Sau khi Mông Cổ lập quốc, giới quý tộc Mông Cổ dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn đã không ngừng phát động những cuộc chiến tranh xâm lược, chủ yếu đem quân đánh xuống phía nam và sang phía tây, mục tiêu chủ yếu ở phía nam là Nam Tống và triều Kim, nửa thế kỷ 13, đem quân sang phía tây gây chiến chủ yếu là với Tây Á và Đông Âu. Mông Cổ đánh sang phía Tây tổng cộng 3 lần, lần thứ nhất vào năm 1218 ,1219 đến 1224 dưới sự chỉ huy của Thành Cát Tư Hãn, lần thứ hai từ 1235 đến 1242 do Bạt Đô chỉ huy, và lần thứ ba từ 1253 đến 1258 do Húc Liệt Ngột chỉ huy. Thành Cát Tư Hãn và những người kế thừa ông đã vô cùng dũng mãnh lập vũ công chinh phục các vùng đất Âu Á, khiến Mông Cổ trở thành trung tâm xây dựng nên Khâm Sát Hãn Quốc, Khâm Hợp Đài Hãn Quốc, Oa Khoát Đài Hãn Quốc, Y Lợi Hãn Quốc tập hợp thành một đế quốc rộng lớn trải dài trên lục địa Á Âu.
Cơn bão Tây chinh
Năm 1219 Thành Cát Tư Hãn đã quét sạch tàn dư của tộc Nãi Man, tiêu diệt Hoa Lạt Tử Mô, một cường quốc ở phía Tây, mượn tiếng Hoa Lạt Tử Mô giết thương nhân và sứ giả Mông Cổ, đem hai mươi vạn quân Tây chinh. Bốn người con của ông là Thuật Xích, Sát Hợp Đài, Oa Khoát Đài, Đà Lôi và đại tướng Tốc Bất Đài, Triết Biệt cùng tiến quân. Sau khi quân Mông Cổ đánh thẳng vào Trung Á, năm 1220, đánh vào Tán Mã Nhĩ Can, thủ đô của Hoa Lạt Tử Mô, Quốc vương phải bỏ chạy, Thành Cát Tư Hãn lệnh cho Tố Bất Đài, Triết Biệt đuổi theo. Quân Mông Cổ vượt qua Cao Gia Tố tiến vào lưu vực sông Đốn Hà, tiến quân vào châu Âu. Năm 1223 xảy ra trận quyết chiến ở Gia Lặc Gia Hà, liên quân Đột Quyết và Nga La Tư đại bại, hầu như toàn bộ các vương công của Nga La Tư đều bị bắt giết. Thành Cát Tư Hãn lại đưa quân đuổi theo thái tử Trát Lan Đinh của Hoa Lạt Tử Mô tại lưu vực sông Ấn Độ, bị đánh bại, quân Mông Cổ tập hợp trở về.
Sau khi Thành Cát Tư Hãn mất những cuộc Tây chinh của quân Mông Cổ không dừng lại. Năm 1234 Nguyên Thái Tông Oa Khoát Đài triệu tập hội nghị các chư vương đại thần, quyết định kế thừa sự nghiệp của Thành Cát Tư Hãn, tiếp tục Tây chinh. Oa Khoát Đài cử quân chia cắt rồi đánh Ba Tư (nay là I răng) và Khâm Sát, Bất Lý A Nhi, sau đó đã chinh phục được hoàn toàn Ba Tư.
Năm 1235 do quân tiến công vào Khâm Sát bị ngăn cản, Oa Khoát Đài quyết định phái đại quân tăng viện cho quân Tây Chinh, con của Thuật Xích là Bạt Đô, con của Sát Hợp Đài là Bái Đáp Nhi, con của Oa Khoát Đài là Quý Do, con của Đà Lôi là Mông Ca cùng các chư vương Na Nhan, con trưởng của công chúa phò mã cũng tham gia cuộc viễn chinh này, do Bạt Đô thống lĩnh chư quân, mang hiệu “Trưởng tử Tây chinh” . Năm sau, quân sĩ tập hợp Tây chinh, tiến công Bất Lý A Nhĩ ở trung du sông Phục Nhĩ Gia, đại tướng Tốc Bất Đài chinh phục được Bất Lý A Nhĩ. Năm 1237, quân Mông Cổ tiến công Khâm Sát, Mông Ca giết được đại tướng Xích Man, khu vực phía bắc Lý Hải đã bị quân Mông Cổ chiếm đóng. Bạt Đô mang quân đánh vào Nga La Tư, cuối năm 1237 đánh 14 thành trong đó Lương Tán, Mạc Tư Khoa, tháng 2 năm 1238, đánh Phất La Cơ Mễ Nhĩ, trong năm này đánh cả Cơ Phu. Năm 1240, quân Mông Cổ tiến công Bột Liệt Nhi ( nay là Ba Lan), Mã Trát Nhĩ (nay là Hung ga ri). Tháng 4 năm 1241, quân Mông Cổ lại đánh chiếm các thành La Khoa Phu, Lý Cách Nhĩ Sát bao gồm cả Ma La Duy Á. Bạt Đô thân chinh dẫn quân chia làm hai đường đánh bại quân Mã Trát Nhi, Quốc vương bỏ chạy, quân Mông Cổ đã đánh chiếm bờ đông biển Lý Á cho đến vùng đất Nam Âu. Cuối năm ấy, Oa Khoát Đài chết trong chiến đấu, Bạt Đô đem quân từ Ba Nhĩ Can trở về lưu vực sông Phục Nhãi Gia, đưa Tán Lai đến xây dựng Khâm Sát Hãn Quốc cạnh sông Phục Nhĩ Gia.
