Phật giáo Tạng truyền là một nhánh quan trọng của Phật giáo, đồng thời cũng là một bộ phận quan trọng hợp thành thế giới tôn giáo, đặc biệt là ở khu vực Tây Tạng của Trung Quốc, Phật giáo Tạng truyền có một ảnh hưởng to lớn. Dân tộc Tạng là một thành viên trong đại gia đình các dân tộc Trung Hoa. Dưới triều Thanh, chính phủ trung ương đã xây dựng chế độ sách phong Đạt Lai, Ban Thiền là một chính sách vô cùng có ý nghĩa, cho đến nay, chính sách ấy vẫn còn được duy trì. Điều này cũng tỏ rõ Tây Tạng không thể thoát ly khỏi chủ quyền của dân tộc.
Tây Tạng và sự thay đổi trong quan hệ với Tổ quốc
Tây Tạng nằm ở tây nam Trung Quốc. Ban đầu dân tộc Tạng cư trú tại đây, từ những năm trước Công nguyên trong cuộc sống đã có mối liên hệ với dân tộc Hán ở vùng Trung Nguyên. Trải qua năm tháng lâu dài, các dân tộc sống phân tán trên cao nguyên Tây Tạng thống nhất lại trở thành dân tộc Tạng hiện nay. Đến đời Đường hai bên thông qua việc trở thành thông gia của nhà vua, hội thề đã hình thành quan hệ thân thiện đoàn kết hữu nghị về mặt chính trị, xây dựng được mối liên hệ mật thiết về kinh tế và văn hoá, cuối cùng đã đặt được cơ sở vững chắc cho sự thống nhất của đất nước. Tại cung Bố Đạt La ở thủ phủ La Sa, Tây Tạng còn thờ bức tượng công chuá Văn Thành năm 641 đã được triều Đường gả cho Thổ Phiên vương dân tộc Tạng. Ở quảng trường trước chùa Đại Chiêu trên đài cao còn tấm bia “Đường Phiên hội minh bài” ghi lại sự kiện hội thề giữa hai bên vào năm 823.
Đầu thế kỷ 13 ở phía bắc Trung Quốc, Thành Cát Tư Hãn đã lập nên Mông Cổ Hãn Quốc. Năm 1247, lãnh tụ của giới tông giáo Tây Tạng Sa Gia Ban Trí Đạt Cung Ga đã tán thành hoàng tử Mông Cổ Khoát Đoan ở Kinh Châu đưa ra những điều kiện Tây Tạng quy thuận, trong đó bao gồm việc dâng bản đồ, giao nộp cống vật, tiếp nhận quan lại đến cai trị. Năm 1269, trong bộ sách “Sa Gia thế hệ sử” ghi lại lúc bấy giờ Sa Gia Ban Trí Đạt đã viết thư gửi cho các thủ lĩnh sư sãi và dân thường về việc phải quy thuận và tiếp thụ nội dung quy định của cơ quan hành chính địa phương. Năm 1271, chính quyền Hãn Mông Cổ định quốc hiệu là Nguyên, từ 1279 thống nhất toàn Trung Quốc, kế tiếp triều Hán (206 – 220), sau triều Đường trên bản đồ Trung Quốc, chính quyền trung ương đã thống nhất các dân tộc, Tây Tạng đã trở thành một khu vực hành chính trực tiếp được chính phủ trung ương triều Nguyên cai trị. Từ đó về sau, mặc cho Trung Quốc đã trải qua nhiều triều đại hưng phế, nhiều lần thay đổi chính quyền trung ương, nhưng Tây Tạng vẫn là vùng đất được chính quyền trung ương quản lý.
Hoàng đế triều Nguyên đã thiết lập Tuyên Chính viện, trực tiếp quản lý những công việc chủ yếu về hành chính và quân sự khu vực Tây Tạng. Việc tuyển dụng những nhân viên cho tổ chức này do hoàng đế quyết định, báo cáo của nó được trực tiếp gửi tới hoàng đế. Nắm chắc thực quyền của Tuyên Chính viện là “Viện sứ”, một tổ chức do Hữu thừa tướng của Tổng lý chính vụ toàn quốc chính phủ trung ương kiêm nhiệm. Đồng thời, ở Tây Tạng, triều Nguyên còn thành lập một cơ cấu quân chính địa phương “Tuyên uý sứ ty đô Nguyên sư phủ”, trực thuộc Tuyên Chính viện. Triều Nguyên đóng quân ở Tây Tạng, lại có một vương tử, hậu duệ gần gũi mang quân đồn trú ở khu vực giáp ranh phía đông Tây Tạng, để khi có biến, lập tức có thể vào Tây Tạng làm tròn nhiệm vụ ở vùng biên cương.
