VI. Vấn đề sử thi

 Theo giới học thuật, sử thi là bài thơ tự sự trường thiên kể về sự tích của các anh hùng, võ sĩ, là chuyện về người anh hùng về nhiều phương diện, bao gồm thần thoại, truyền thuyết, truyện dân gian và lịch sử.

Khi mới ra đời, sử thi vốn là sáng tác dân gian lưu truyền bằng truyền miệng, nó là một thể văn, nhưng quan trọng hơn, nó là một phương thức biểu đạt của tinh thần loài người trong xã hội viễn cổ. Sở dĩ có thể nói như thế vì,  bất cứ dân tộc nào đã từng trải qua sự quá độ từ dã man đến văn minh đều có sử thi của bản thân họ, như người Babilon có”Epicof Gigamesh”, Hy Lạp có “Iliađơ” và Ôđixê”, Ấn độ có “Mabrahata” và  “Ramayana”, người Xpacta có “Cựu ước”, người Ba Tư có  “Avesta”, Bắc Âu có “Eta” và “Sara”, Nhật Bản có “Cổ sự ký”. Ngay trong nước Trung Quốc hiện tại, các dân tộc thiểu số cũng có những sử thi của mình như “Vua Giang Cách Nhĩ” của tộc Tạng, “Mai Cát”, “Tra mẫu” của tộc Di, “Sáng thế ký” của dân tộc Nạp Tây, “Miêu tộc cổ ca” và “Miêu tộc sử thi” của tộc Miêu, …

Nhưng so sánh với các thần thoại và sử thi của các dân tộc nói trên, xem xét những tài liệu hiện có, ta thấy dân tộc Hán dường như chưa sáng tác được những sử thi của mình. Hoặc có thể nói, ngoài “Thi. Đại nhã” có một số đoạn đơn giản có thể coi là những lời giáo huấn đạo đức có liên quan đến sự ra đời và kiến tạo cơ nghiệp của tộc Chu, người xưa chưa giữ lại cho chúng ta  những tài liệu nào có liên quan đến sử thi.

Gắn bó mật thiết không thể tách rời với sử thi là thần thoại.  Theo một ý nghĩa nào đó, sử thi chính là  sự kéo dài của thần thoại. Mac đã từng nói thần thoại Hy Lạp là cái nôi sản sinh ra sử thi Hômerơ. Theo cách suynghĩ ấy, không ít người cho rằng, sự thiếu hụt của sử thi dân tộc Hán là kết quả của ngọn nguồn thần thoại không có một hệ thống hoàn chỉnh.

thần thoại là sản phẩm của sự trở về nguồn cội và tưởng tượng, có tính chất nguyên sơ, nó giống như nhu cầu của thuỷ tổ loài người. Sự phát triển đa nguyên văn hoá  là hiện tượng  sau khi văn minh đã dần triển khai. Trong nhịp bước của văn minh khi xã hội vào buổi đầu còn vô cùng non nớt, văn hoá của các dân tộc ở mọi  nơi đều còn là đơn nhất. Điều này đã được phần lớn những tài liệu nhân loại học chứng minh và cũng được nhiều các nhà lịch sử văn hoá nổi tiếng thừa nhận.  “Tân khoa học” của Wecker đã được viết cơ bản theo những suy nghĩ này. Chúng ta chưa có lý do để cho rằng, trong lịch sử thế giới, chỉ có dân tộc Hán những sáng tạo thần thoại quá ít  không đủ cho sử thi ra đời. 

Con người sở dĩ có thể cáo biệt thế giới động vật  vì trong quá trình tự thân tiến hoá đã sáng tạo ra thế giới tinh thần. Sáng tạo ra thế giới tinh thần,  con người may mắn có được là cảm nhận về thời gian và không gian, cái mà các loài động vật khác không có được. Nhưng cảm nhận về không gian và thời gian của người xưa  là vô cùng thô sơ và mơ hồ, họ chưa có khái niệm về  năm tháng, chỉ có sự phân biệt xưa và nay; họ không có sự rạch ròi về không gian chỉ có phân biệt chỗ này và chỗ kia. chính vì thế, họ có khả năng huyễn tưởng, thần thoại cũng đã có đủ điều kiện để ra đời.