Năm 1253, con của Đà Lôi là Húc Liệt Ngột lần thứ ba viễn chinh, hướng chủ yếu của cuộc Tây chinh lần này là phía nam Tây Á, mục tiêu đầu tiên là tiêu diệt Mộc Lạt Di Quốc (nay là bắc I răng, nam biển Caxpi). Tháng 10, Húc Liệt Ngột đem quân xâm nhập phía tây I răng, tiến xuống lưu vực Lưỡng Hà, mục tiên chính là Mộc Lạt Di Quốc (nay là I răng). Húc Liệt Ngột mang theo nỏ đá và hoả khí, vượt qua A Lực Ma Lý, Tán Mã Nhĩ Hãn, đến thành Kiệt Thạch, Ba Tư, kêu gọi các vua Tây Á hiệp đồng tiêu diệt Mộc Lạt Di.
Năm 1256, Húc Liệt Ngột dẫn đại quân Mông Cổ vượt sông A Mỗ, tháng 6 đến Mộc Lạt Di. Tướng tiên phong Mông Cổ Khiếp Đích Bất Hoa đánh chiếm các lều trại ở bên ngoài Mộc Lạt Di, giáng cho chúng những đòn trầm trọng Lôc Khắc Na Đinh, thủ lĩnh Mộc Lạt Di trước tình thế bị quân Mông Cổ vây ép cử em là Sa Hâm Sa xin hoà. Húc Liệt Ngột yêu cầu Lỗ Khắc Na Đinh phải tự dẫn quân đầu hàng, nhưng Lỗ Khắc Na Đinh nghi ngờ nên không quyết định. Tháng 11,Húc Liệt Ngột ra lệnh cho quân Mông Cổ tiến công mãnh liệt. Lỗ Khắc Na Đinh buộc phải đầu hàng. Quân Mông Cổ chiếm được đô thành A Lạp Mô Thức Bảo (nay là nam Lý Hải). Đầu năm 1257 Lỗ Khắc Na Đinh bị quân Mông Cổ giết chết, người cùng tộc cũng bị giết, Mộc Lạt Di hoàn toàn thuộc về quân Mông Cổ.
Tháng 3 năm 1257, Húc Liệt Ngột tiếp tục Tây chinh tiến thẳng đến Ba Cách Đạt, thủ đô của Hắc Y Đại Thực. Lúc đó, vương triều A Ba Tư do Ca Lý Phát Mạc Tư Tháp Tân chấp chính, trực tiếp thống trị Hắc Y Đại Thực, lại quản lý toàn bộ thế giới đạo Ixlam, là một cường quốc trong lưu vực Lưỡng Hà. Cuối năm 1257, Húc Liệt Ngột, Bái Trú mang quân chia làm ba đường vây Ba Cách Đạt, đầu năm thứ hai, ba quân hợp vây, tổng tiến công vào Ba Cách Đạt, quân Mông Cổ dùng pháo đá bắn vào thành Ba Cách Đạt, , cửa thành bị pháo lửa phá huỷ. Tháng 2, Mạc Tư Tháp Tân Cáp đầu hàng, Húc Liệt Ngột công hãm Ba Cách Đạt, quân Mông Cổ trong thành đánh suốt 7 ngày, Mạc Tư Tháp Tân Cáp bị chết, vương triều A Ba Tư diệt vong. Húc Liệt Ngột tiếp tục đưa quân về phía tây.Từ Tây Á, tiến thẳng về Đại Mã Sĩ Cách, thế lực đã uy hiếp Tây nam Á. Ở đó, quân Mông Cổ bị quân Ai Cập đánh bại, Húc Liệt Ngột mới buộc phải dừng tiến về phía Tây, ở lại Thiếp Tất Lực Ân, xây dựng Y Lợi Hãn Quốc.