Chính quyền trung ương triều Nguyên đã cử người đến Tây Tạng, nắm tình hình hộ khẩu, địa hình, sản vật, thiết lập những dịch trạm lớn nhỏ thành tuyến giao thông. Chính phủ còn cử nhân viên đến Tây Tạng điều tra nhân khẩu, xác định số nhân khẩu có thể đáp ứng nhu cầu sai dịch, quyết định cung cấp sức lao động, vật tư, vận chuyển gia súc trên đường đi các nơi.
Đến triều Minh, chính quyền nhà Minh đã kế thừa quyền lực cai trị Tây Tạng. Chính quyền trung ương triều Minh chia làm hai phần trung và đông Tây Tạng thiết lập “Điều tư Tạng hành đô chỉ huy sứ ty” và Đoá cam hành đô chỉ huy sứ ty”, trực thuộc “Thiểm Tây hành đô chỉ huy sứ ty”, tương đương với cơ cấu quân khu cấp tỉnh, kiêm cả việc dân chính. Phía tây của Tây Tạng thiết lập “Nga lực tư quân dân nguyên sư”. Quan lại phụ trách các tổ chức này đều do trung ương bổ nhiệm.
Đến sau đời Minh Thành Tổ, nhân Phật giáo Tây Tạng và chính trị hợp làm một, các phái lớn nhỏ đều hợp nhất, để thuận lợi cho việc cai trị, đã phong cho các lãnh tụ tôn giáo Tây Tạng ở các nơi những danh hiệu “Pháp vương”, ‘Vương”, “Quán đình quốc sư”. Kế thừa ngôi vương tất nhiên phải do hoàng đế phê chuẩn, phải có sứ đến sách phong, tân vương mới có thể lên ngôi. Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma là hai lãnh tụ lớn của phái Cách Lỗ của hệ thống Phật giáo trong Phật giáo Tạng truyền. Phái Cách Lỗ hình thành từ đời Minh, Đạt Lai Lạt Ma tam thế đã trụ trì một tự viện của phái Cách Lỗ. Chính quyền trung ương triều Minh đã có ngoại lệ đặc biệt, cho phép ông ta vào cung, năm 1587 phong cho ông danh hiệu “Đoá nhi chỉ xương”.
Xây đựng chế độ Đạt Lai và Ban Thiền sách phong
Đối với Tây Tạng, triều Thanh có sức thống trị khá mạnh, vượt qua triều Minh và triều Nguyên về nhiều mặt. Triều Thanh có một hệ thống các biện pháp quản lý Tây Tạng. Năm 1652, vua Thuận Trị mời Đạt Lai đời thứ 5 vào kinh, đã sửa chữa chùa Vàng với quy mô hùng vĩ, coi đó là trụ sở của Ngài tại kinh đô. Đạt Lai đời thứ 5 đã được sự khoản đãi rất long trọng của chính phủ Thanh khi ở Bắc Kinh. Năm sau, vua Thuận Trị cho Đạt Lai kim sách và kim ấn, phong cho ngài là “Tây thiên đại thiện tự tại Phật sở lãnh thiên hạ giáo phổ thông hỗ xích hằng lạt Đạt Lai Lạt Ma”. Năm 1682, Đạt Lai đời thứ 5 tạ thế, thượng tầng Tây Tạng tuyển chọn Đạt Lai đời thứ 6, giữa tầng lớp thống trị Mông và Tạng xảy ra cuộc tranh giành quyền lực. Hoàng đế Khang Hy cho rằng, việc hành chính của Tây Tạng không tiện ra lệnh kế thừa vốn có từ trước nên năm 1709 đặc phái thị lang Hách Thọ đến Tây Tạng phối hợp bàn việc kế vị Tạng Hãn, đây là lần đầu tiên triều Thanh cử người đến trực tiếp quản lý công việc của Tây Tạng. Năm 1713, hoàng đế Khang Hy cho sứ đến Tây Tạng sách phong Ban Thiền La Tang Ich Hỷ đời thứ 5 là “Ban Thiền Ngạnh Nhĩ Đức Nhi”. Khang Hy còn dùng địa vị tôn giáo của Ban Thiền để làm an lòng dân, ổn định tình hình Tây Tạng, nếu một khi Tây Tạng phát sinh những biến cố ngoài ý muốn, trừ việc có tranh cãi việc Đạt Lai đời thứ 6, việc cử Ban Thiền đều do chính phủ triều Thanh sách phong chính thức, chủ trì công việc của Hoàng giáo. Từ đó, xưng hiệu Ban Thiền xác định địa vị chính thức của lãnh tụ tôn giáo, Ban Thiền các đời đều qua sách phong của chính quyền trung ương, dần dần thành chế định.