Nhân loại vào buổi đầu sở dĩ có thể sáng tạo ra mjtg thần thoại  bên ngoài thế giới của mình để đáp ứng nhu cầu tâm linh, còn có một nguyên nhân quan trọng là họ tưởng tượng vạn vật trong thế giới tự nhiên đều có linh hồn, tưởng tượng quan hệ giữa  bản thân loài người và vật tự nhiên là quan hệ bình đẳng hoà trộn, coi cuộc sống tưởng tượng là một quá trình không có điểm kết thúc.  Đây là kiểu tư duy chung của loài người vào buổi đầu, Wecber gọi đó là “huyễn học thô sơ” hoặc “trí tuệ mang tính thơ”. Hơn nữa, cách hiểu tính thơ của sinh mệnh với tự nhiên không chỉ là điều kiện sản sinh ra thần thoại, bản thân cách hiểu giàu chất thơ chính là thần thoại. Nội dung thần thoại các dân tộc ở mọi nơi  đại đồng tiểu dị ở hiện tượng  này cũng chứng minh đầy đủ tính chung của tinh thần người nguyên thuỷ và con người buổi đầu văn minh  và thần thoại tất nhiên tồn tại phổ biến trong sự thực văn hoá này.Ctr thấy, thời viễn cổ, dân tộc Hán đã có thần thoại  phong phú và đầy đủ hơn so với những gì chúng ta biết hiện nay, cũng có sử thi như những dân tộc khác. Sự khác nhau là,  so với dân tộc như Cổ Hy Lạp,  thần thoại và sử thi  được sự bảo vệ của hai lực lượng là tinh thần Tửu thần và thống trị thần quyền nên được lưu truyền. Vì phẩm chất văn hoá của sử thi và thần thoại,  về một ý nghĩa nào đó cũng chính là tinh thần tửu thần.  Thần rượu và thần Mặt trời là hai thần đối lập, đến tinh thần Apôlô đại diện cho  lý tính và trật tự cũng rất khó làm mất đi xúc động và “trí tuệ đầy chất thơ” nguyên thuỷ ăn sâu vào tâm linh dân tộc, sự độc lập thống trị của thần quyền  với vương quyền  là chỗ dựa cho điều đó tồn tại. Ở dân tộc Hán, sự lớn mạnh dần là sức mạnh làm tiêu tan tinh thần tửu thần, là sức mạnh  được chính trị hoá, luân lý hoá của lý trí và thực dụng. Sức mạnh này coi thần thoại và sử thi là mông muội và dị đoan, coi đó là ký ức hoang đường  của thời viễn cổ hồng hoang (các nhà phân tích tinh thần đã từng coi thần thoại và sử thi là “ký ức tập thể” của cộng đồng nguyên thuỷ), cũng như thế, họ không cho phép  lưu truyền  sử thi và thần thoại, hoặc là  không cho phép chúng được lưu truyền với diện mạo ban đầu.

Hômerơ, tác giả của bộ sử thi Hômerơ  có thật hay không, vào thời cận hiện đại điều này đã được nhiều học giả phương Tây tranh cãi. Nhưng người cổ Hy Lạp lại cho rằng Hômerơ là có thật, lại là một người mù. Hy Lạp vào thế kỷ 8 đến thế kỷ 6 trước Công nguyên, có người vừa đi vừa ngâm thơ. Họ cầm đàn dạo chơi, ở cung đình hoặc giữa nơi dân gian họ diễn xướng các truyền thuyết  trong đó kể sự tích các thần hoặc các anh hùng. Sự bảo tồn của thần thoại và sử thi Hy Lạp có quan hệ chặt chẽ mật thiết với những nhà thơ vừa đi vừa ngâm vịnh ấy.

Trong các tài liệu của Trung Quốc cổ đại cũng ghi chép về những nhà thuộcơ mù thời thượng cổ. Cuốn “Quốc ngữ. Sở ngữ thượng” viết: “Sử không thể thiếu sách, mù không thể thiếu ngâm vịnh”; lại viết: “trước khi chết phải được sự dẫn đường của người ngâm sử mù.”. Gần đấy học giả Cố Hiệt Cương dựa vào “Quốc ngữ. Tấn ngữ” hai lần nhắc tới người mù và cho rằng: “Hai lần đoạn văn nhắc tới người vịnh sử mù cho ta thấy rằng chắc chắn đã có sách ghi chép về thơ ca của người ấy nên mọi người mới quen như vậy.”[1]

