắng, đã tiêu diệt 23 vạn tên, giữ được chiến tuyến ở vùng phụ cận vĩ tuyến 38.
Đàm phán
So với giai đoạn trước, quân Mỹ thấy có dấu hiệu thuận lợi, chính phủ Mỹ cũng nhận thấy tuyệt đại bộ phận binh lực ở Triều Tiên làm cho chiến lược ở trung tâm châu Âu không thực hiện được. Vì thế, Truman muốn thoát thân khỏi Triều Tiên, buộc phải chấp nhận đàm phán đình chiến.
Ngày 10 tháng 7 năm 1951, đàm phán đình chiến bắt đầu ở Khai Thành. Về phía Trung Triều do Nam Nhật đại biểu quân đội nhân dân Triều Tiên làm trưởng đoàn, quân Chí nguyện nhân dân Trung Quốc cử Đặng Hoa và Giải Phương tham gia đàm phán. Trưởng đoàn đại biểu quân Liên hợp quốc là Kiều Ai tư lệnh hải quân viễn đông Mỹ. Trong khi đàm phán, Mỹ và tập đoàn Lý Thừa Vãn của Nam Triều Tiên không ngừng kiếm cớ tạo ra những rắc rối.
Trong cuộc đàm phán, vấn đềđầu tiên dẫn tới tranh chấp là chia giới tuyến quân sự giữa hai bên. Phía Triều Trung đề nghị lấy vĩ tuyến 38 làm giới tuyến quân sự và hai bên quân đội đều đóng quân cách đó 10 km. Phía Mỹ đề nghị phía Triều Trung đóng quân cách vĩ tuyến 38 từ 38 km đến 68 km, nhường 12.000 km2 đất để ở đó trở thành “phần đền bù” cho ưu thế không quân và hải quân của họ. Yêu cầu của phía Mỹ bị phía Trung Triều cự tuyệt. Sau đó phía Mỹ đề xuất 504 Hòng từ trên không và bờ biển tiến công quân sự gây áp lực buộc phía Trung Triều phải khuất phục trong đàm phán.
Ngày 18 tháng 8 năm 1951, quân Mỹ lại mở cuộc tiến công ở chiến trường. Cho dù ta chỉ có một trung đội hay có cả một trận địa, họ cũng phải bắn từ một vạn đến ba vạn quả đạn pháo trở lên. Quân ta đã đấu trí ngoan cường và cùng kẻ địch tranh giành từng mỏm núi, triển khai đánh giáp lá cà, cuối cùng đập tan được hai lần tiến công của kẻ địch. Đồng thời lúc này,chúng lợi dụng ưu thế không quân, tiến hành phá huỷ đường giao thông vận chuyển của quân ta và đánh phá có tính chất huỷ diệt ở hậu phương. Bộ đội không quân và cao xạ pháo đã phối hợp, bảo vệ tuyến vận chuyển được coi là gang thép không thể bị ngăn chặn.
Ngày 25 tháng 10, hai bên lại ngồi vào bàn đàm phán. Lần này phía ta đề nghị chuyển địa điểm họp đến Bàn Môn Điếm. Qua tranh cãi gay gắt, phía Mỹ tuy phải bỏ đi yêu cầu 12.000 km2 đất, lại yêu cầu phía ta rút khỏi 1.500 km2 đất khu vực Khai Thành. Phía ta đề nghị phải đình chiến. Phía Mỹ tuy không muốn đồng ý, nhưng lại không dám bỏ đàm phán. Từ đó, họ không muốn bàn cụ thể đến vấn đề địa giới, có ý đồ kéo dài đàm phán.
Phối hợp với đàm phán, quân đội ta lại phát động những cuộc tiến công quân sự, chiếm được một loạt các đảo nhỏ. Ngày 27 tháng 11, đàm phán hai bên cuối cùng xác định chia giới tuyến quân sự trên bản đồ. Đàm phán đình chiến cứ đàm rồi đánh, dừng rồi lại nối tiếp kéo dài đã trên 2 năm. Trong thời gian này, quân Chí nguyện nhân dân Trung Quốc và quân đội nhân dân Triều Tiên đã lợi dụng địa hình, cấu trúc đường hầm để lập trận địa phòng ngự và vận động phản kích thực hiện phương pháp tác chiến kết hợp, góp thắng lợi nhỏ thành thắng lợi lớn tiêu diệt được nhiều sinh lực địch. Trong 2 năm diệt 72 vạn tên địch. Thanứg lợi này buộc cho kẻ địch không thể không ký hiệp định đình chiến.
Ngày 27 tháng 7 năm 1953, hiệp định đình chiến Triều Tiên được ký ở Bàn Môn Điếm. Tổng tư lệnh quân đội Liên hợp quốc Thượng tướng Khắc La Khắc sau khi ký Hiệp định buồn rầu tuyên bố: “Tôi chấp hành chỉ thị của chính phủ, đã có tiếng tăm và được hâm mộ. Trong lịch sử nước Mỹ, tôi là vị tư lệnh đầu tiên không giành được thắng lợi khi ký hiệp định đình chiến”.
Chiến tranh Triều Tiên là xung đột khu vực mang tính quốc tế thứ nhất của thời đại chiến tranh lạnh và chiến tranh cục bộ. Nước Mỹ muốn ngăn chặn Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản “uy hiếp” châu Á, lần đầu tiên sau chiến tranh đã đưa quân đại quy mô đến gây nội chiến ở một nước. Suốt 3 năm chiến tranh, quân Mỹ đã tổn thất 54.000 người, bị thương 103.284 người, đó là tổn thất lớn nhất từ sau chiến tranh giành độc lập ở nước Mỹ.
Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, quân Mỹ phải đã thay 3 tướng chỉ huy. Tướng Mã Khát Nhĩ đã thừa nhận trong chiến tranh Triều Tiên, nước Mỹ đã “tiến hành trả cái giá lớn nhất, máu chảy nhiều nhất, lại mất thời gian dài mà chiến tranh vẫn không giành được thắng lợi”. Tướng Lai Lôi Đức chủ tịch hội nghị liên tịch, tham mưu trưởng nước Mỹ tại quốc hội đã nói nước Mỹ đã chọn “thời gian sai lầm, địa điểm sai lầm, kẻ địch sai lầm, tiến hành chiến tranh sai lầm”.