Năm 1717, ở khu vực Tân Cương, bộ lạc Duy Cát Nhĩ, một lực lượng quân sự rất mạnh của Mông Cổ đánh chiếm Tây Tạng, phá hoại Phật giáo, vàng bạc ở các chùa, viện lớn của Tây Tạng đều bị cướp bóc chở đến Y Lệ, xã hội Tây Tạng rơi vào cảnh hỗn loạn. Chính phủ triều Thanh hai lần đưa quân đội đến Tây Tạng, năm 1720 đã đuổi được quân Duy Cát Nhĩ, sách phong, hộ tống Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 7, cử hành điển lễ toạ sàng ở Bố Đạt La cung. Năm 1721 chính phủ triều Thanh quyết định phế bỏ chính phủ địa phương Tây Tạng, nắm toàn diện quyền lực, ở chính phủ địa phương, đặt 4 Cát Luân cùng quản lý mọi việc, nhưng sau 6 năm, nội bộ các Cát Luân chia rẽ dẫn tới những cuộc chiến tranh tàn sát, hoàng đế Ung Chính triều Thanh đưa quân đến Tây Tạng dẹp nội loạn, đến năm 1727, quyết định chính thức cử 2 đại thần đến ở Tây Tạng, nhiệm kỳ 3 năm, phong Bối tử cho Phả La Nãi do có công dẹp loạn (một loại tước hiệu của triều Thanh phong), quản lý toàn bộ công việc ở Tây Tạng, quân đội đã đến Tây Tạng trước đến nay còn đóng tại đây đều do đại thần chỉ huy. Năm 1729, Phả La Nãi lại được phong Quân vương, sau khi ông chết con ông được tập phong Quân vương, nhưng sau khi con của Phả La Nãi nắm quyền, trong cuộc bàn bạc giữa các đại thần nảy sinh bất đồng, các đại thần ở Tây Tạng mâu thuẫn giết hại lẫn nhau, việc phản loạn được báo cáo lên hoàng đế Càn Long.
Hoàng đế Càn Long đưa quân đến Tây Tạng, sau khi dẹp được phản loạn đã có cải cách lớn trong công việc hành chính của Tây Tạng: phế bỏ chế độ vua Tạng thế tục, Quân vương, Bối tử nắm chính quyền, việc quản lý chính quyền địa phương của Tây Tạng do Đạt Lai đời thứ 7 Cách Tang Gia Thố, chính thức xây đựng Cát Hạ, tức chính phủ địa phương Tây Tạng, đặt Cát Luân 4 người quy định do 3 tục quan và một tăng quan đảm nhiệm, đều là quan tam phẩm, lãnh đạo là đại thần trực tiếp ở Tây Tạng và Đạt Lai Lạt Ma, Cát Luân và những chức quan trọng yếu đều phải do chính phủ bổ nhiệm. Chính phủ triều Thanh còn quy định “tất cả mọi việc ở Tây Tạng đều do đại thần cùng bàn với Đạt Lai Lạt Ma quyết định”. Việc này đã quy định sự bình đẳng giữa đại thần ở Tây Tạng và Đạt Lai Lạt Ma. Đồng thời chế độ “chính giáo hợp nhất” Hoàng giáo quản lý Tây Tạng được xác lập từ đây.