Một hiận tượng văn hoá rất được coi trọng là: Hômerơ là người mù, “cổ” cũng là người mù. Nguyên nhân đại khái là người mù thường có khả năng cảm thụ âm nhạc mạnh hơn người bình thường, lại có sức nhớ tốt hơn. Hơn nữa,  người xưa để sự tích của truyền thuyết trong khi truyền tụng không bị mất và dễ ghi nhớ, đã sớm đem sử thi và âm nhạc kết hợp làm một. Ưui thế sinh lý c rngf mù tự nhiên đã đảm đương được sự phân công của xã hội. Họ dùng phương thức giống nhau trong dana gian hoặc cung đình để kể lại sự tích anh hùng của đời trước. Cuốn “Mạnh Tử. Ly lậu hạ” viết: “Vì sự ngăn cản của vua mà thơ bị mất, về sau tới đời Xuân Thu lại được  làm lại.” Hai câu này của Mạnh Tưtrước đây nếu không bị các nhà kinh học xem thường thì cũng bị hiểu một cách gượng ép. Trên thực tế, nó vừa nói một cách ngắn gọn, vừa hợp lôgic về sự diệt vong của sử thi Trung Quốc cổ đại.

Tư Mã Thiên giải thích “vương giả chi tích” chính là “vương tích” hoặc “vương đạo” không đúng. Chu Tuấn Thanh đời Thanh cho rằng  “tích” là viết sai chữ “ngột”.  Cuốn “Thuyết văn” giải thích chữ “ngột”  là “cổ chi tù nhân, dĩ mộc đạc ký thi ngôn” (người thợ chuyên khắc gỗ để chép sử thi đời xưa). “Tử truyện” dẫn “Hạ thư” viết: “Tù nhân dĩ mộc tuần vu lộ” (người khoẻ mạnh chuyên vần gỗ qua đường). Đỗ Dự đời Tấn trong “Xuân Thu Tả truyện tập giải” chú thích: “Tù nhân, hành nhân chiq uan dã. Mộc đạc, mộc thiệt kim  linh. Tuần vu lộ, cầu ca dao chi ngôn” (Đó là một vị quan hành phán lấy việc khắc gỗ, khắc chữ ghi ở đường để tìm lấy lời ca dao). Không nghi ngờ gì nữa, “người thợ khắc gỗ”, “nhà ngâm thơ mù” và “nhà thơ mù” đi chu du ngâm vịnh thực chất là một. Những lời thơ mà người  ngâm sử mù kia tìm kiếm và ngâm ngợi  có lẽ khônghoành tráng khí phách và và mang sắc thái lãng mạn như sử thi của Hômerơ mà chỉ mang tính chất phục vụ bọn vua quan cung đình. Nhưng sự biến mất của “nhà ngâm sử mù”, “sự diệt vong của thi” và “người Xuân Thu làm lại” đã chứng minh sự phát triển của văn minh Trung Quốc và sự chuyển biến trong xu hướng phát triển văn học. Những văn nhân “tín sử” lý tính đã được thay thế cho sự hỗn độn của sử thi buổi sơ khai.

Trong quá trình chuyển biến của tinh thần văn minh này, thần thoại dần dần đã lẫn vào  truyền thuyết dã sử, lẫn vào các tài liệu mang màu  sắc kỳ ảo như  “Sơn hải kinh”, “Mục thiên tử truyện”. Những tư liệu “kinh điển” của dân tộc Hán từ đó không còn chỗ cho thần thoại nữa, sử thi không còn cần thiết và khả năng tồn tại. Luân lý lý tính hoá và chính trị không cần đến  sự chân thực và sức mạnh tuỳ hứng của thời nguyên thuỷ nữa, ngước lại cần trnáh sự bi thương đau khổ của tổ tiên. Nỗi đau khổ mang tính bản nguyên của con người và dân tộc,  bi thương và niềm vui, dòng máu hiến thân của những anh hùng để tiêu diệt những thế lực hoành hành ngang ngược cho tới sự tự an ủi vỗ về để tăng sức mạnh cho bản thân  đã bị những quy phạm mang tính giáo hoá của người đời sau thay thế.      Cũng không còn khả năng sáng tạo ra chỉ tới định mệnh của nguyên sơ, chỉ tới mở rộng cảm tính, chỉ tới sáng tạo và huỷ diệt, chỉ tới tôn giáo do trời mở, chỉ tới mở mang mông muội, thức tỉnh bi kịch của nỗi sợ hãi của nhân bản và sử thi.

[1]Cố Hiệt Hương: “Tả khâu thất minh”, xem “Sử lâm tạp thức sơ biên”

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here