Tứ đại Hãn Quốc
Mông Cổ Tây chinh thắng lợi nguyên nhân chủ yếu là do chiến lược từ gần đến xa, sách lược liên tục chiếm lĩnh, lấy Mông Cổ làm trung tâm của sa mạc lớn, mở rộng không ngừng ra bên ngoài. Về chiến thuật, kỵ binh Mông cổ được gọi là là kỵ binh rất giàu sức tưởng tượng, họ có rất nhiều những phương pháp chiến đấu mới lạ, được coi là kỵ binh số 1 của thiên hạ, tiêu chuẩn trang bị của họ là giáp da trâu, cung tên, rìu ngắn và đơn cấu thương. Trong cuộc vây hãm liên quân Nhật Nhĩ Mãn và Ba Lan, Thiết Mộc Chân đều đã chỉ huy những trận đánh điển hình có tính chất kinh điển.
Nổi bật là những trận đánh ở thành Bội Tư, thủ đô Hung Gia Lợi, lúc đó ở châu Âu, người ta thích ra trận nhiều đội quân, trong tiếng chuông giáo đường , bộ binh và kỵ binh được trang bị đầy đủ nối đuôi nhau ra trận, người Mông Cổ có tác phong tiên tiến, khi gặp quân chủ lực của địch sẽ phân tán, dùng cung tên ngăn sự truy đuổi của địch. Quân Mông Cổ bắn cung giỏi, nhưng khi gặp kỵ binh của châu Âu có áo giáp tốt, không thể dùng cung tên thì họ đã dùng rìu ngắn để chém và câu thương để kéo, móc xuống ngựa, rồi sau đó giẫm đạp cho đến chết.
Quân đội Mông Cổ còn chú trọng học tập kỹ thuật quân sự của người Hán, dùng thợ người Hán để chế tạo pháo lớn, đề cao ưu thế chiến thuật, lúc Tây chinh, họ tập trung ưu thế binh lực, từ các chư vương đến con trưởng đều ra trận, như khi Bạt Đô Tây chinh toàn là các con trưởng . Oa Khoát Đài cho rằng “ con trưởng ra trận, người ngựa khắc nhiều, uy thế khắc mạnh”.
Gần một nửa thế kỷ từ năm 1219 đến năm 1258, đế quốc Mông Cổ qua 3 lần Tây chinh lần lượt đã chinh phục được cả một vùng đất rộng lớn, trên đó, họ xây đựng 4 Hãn Quốc, đó là Sát Hợp Đài Hãn Quốc, Oa Khoát Đài Hãn Quốc, Khâm Sát Hãn Quốc và Y Lợi Hãn Quốc., hình thành một đế quốc rộng lớn chưa từng có trong lịch sử thế giới.
Bản chất Hãn của tứ đại hãn quốc là sự phân phong của đế quốc Mông Cổ cho 4 thủ lĩnh quân sự tối cao, có quan hệ bảo vệ và phiên thuộc của trung ương, trực tiếp phụ trách các Đại Hãn. Sau đó, các tập đoàn thống trị Mông Cổ để tranh giành ngôi Đại Hãn đã làm cho các mâu thuẩn trở nên gay gắt, làm gia tăng các thiếu sót vốn có và những quan hệ kinh tế có lợi giữa các Hãn Quốc, khiến cho nội bộ nước Mông Cổ ngày càng phức tạp, chính trị hỗn loạn đi tới chỗ tan rã.. Trong đó, hai hãn Quốc Khâm Sát và Y Lợi đã theo con đường phát triển độc lập. Oa Khoát Đài Hãn Quốc, do Oa Khoát Đài và con ông được chọn làm Đại Hãn, lãnh địa do trung ương quản lý, thực tế chưa hình thành một Hãn Quốc độc lập. Hãn đình của Sát Hợp Đài Hãn Quốc đặt tại sông Y Lê, vùng đất này cùng với cao nguyên Mông Cổ hợp thành một dải, về chính trị cũng cùng với vương triều trung ương có mối liên hệ mật thiết và phụ thuộc. Sau khi Mông Ca Đại Hãn lên ngôI, đặt Thượng thư tỉnh ở cách Sát Hợp Đài Hãn Quốc tám dặmm quản lý vùng đất từ Uý Ngột Nhi đến Hà Trung. Sau đó Sáy Hiợp Đài Hãn Quốc cũng nhận làm tay chân của vương triều trung ương. Tất nhiên, nó cũng giống như Oa Khát Đài Hãn Quốc là một bộ phận hợp thành lịch sử Trung Quốc.