Để hoàn thiện cơ cấu chức năng hành chính ở Tây Tạng, triều Thanh đã nhiều lần ban “Điều lệ”, chỉnh đốn chế độ cải cách cũ, xây đựng chế độ mới. Năm 1793, ban bố “Khâm định Tạng nội thiện hậu chương trình”, có 29 điều. Nội dung chủ yếu của điều lệ là: Chính phủ Thanh xác định nắm mọi quyền lực ở Tây Tạng bao gồm Đạt Lai Lạt Ma, Ban Thiền Cách Nhĩ Đức Nhi, đời sau của Linh Đồng truyền thế. Mỗi dịp Linh Đồng truyền thế tìm đến Đạt Lai Lạt Ma, Ban Thiền Cách Nhĩ Đức Nhi và các Phật sống truyền thế Tây Tạng, phải ghi chép danh tính vào thẻ, đưa vào bình vàng mà trung ương đã cấp do quan đại thần tập hợp các Đại Phật sống hữu quan rút thẻ xác định (bình vàng và thẻ hiện được lưu giữ ở La Sa). Tóc đã cắt của Linh Đồng truyền thế lấy pháp danh, tuyển định sư phụ thụ giới và sư phụ thụ kinh đều qua quan đại thần tấu báo lên triều đình phê chuẩn. Khi cử hành toạ sàng của Đạt Lai Lạt Ma, Ban Thiền Cách Nhĩ Đức Nhi và điển lễ, trung ương cử quan viên cao cấp về tận nơi tham dự.
Đại thần đại biểu chính phủ trung ương ở Tây Tạng đôn đốc mọi việc ở Tây Tạng, có địa vị bình đẳng cùng Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Cách Nhĩ Đức Nhi. Cát Luân trở xuống (bao gồm các Cát Luân) đều là nhân viên phụ thuộc. Xác định phẩm cấp với tất cả các văn võ bá quan ở Tây Tạng, hạn mức số người và thủ tục thăng bổ. Chức quan cao nhất của dân tộc Tạng là Cát Luân 4 người, Đại Bản 6 người do trung ương bổ nhiệm, Niên bổng của Cát Luân, Đại Bản do trung ương cấp.
Ở Tây Tạng đã thành lập quân Tạng chính quy, quân số 3.000 người, quy định các cấp quân quan, số người, lương ăn và phụ cấp cho giữ nguyên, vũ khí trang bị, địa điểm đóng quân. Ngoài ra, từ nội địa điều đến các nơi ở Tây Tạng 1.400 quan quân. Quân đội Tạng Hán tất cả đều do các quan do trung ương cử về quản lý.
Quyết định tại Tây Tạng như nội địa thiết lập Cục đúc tiền, đúc quan tiền để lưu hành, mặt trước và mặt sau của đồng tiền dùng văn tự Hán Tạng chữ “Càn Long Bảo Tạng”. Thu chi tài chính của Đạt Lai Lạt Ma, Ban Thiền Cách Nhĩ Đức Nhi do quan đại thần ở Tây Tạng kiểm tra. Sai dịch của Tây Tạng do toàn xã hội chia đều đóng góp. Quý tộc và các chuà miếu lớn được ưu đãi miễn trừ lao dịch, do đại thần ở Tây Tạng và Đạt Lai Lạt Ma xét duyệt. Thương nhân Ni Bá Nhĩ, Khắc Thập Mễ Nhĩ đến Tây Tạng buôn bán phải tiến hành đăng ký, lập danh sách, trình báo với quan đại thần, do quan phụ trách kiểm tra. Người nước ngoài có yêu cầu đến La Sa, cần phải được quan đại thần thẩm tra. Người Tạng muốn xuất cảnh đi Ni Bá Nhĩ hay nước khác do quan đại thần xem xét, quy định thời gian trở về.
Tây nam của Tây Tạng cùng với Ấn Độ, Ni Bá Nhĩ có một số địa điểm là biên giới quốc gia, thiết lập mốc biên giới, quan đại thần hàng năm phải tuần tra các địa phương, kiểm tra quân đồn trú và tình hình mốc giới. Tất cả những việc đối ngoại đều do quan đại thần toàn quyền xử lý. Cát Luân không được thông tin với người nước ngoài, Đạt Lai Lạt Ma, Ban Thiền Cát Nhĩ Đức Nhi nhận được thư từ, bưu kiện của người nước ngoài đều phải báo cáo với quan đại thần để kiểm tra, xét định rồi trả lại. Việc trừng phạt kẻ phạm tội đều phải qua quan đại thần thẩm tra rồi quyết định. Từ 1727 đến khi triều Thanh bị diệt vong năm 1911, chính phủ trung ương triều Thanh đã cử đến Tây Tạng hơn 100 đại thần.